Số lượng sản phẩm bảo hiểm bancassurance cho biết số lượng sản phẩm của bancassurance đó cung cấp ra bên ngoài thị trường. Số lượng sản phẩm càng nhiều thì biểu thị sự nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm của khách hàng đồng thời cũng thể hiện năng lực bảo hiểm của doanh nghiệp đó.
VBI bắt đầu hoạt động từ 2008 sau khi kế thừa 5 năm nền tảng của liên doanh bảo hiểm ngân hàng Công Thương- công ty bảo hiểm châu Á. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi mới hoạt động và triển khai bancassurance,sản phẩm bảo hiểm là các sản phẩm truyền thống, không có sự khác biệt so với các sản phẩm của các công ty bảo hiểm khác trên thị trường.
Trong điều kiện thị trường có nhiều khó khăn và có tính cạnh tranh cao, nhu cầu bảo hiểm và yêu cầu về sản phẩm và đòi hỏi về quyền lợi sản phẩm của người sử dụng cũng cao hơn, VBI đã có những đánh giá và phân tích để cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới dựa trên nền các sản phẩm bảo hiểm cơ bản để tăng tính cạnh tranh và thu hút với khách hàng.
Nếu như năm 2008, hệ thống sản phẩm bảo hiểm của VBI chỉ có 14 sản phẩm thì tính đến thời điểm cuối năm 2016 tổng số các sản phẩm bảo hiểm phân phối theo hình thức bancassurance đã lên tới 45 sản phẩm các loại chia thành các nhóm loại hình bảo hiểm.
Bảo hiểm con người
Đến thời điểm hiện tại, ngoài 2 sản phẩm bảo hiểm truyền thống là bảo hiểm tai nạn cá nhân 24/24 và bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe,VBI hiện tại đã có mườisản phẩm liên quan đến bảo hiểm con người.
Từ loại hình bảo hiểm tai nạn truyền thống cho người lao động, VBI đã mở rộng thêm các sản phẩm về tai nạn khác, phục vụ nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng. Cụ thể, hiện tại có sản phẩm:
Bảo hiểm tai nạn toàn diện học sinh, sinh viên
Bảo hiểm bồi thường người lao động
Bảo hiểm tai nạn hành khách ngồi trên xe
Bảo hiểm thủy thủ, thuyền viên
Bảo hiểm du lịch quốc tế
Nhờ có sự đa dạng về sản phẩm mà bảo hiểm con người của VBI đã đáp ứng được nhiều hơn yêu cầu của khách hàng và biến sản phẩm bảo hiểm con người trở thành một sản phẩm chủ lực của VBI. Năm 2013, nắm bắt được nhu cầu về cho vay tiêu dùng cá nhân của Ngân hàng Công Thương, VBI đã song song cho ra đời sản phẩm bảo hiểm tín dụng cá nhân tích hợp với sản phẩm tín dụng của ngân hàng và
gắn sản phẩm này vào gói tín dụng của Ngân hàng với tên gọi bảo hiểm Vietincare.
Cốt lõi của sản phẩm này là từ loại hình của sản phẩm bảo hiểm tín dụng.Sản phẩm này được coi như sản phẩm bổ trợ, đảm bảo cho sự an toàn của ngân hàng đồng thời bảo vệ tài chính đối với tài sản của khách hàng trong trường hợp họ qua đời trước khi trả hết nợ. Sự ra đời của sản phẩm bảo hiểm Vietincare đã đem lại sự bùng nổ về doanh thu của sản phẩm bảo hiểm con người.
