2.2.3.1. Nguồn nhân lực phân tích tài chính
Hiện tại, toàn bộ công tác kế toán tài chính tại hệ thống thời trang Seven.am đều do Phòng kế toán đảm nhiệm. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi ghi chép, quản lý các công việc tài chính hằng ngày của Công ty. Phòng kế toán cũng là bộ phận lập các báo cáo tài chính, các kế hoạch tài chính để trình Ban Giám đốc xem xét. Việc đƣa ra các quyết định về quản lý tài chính thuộc thẩm quyền của Ban Giám đốc.
Phòng kế toán là nơi chịu trách nhiệm về việc phân tích tình hình tài chính và lập các kế hoạch tài chính cho Công ty. Dựa vào các thông tin kế toán đƣợc tổng hợp và xử lý, các chỉ số tài chính sẽ đƣợc tính toán, tổng hợp thành báo cáo định kỳ theo quy định.
Các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc đặt ra hàng năm trong các kế hoạch tài chính năm. Phòng kế toán xây dựng chỉ tiêu kế hoạch này dựa trên các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty đã đƣợc thông qua. Sau khi kế hoạch đã đƣợc thông qua, phòng kế toán sẽ phối hợp với các phòng ban khác thể chế hóa kế hoạch, giao khoán chỉ tiêu cho các bên liên quan.
Phòng Tài chính kế toán của Công ty theo đúng định biên đề ra gồm 18 vị trí theo sơ đồ 2 dƣới đây. Tuy nhiên hiện nay phòng kế toán chỉ có 15 ngƣời, trong đó có một kế toán trƣởng làm trƣởng phòng, phụ trách việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán ở Công ty, quản lý và kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của Công ty và xƣởng sản xuất. Phó phòng phụ trách kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành. Các thành viên khác trong phòng phụ trách các công tác: Thủ quỹ, kế toán NVL, CCDC, kế toán thanh toán-kế toán thuế, kế toán lƣơng và đội ngũ các kế toán bán hàng. Tại xƣởng sản xuất có bộ phận kế toán sản xuất thực hiện hạch toán độc lập và báo sổ cho Công ty.
6
Sơ đồ 2-2 Sơ đồ phòng kế toán hệ thống thời trang Seven.am
KTTH (nội bộ) KTBH 1 KTBH 2 KTBH 3 KTBH 4 KT NH KTBH 5 KTTH (thuế) KTT 2 (Cty TM) KTT (Cty SX) KTT 1 (Cty TM) Chi phí Giá thành KT giá thành TSCĐ CCDC SPDD Thành phẩm KT lƣơng Thủ kho NVL Định mức SX KT kho Phải thu Phải trả KT công nợ Phó phòng Trƣởng phòng
7
Theo quy chế quản lý tài chính của Công ty, phòng kế toán sẽ trực tiếp theo dõi, xử lý và tổng hợp các thông tin kế toán hàng ngày. Các kế toán viên tại phòng có nhiệm vụ tổng hợp số liệu trong phạm vi lĩnh vực mình phụ trách. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ là ngƣời tập hợp các thông tin cần thiết để xây dựng các chỉ số tài chính, lập báo cáo tài chính.
Kế toán trƣởng là ngƣời sử dụng các thông tin đó để lập các báo cáo trình lên Ban Giám đốc. Đơn vị cấp dƣới sẽ phải nộp báo cáo tình hình tài chính của đơn vị mình tổng hợp theo quý. Đây là những thông tin tài chính quan trọng phục vụ cho việc ra quyết định của ngƣời quản lý.
Hoạt động của phòng kế toán đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị nhƣ máy móc, hệ thống sổ sách, đƣợc hỗ trợ bởi các phần mềm phù hợp. Công việc mang tính chất chuyên môn hóa là một yếu tố giúp cho hoạt động tài chính kế toán hàng ngày đạt đƣợc hiệu suất và chất lƣợng cần thiết.
Với đặc thù là chuỗi hệ thống bán lẻ, phòng kế toán luôn phải đảm bảo cân đối và phân phối nguồn tài chính, lƣu chuyển tiền tệ và hàng hóa giữa các showroom, phân phối luồng tài chính sao cho hiệu quả, không bị đọng vốn, tối đa hóa vòng quay vốn. Tuy nhiên, hiện tại nguồn nhân lực phòng kế toán hiện chƣa đáp ứng đƣợc về số lƣợng cũng nhƣ về trình độ chuyên môn, dẫn tới việc vòng quay vốn chƣa đƣợc thực sự lƣu thông và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp bách về báo cáo quản trị.