liền với khách hàng gửi tiền tại ngân hàng.Đây không còn là sản phẩm mới trên thị trường tuy nhiên sản phẩm này tạo ra bước đột phá so với các sản phẩm khác của công ty bảo hiểm khác trên thị trường do phạm vi bảo hiểm của sản phẩm không chỉ bảo hiểm cho khách hàng gửi tiền mà còn bảo hiểm cho người phụ thuộc. Phí bảo hiểm của sản phẩm này do ngân hàng trả và được khấu trừ vào lãi tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Bảo hiểm con người không chỉ gắn liền với bảo hiểm sinh mạng mà bảo hiểm con người còn là các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Nắm bắt được xu hướng mới và
nhu cầu lên cao của thị trường, năm 2013, VBI chính thức ra đời sản phẩm bảo
hiểm VBIcare.So với các sản phẩm bảo hiểm về con người khác, VBIcare có mức phí tương đối cao gắn với những quyền lợi chăm sóc cao cấp. Vì vậy, bước đầu với sản phẩm này VBI chỉ phục vụ cho nhu cầu nội ngành là các cán bộ đang công tác trong hệ thống Vietinbank.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm con người của VBI qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên VBI năm 2008, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016)
Nhờ những thay đổi trong chính sách về sản phẩm mà doanh thu phí từ bảo hiểm con người cũng đã có những mức tăng vượt trôi. Theo số liệu báo cáo, năm
2008 2012 2013 2014 2015 2016 0 20 40 60 80 100 120 0.35 2.15 8.3 55.2 93.78 97.74
2008, mốc doanh thu của bảo hiểm này là 0,35 tỷ đồng . Nếu như năm 2012, doanh thu thuần từ bảo hiểm con người từ 2,15 tỷ đồng thì tới năm 2013 con số này đã tăng lên 8.3 tỷ đồng, tăng gần 400%. Năm 2013 được coi là năm bản lề của sự ra đời những sản phẩm mới.Nhờ vậy, chỉ sau 2 năm, năm 2015 doanh thu phí đạt 93,78 tỷ đồng, tăng trưởng 74,4% so với 2014, và gấp gần 7 lần so với 2013, và cho tới năm 2016, số tiền doanh thu vẫn tiếp tục tăng lên đạt 97,74 tỷ đồng. [2]
Trong tỷ trọng doanh thu con người, các sản phẩm bảo hiểm bán chéo bancassurance chiếm tỷ lệ cao, áp đảo so với các sản phẩm truyền thống. Theo số liệu thống kê của năm 2016, tỷ trọng các sản phẩm con người như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh thu các sản phẩm bảo hiểm con người năm 2016 Doanh thu: tỷ VNĐ
STT Sản phẩm Doanh thu Tỷ trọng
1 Bảo hiểm tai nạn 24/24 giờ 3,9 3,9%
2 Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người
ngồi trên xe
8,5 8.,69%
3 Bảo hiểm tai nạn toàn diện học sinh,
sinh viên
4,7 4,8%
4 Bảo hiểm bồi thường người lao động 1,2 1,23%
5 Bảo hiểm tai nạn hành khách ngồi
trên xe
04 0,4%
6 Bảo hiểm thủy thủ, thuyền viên 0,12 0,12%
7 Bảo hiểm du lịch quốc tế 0,8 0,82%
8 Vietincare 24,12 24,67%
Biểu đồ2.2 : Tỷ trọng các sản phẩm con người của VBI năm 2016
(Nguồn: Báo cáo thường niên VBI năm 2016)
Có thể thấy, các sản phẩm bảo hiểm tích hợp đã đem lại nguồn doanh thu trên 50% trên toàn các sản phẩm bảo hiểm con người.
Nói về tính hiệu quả của sản phẩm bảo hiểm phải xét đến tỷ lệ bồi thường của các sản phẩm.
Biểu đồ 2.3: Doanh thu& bồi thường bảo hiểm con người năm 2014, 2015 và 2016 Đơn vị: Tỷ đồng 24.67 7.36 47.88 20.09 Vietincare Tích lũy cho con VBIcare Các sản phẩm khác 2014 2015 2016 0 20 40 60 80 100 120 53.7 93.78 97.74 4.6 21.82 23.34 Bồi thường Doanh thu
(Nguồn: Báo cáo tài chính VBI các năm 2014, 2015, 2016)
Không chỉ làm gia tăng doanh thu bảo hiểm mà các sản phẩm đóng gói bán cùng ngân hàng còn làm gia tăng thêm 5000 khách hàng mới. Đặc biệt, từ 2015 VBI đã triển khai toàn diện sản phẩm VBIcare cho 20,000 cán bộ và người nhà Vietinbank.
Định hướng trong thời gian tới, VBI sẽ tiếp tục triển khai sản phẩm bảo hiểm sức khỏe bán lẻ cho khách hàng cá nhân của Vietinbank và các ngân hàng hợp tác như Oceanbank, GPbank.Đây là nguồn khách hàng có số lượng lớn và hứa hẹn tiềm năng.
Ngoài các sản phẩm bancassurance nêu trên, VBI cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển các sản phẩm truyền thống như các doanh nghiệp bảo hiểm khác để không chỉ phục vụ cho khách hàng thuộc hệ thống Vietinbank mà còn cả khách hàng bên ngoài hệ thống.
Bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới bao gồm bảo hiểm xe mô tô-gắn máy và bảo hiểm xe ô tô. Đây là loại hình bảo hiểm truyền thống dễ khai thác và đem lại doanh thu cao nhất cho hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm. Hiện tại bảo hiểm xe cơ giới gồm 2 loại sbảo hiểm chính là: bảo hiểm vật chất xe cơ giới và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. VBI hiện tại có cả 2 loại hình bảo hiểm này. Doanh thu sản phẩm xe cơ giới đem lại luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh thu của các nghiệp vụ. Theo báo cáo năm 2015, trong tỷ trọng doanh thu xe cơ giới thì doanh thu vật chất xe chiếm tới trên 95,6% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới, các nghiệp vụ bảo hiểm khác liên quan đến xe cơ giới đạt 7,04 tỷ chiếm 4,4% tổng doanh thu. [2]
Trong hai năm 2015 và 2016, nhằm mang lại nhiều ưu đãi về phí bảo hiểm, VBI đã triển khai hàng loạt các chương trình khuyến mại kết hợp với các chương trình của Vietinbank như: “Ngàn xe sang vui Tết”, “Lãi hè giảm nhiệt”…Các chương trình khuyến mại này đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
doanh thu và quảng bá sản phẩm song hành cùng với sản phẩm tín dụng của ngân hàng.
Trong thời gian tới, bảo hiểm xe cơ giới vẫn sẽ là bảo hiểm mũi nhọn của VBI chiếm tỷ trọng doanh thu lớn trên toàn nghiệp vụ. Để có thể đẩy mạnh doanh thu và tạo ra sự khác biệt cho nhóm sản phẩm này trên thị trường, cuối năm 2016. Bộ phận phát triển sản phẩm của VBI đã cho ra đời sản phẩm bảo hiểm kết hợp xe cơ giới trong gói sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân, bán kèm cùng sản phẩm bảo hiểm tài sản cho căn hộ cho khách hàng vay vốn mua căn hộ của Vietinbank. Dự kiến trong Quý 1 của năm 2017, VBI sẽ triển khai sản phẩm này ra ngoài thị trường và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều tiềm năng khai thác.
Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu của VBI. Các sản phẩm bảo hiểm tài sản gồm có: bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Tỷ trọng của bảo hiểm tài sản chiếm trung bình khoảng 25% trong doanh thu toàn sản phẩm[2].Căn cứ trên nền tảng bảo hiểm tài sản truyền thống, VBI đã cho ra đời thêm một số sản phẩm tích hợp với các gói sản phẩm tín dụng của Ngân hàng.
Năm 2014, VBI đã triển khai sản phẩm bảo hiểm nhà tư nhân với tên gọi
Vietinhome. Sản phẩm bảo hiểm này được bán kèm với sản phẩm tín dụng cho vay mua căn hộ chung cư của Ngân hàng Công Thương. Phí bảo hiểm của gói sản phẩm này được Ngân hàngtặng kèm năm đầu tiên nếu như khách hàng vay tín dụng theo gói mua nhà của Vietinbank. Sau thời gian triển khai 3 năm mặc dù chưa đạt được nhiều kỳ vọng như mong đợi do sản phẩm vẫn chỉ đơn thuần là bảo hiểm cháy nổ đơn thuần cho căn hộ, nhà ở nhưng doanh thu của sản phẩm cũng tăng đều theo từng năm. Cụ thể, năm 2014, năm đầu tiên sản phẩm được đưa ra thị trường doanh thu chỉ đạt xấp xỉ 89 triệu đồng thì tới năm 2015 doanh thu đạt 2 tỷ, tăng hơn 20 lần và tới hết năm 2016 doanh thu của sản phẩm này đạt 2,9 tỷ đồng[2].
Bảo hiểm kỹ thuật
Trước đây, đối với nghiệp vụ bảo hiểm kĩ thuật, VBI mới chỉ khai thác2 loại hình bảo hiểm kỹ thuật chính: bảo hiểm xây dựng- lắp đặt và bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu thì đến năm 2016 các sản phẩm bảo hiểm của nghiệp vụ này đã phong phú hơn rất nhiều, bổ sung thêm là các loại bảo hiểm : bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểm đổ vỡ máy móc, bảo hiểm nồi hơi, bảo hiểm công trình kỹ thuật dân dụng hoàn thành, bảo hiểm hư hỏng hàng hóa trong kho lạnh.Như vậy, số lượng sản phẩm đã tăng từ 2 sản phẩm cơ bản lên thành 7 sản phẩm.
Sản phẩm bảo hiểm này phục vụ cho nhóm khách hàng doanh nghiệp có tài sản thế chấp vay tại Ngân hàng hoặc các khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất.Trong thời gian vừa qua, đối với nghiệp vụ bảo hiểm này VBI chủ trương khai thác triệt để các đối tượng là các công trình xây dựng, lắp đặt của Vietinbank và các dự án lắp đặt, xây dựng do Vietinbank tài trợ vốn. Tuy nghiên, đối với các dự án có giá trị đầu tư lớn thì do năng lực còn chưa cao nên VBI vẫn chưa có đủ khả năng tham gia hết mà chỉ là nhà bảo hiểm follow nhận một phần nhỏ.