2.2.3.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty
Trong quá trình phân tích tài chính hệ thống thời trang Seven.am, nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp là các báo cáo tài chính các năm 2016, 2017, 2018; kế hoạch thực hiện năm 2020. Hai báo cáo có vai trò quan trọng nhất là: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh và Bảng cân đối kế toán. Nguồn thông tin bên ngoài bao gồm các chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các chỉ số về kinh tế - xã hội, các thông tin tài chính, chính sách thƣơng mại.
Để có thể hiểu đƣợc tình hình tài chính của hệ thống thời trang Seven.am cũng nhƣ có cơ sở đánh giá hiệu quả quản lý tài chính của hệ thống, ta sẽ phân tích sơ
8
qua về tình hình tài chính của hệ thống thông qua các chỉ tiêu tài chính nhƣ: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về khả năng hoạt động, chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng sinh lời và phân phối lợi nhuận.
Phân tích sơ lƣợc về tình hình tài chính của hệ thống thời trang Seven.am, ta có bảng cơ cấu tài sản – nguồn vốn của hệ thống đƣợc trình bày trong bảng 1 và bảng 2 dƣới đây.
9
Bảng 1: Bảng cơ cấu tài sản của Công ty năm 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN 2016 2017 2018
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng A TÀI SẢN NGẮN HẠN 337,580 89.6% 357,998 89.3% 279,990 80.9%
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 190,868 50.6% 190,252 47.5% 27,774 8.0%
II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 49,340 13.1% 50,500 12.6% 44,631 12.9%
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 10,555 2.8% 10,892 2.7% 11,232 3.2%
IV. Hàng tồn kho 86,690 23.0% 106,262 26.5% 196,353 56.7%
V. Tài sản ngắn hạn khác 128 0.0% 92 0.0% - 0.0%
B TÀI SẢN DÀI HẠN 39,393 10.4% 42,684 10.7% 66,297 19.1%
II. Tài sản cố định 21,718 5.8% 13,766 3.4% 19,716 5.7%
Nguyên giá TSCĐ 60,158 16.0% 55,466 13.8% 96,909 28.0%
Giá trị hao mòn lũy kế (38,440) -10.2% (41,700) -10.4% (77,193) -22.3%
IV. Tài sản dở dang dài hạn 518 0.1% 7,484 1.9% 4,269 1.2%
VI. Tài sản dài hạn khác 17,158 4.6% 21,434 5.3% 42,312 12.2%
Tổng cộng tài sản 376,973 100.0% 400,682 100.0% 346,287 100.0%
0
Bảng 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty năm 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
NGUỒN VỐN 2016 2017 2018
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng A. NỢ PHẢI TRẢ 23,815 6.3% 27,272 6.8% 49,008 14.2%
I. Nợ ngắn hạn 23,815 6.3% 27,272 6.8% 49,008 14.2%
1 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn - 0.0% 4,836 1.2% 555 0.2%
2 Phải trả ngƣời bán ngắn hạn 4,095 1.1% 5,270 1.3% 19,887 5.7%
3 Nợ định kỳ (Nợ ngắn hạn khác) 19,720 5.2% 17,166 4.3% 28,566 8.2%
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 353,158 93.7% 373,410 93.2% 297,279 85.8%
I. Vốn chủ sở hữu 353,158 93.7% 373,410 93.2% 297,279 85.8%
1 Vốn góp của chủ sở hữu 38,400 10.2% 71,760 17.9% 102,930 29.7%
4 LNST chƣa phân phối và các quỹ khác 314,758 83.5% 301,650 75.3% 194,349 56.1%
Tổng cộng nguồn vốn 376,973 100.0% 400,682 100.0% 346,287 100.0%
1
Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2016-2018
Đơn vị: triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018
2016/2017 2017/2018 +/- % +/- %
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 753,565 724,110 999,462 (29,455) -3.91% 275,352 38.03% 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 233,153 251,932 400,347 18,780 8.05% 148,415 58.91%
3 Doanh thu thuần về bán hàng 520,413 472,178 599,115 (48,235) -9.27% 126,937 26.88% 4 Giá vốn hàng bán 235,153 219,290 346,746 (15,863) -6.75% 127,456 58.12%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 285,260 252,888 252,369 (32,372) -11.35% (519) -0.21% 6 Doanh thu hoạt động tài chính 5,793 6,604 17,931 812 14.01% 11,327 171.52%
7 Chi phí tài chính 490 16 315 (474) -96.73% 299 1868.75%
8 Chi phí bán hàng 116,865 112,244 163,188 (4,621) -3.95% 50,944 45.39% 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26,358 28,686 47,226 2,329 8.83% 18,540 64.63%
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 147,340 118,546 59,571 (28,794) -19.54% (58,975) -49.75%
11 Thu nhập khác 3,015 4,576 7,092 1,561 51.77% 2,516 54.98%
12 Chi phí khác 198 2,584 1,572 2,387 1208.35% (1,012) -39.16% 13 Lợi nhuận khác 2,818 1,992 5,520 (826) -29.30% 3,528 177.11%
15 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 150,158 120,538 65,092 (29,620) -19.73% (55,446) -46.00% 16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,310 1,636 3,324 326 24.89% 1,688 103.18%
18 Lợi nhuận sau thuế TNDN 148,848 118,902 61,768 (29,946) -20.12% (57,134) -48.05% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2016 – 2018 Công ty cổ phần MHA)
2
a) Sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản
Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản là việc so sánh giữa các năm cả về số tuyệt đối lẫn số tƣơng đối của tổng tài sản cũng nhƣ chi tiết đối với từng loại tài sản, qua đó thấy đƣợc sự biến động về quy mô kinh doanh cũng nhƣ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ta cũng cần xem xét sự biến động của từng khoản mục có ảnh hƣởng đến tổng tài sản và đến khoản mục khác. Cụ thể nhƣ sự ảnh hƣởng của tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn đến khả năng đối phó với các khoản nợ, sự biến động của hàng tồn kho, sự biến động của các khoản phải thu ảnh hƣởng tới công việc thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Sự biến động của tài sản cố định cho ta thấy quy mô và năng lực sản xuất của công ty.
Cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn 2016-2018 đƣợc thể hiện trong Bảng 1. Theo đó, tỷ trọng tài sản của hệ thống chủ yếu là tài sản ngắn hạn. Cơ cấu tài sản ngắn hạn thƣờng xuyên chiếm trên 80% giá trị tổng tài sản, phân bổ tƣơng đối đồng đều vào các khoản mục tiền, đầu tƣ tài chính và có xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu tài sản theo hƣớng tăng hàng tồn kho do những năm gần đây hệ thống mở rộng chuỗi kinh doanh, tăng số lƣợng điểm bán và đại lý. Lƣợng hàng tồn kho lớn là khoản dự phòng đáp ứng những khách hàng, thị trƣờng có nhu cầu ngay. Tuy nhiên, lƣợng hàng tồn kho nhiều sẽ làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần có những biện pháp hữu hiệu, cụ thể nhƣ giảm giá, đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho để giảm các khoản này trong các năm tiếp theo (về số tƣơng đối, vì cùng với sự gia tăng quy mô sản xuất và thị trƣờng của công ty thì số tuyệt đối của các khoản này cũng tăng). Chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hai khoản trên trong cơ cấu tài sản ngắn hạn là khoản phải thu khách hang. Đặc thù của hệ thống là chuỗi bán lẻ. khách hàng thanh toán tiền mặt ngay khi nhận đƣợc sản phẩm, do đó cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu tập trung vào các khách hàng đại lý hoặc bán buôn.
Tài sản dài hạn của hệ thống chủ yếu tồn tại dƣới dạng đầu tƣ cơ bản vào chuỗi showroom và đầu tƣ vào hệ thống tài sản cố định tại cửa hàng, xƣởng may và công ty.
3
Để xem xét cụ thể hơn kết cấu của tài sản, phân tích diến biến tình hình tài sản và kết cấu tài sản nhƣ sau
Hình 2.1: Biến động cơ cấu tài sản 2015-2018
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tổng tài sản của Công ty tăng lên từ 269.068 triệu đồng năm 2015 lên 400.682 triệu đồng năm 2017 tƣơng ứng 48,9% so với năm 2015, giảm đột ngột trong năm 2018 xuống còn 346.287 triệu đồng, tƣơng ứng 13,6% so với năm 2017. Lƣợng tổng tài sản tăng đáng kể tập trung ở tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là khoản mục tiền và khoản mục hàng tồn kho đồng thời với việc tăng tài sản cố định và khoản mục sản phẩm dở dang. Sự giảm dần đi của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty qua ba năm chứng tỏ công ty đã có biện pháp điều chỉnh cơ cấu tài sản để tăng vốn đầu tƣ vào đổi mới dây chuyền sản xuất, mở rộng thị trƣờng, tăng số lƣợng điểm bán.