Theo thống kê, nghiệp vụ bảo hiểm này cũng là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao, chỉ sau xe cơ giới và tài sản. Vì vậy, để nghiệp vụ bảo hiểm này đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, VBI cần nâng cao khâu quản lý, đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm hỗn hợp
Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, đặc biệt là việc kí kết các hiệp định thương mại tự do đã mở ra dòng vốn thu hút đầu tư từ nước ngoài chảy mạnh vào thị trường Việt Nam. Theo quy định về luật quản lý doanh nghiệp, ngày càng có nhiều lĩnh vực phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm sản phẩm.Dưới áp lực này, các công ty bảo hiểm đã cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm phù hợp. Đến năm 2015, VBI có các loại bảo hiểm trách nhiệm: bảo hiểm trách nhiệm công cộng, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho
phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho bác sỹ y tá để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm từ phía các bệnh viện, phòng khám.
Nhờ bộ sản phẩm mới, cuối năm 2015 doanh thu của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đạt 22,8 tỷ, tăng trưởng 22,49% so với năm 2014[2]. Dự kiến đầu năm nay 2017, VBI sẽ ban hành sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư, công ty định giá và bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các dự án của chính phủ.Đối tượng khách hàng của nhóm sản phẩm này phần lớn là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài hoặc các doanh nghiệp hoạt động trong một số lĩnh vực đặc thù nhất định như tư vấn thiết kế, bệnh viện, luật sư.
Bảo hiểm trách nhiệm có tỷ suất lợi nhuận cao do tỷ lệ bồi thường thấp. Theo số liệu báo cáo 3 năm gần đây, tỷ lệ bồi thường của sản phẩm bảo hiểm này thấp dưới 5%.Đặc biệt, năm 2015, tỷ lệ bồi thường của sản phẩm này là 0%[2].
Biểu đồ 2.4: Doanh thu& bồi thường Bảo hiểm Trách nhiệm
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính VBI các năm 2014, 2015, 2016)
2014 2015 2016 0 5 10 15 20 25 30 35 14.4 29.4 31.1 0.7 0 1.2 Doanh thu Bồi thường
Bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời sớm
nhất.Đối tượng của loại hình bảo hiểm này phần lớn là đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tính cho đến hiện tai, VBI đang khai thác 6sản phẩm bảo hiểm hàng
hảigồm:
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hóa nội địa
Bảo hiểm hàng hóa bằng đường hàng không
Bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thuyền viên và người lái tàu
Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu
Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, VBI vẫn chưa có các sản phẩm bảo hiểm tích hợp riêng hay mang đặc thù của doanh nghiệp.Trong thời gian tới, VBI nên có những định hướng để xây dựng thêm các sản phẩm bảo hiểm cho nhóm loại hình sản phẩm này để tạo ra điểm thu hút và khác biệt với khách hàng. Theo số liệu báo cáo từ kế toán tổng hợp, năm 2015 tỷ trọng doanh thu bảo hiểm hàng hóa là 5.4%, năm 2016 là 6.3%[2].. Tuy không chiếm tỷ trọng cao như các nghiệp vụ bảo hiểm khác nhưng đây lại là một sản phẩm dễ bán kèm với các hoạt động thanh toán quốc tế, mở L/C của Ngân hàng. Ngoài ra, nghiệp vụ bảo hiểm này cũng có tỷ suất lợi nhuận cao do tỷ lệ tổn thất, theo số liệu những năm gần đây,tỷ lệ bồi thường dưới 30%.
Kết luận:
Tính từ thời điểm năm 2008, với xuất phát điểm là 12 sản phẩm bảo hiểm thì tới thời tới cuối năm 2016, VBI đã có tới 33 sản phẩm bảo hiểmvà dự kiến trong năm 2017, số lượng sản phẩm sẽ tăng lên 37 sản phẩm bảo hiểm. Trong số đó, các sản phẩm bảo hiểm tích hợp đang ngày càng phát huy thế mạnh và chiếm đa số các sản phẩm bảo hiểm của VBI.Ngoài ra, các sản phẩm bảo hiểm tích hợp này cũng
Hệ thống kênh phân phối của VBI
Kênh chi nhánh, các
PKD khu vực
Kênh đại lý Kênh môi giới Bancassurance Kênh Kênh trực tuyến
thu hút được khách hàng. Hi vọng rằng với phương châm đổi mới để phục vụ khách hàng, trong thời gian tới, VBI sẽ hoàn thiện hơn các sản phẩm hiện có và cho triển khai thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm khác.
2.2.3. Thực trạng phát triển kênh phân phối
Là công ty con thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Công Thương, một