Việc giảm mạnh của tổng tài sản năm 2018 chủ yếu do khoản mục tiền và tƣơng đƣơng tiền và khoản mục đầu tƣ tài chính ngắn hạn. Sự sụt giảm đột ngột này là do trong năm 2018 Công ty thực hiện giải phóng một số sổ tiết kiệm của ngân hàng để một phần thực hiện chia lợi nhuận cho cổ đông bằng tiền mặt, một phần đƣa vào đầu tƣ mở rộng hệ thống. Tiền là khoản ít sinh lời trong tài sản lƣu động,
4
công ty chỉ cần giữ một lƣợng vốn bằng tiền đủ đảm bảo khả năng thanh toán. Vì vậy, quyết định của công ty là rất đúng đắn
Rõ ràng là, cơ cấu tài sản của Công ty qua mỗi năm đã có những thay đổi theo hƣớng hợp lý hơn. Tuy nhiên công ty cần chú ý đến việc cân đối lại giữa các khoản mục, tang lƣợng TSCĐ, giảm lƣợng hàng tồn kho và chú ý đến tỷ trọng tiền mặt của công ty để đảm bảo khả năng thanh toán.
b) Sự biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích sự biến động về quy mô và cơ cấu nguồn vốn là xem xét đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn qua các năm. Nội dung phân tích này cho biết trong một thời kỳ kinh doanh, nguồn vốn tăng giảm bao nhiêu, tình hình sử dụng vốn nhƣ thế nào, các nhân tố nào ảnh hƣởng đến sự tăng giảm nguồn vốn và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy đƣợc mức độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp và đƣa ra giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả.
Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 đƣợc thể hiện trong Bảng 2-3. Xem xét tình hình nguồn vốn trong 3 năm qua, ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nhƣ vậy có thể thấy tài sản của Công ty và việc gia tăng tài sản trong những năm gần đây phần lớn đƣợc tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2016 vốn CSH là 353.158 triệu đồng, đến năm 2018 đã tăng lên tới 102,930 triệu đồng, tƣơng ứng mức tăng tới . Mức tăng của vốn CSH chủ yếu đi từ lợi nhuận chƣa phân phối của các năm trƣớc đƣợc đƣa vào tái đầu tƣ mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh năm sau
Qua bảng 2-3 ta thấy trong giai đoạn 2016-2018, quy mô nguồn vốn thay đổi không nhiều. Năm 2016, tổng nguồn vốn là 3763.973 triệu đồng, trong đó 93,7% là vốn chủ sở hữu. Năm 2017 tổng nguồn vốn tăng 23.710 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng 6.29% so với năm 2016, trong đó chủ yếu là do cắt từ lợi nhuận chƣa phân phối để lại, chứng tỏ trong năm 2016 công ty hoạt động có hiệu quả. Năm 2018 tổng nguồn vốn giảm xuống 54.395 triệu đồng, tƣơng ứng mức giảm 13,58% so với năm 2017. Mức giảm này là do cắt bớt lợi nhuận chƣa phân phối để chia cho
5
các cổ đông bằng tiền mặt, một phần đƣa vào tăng vốn chủ sở hữu. Mặt khác, cơ cấu nguồn vốn trong năm 2018 cũng có sự thay đổi khi tỷ lệ Nợ ngắn hạn tăng lên thay thế cho vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng cơ cấu ta có thể thấy doanh nghiệp chỉ sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn. Điều này là do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với chu kỳ kinh doanh thấp, việc quay vòng vốn nhanh nên có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có hiệu quả.
Để thấy rõ tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp và để đánh giá đƣợc khả năng tự chủ về vốn thì cần phân tích các chỉ tiêu ảnh hƣởng đến các khoản mục trong tổng nguồn vốn và sự biến động của các chỉ tiêu. Từ đó công ty có thể xây dựng một cơ cấu vốn tối ƣu nhất.
c) Biến động về doanh thu
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả kinh doanh của Công ty năm 2015- 2018