Nâng cao công tác đào tạo và tự đào tạo để phát triển nguồn nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 85 - 87)

hàng Nhà Nước thành phố Hà Nội cho mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên địa bàn thêm 02 Phòng giao dịch với tiêu chí giúp đưa ngân hàng đến gần người dân, tạo cho họ sự thuận tiện trong giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên, việc phát triển ồ ạt của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Nội nên việc cấp phép thành lập chưa được thông qua. Với nhu cầu vay cá nhân đang ngày càng tăng lên của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội thì số lượng các phòng giao dịch, điểm giao dịch của chi nhánh như hiện nay là vẫn còn rất ít. Trong thời gian tới, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội cần tiếp tục phối hợp với Hội Sở chính để xin cấp phép mở Phòng giao dịch với Ngân hàng Nhà Nước tại các địa bàn đông dân cư và các Trung tâm thương mại lớn trên địa bàn.

Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, chi nhánh cần liên kết với các chủ đầu tư để cho khách hàng vay vốn mua nhà theo các dự án với những ưu đãi về lãi suất và thời gian trả nợ nhằm thu hút thêm lượng khách hàng có nhu cầu vay mua nhà dự án, qua đó mở rộng thêm thị phần, gia tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của chi nhánh.

3.2.5. Nâng cao công tác đào tạo và tự đào tạo để phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh. chi nhánh.

Con người luôn là yếu tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế xã hội nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Các quyết định cho vay, quy trình cho vay, thu hồi nợ… đều do con người, cụ thể là các cán bộ tín dụng ngân hàng đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, mọi thái độ phục vụ, phong cách làm việc của nhân viên ngân hàng. Để góp phần phát triển hoạt động cho khách hàng cá nhân thì cần phải đào tạo và tự đào tạo một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nắm vững đặc tính sản phẩm, có khả năng thẩm định cũng như tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm một cách phù hợp và hiệu quả.

Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao. Ngân hàng nào cũng ra sức nâng cao chất lượng sản phẩm khiến các sản phẩm hầu như không có sự khác biệt. Lúc này các ngân hàng thường nâng cao tính cạnh tranh bằng chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Chất lượng đội ngũ nhân viên càng cao thì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng càng lớn… Xác định được tầm quan trọng của nguồn lực con người, thời gian qua, chi nhánh đã luôn động viên, khuyến khích bằng các chính sách, chế độ hợp lý nhằm tạo động lực giúp cán bộ, nhân viên phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Đặc biệt, chi nhánh đã rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo và bồi dưỡng nhân viên, quy định về đồng phục nhân viên tạo cảm giác chuyên nghiệp trong hoạt động của chi nhánh. Thời gian tới đây, để duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại cũng như khách hàng trong tương lai, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hoàng Mai Hà Nội cần phải không ngừng đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Để đạt được điều đó, chi nhánh cần chú trọng một vài vấn đề sau:

3.2.5.1. Về chính sách nhân sự

Chi nhánh cần có những chính sách ưu đãi, khen thưởng và kỷ luật xứng đáng để giữ chân người tài, hạn chế tối đa việc nhân viên chạy sang các ngân hàng khác. Thực hiện gắn quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người cán bộ tín dụng với kết quả hoạt động, khuyến khích nhân viên hết lòng vì công việc, đồng thời ràng buộc họ phải tự chịu trách nhiệm với những hoạt động của mình.

Ngoài ra, thường xuyên tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác là một giải pháp khá hữu ích. Từ đó, có thể kiểm tra được khả năng ứng xử của nhân viên, chi nhánh một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời, ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ của chi nhánh. Đối với cán bộ có năng lực, trình độ chuyên môn cao, đóng góp nhiều cho ngân hàng, chi nhánh cần có những chính sách hợp lý trong phương án cơ cấu nhân sự và đề bạt các chức vụ phù hợp với năng lực thực sự của cán bộ.

3.2.5.2. Về chuyên môn nghiệp vụ

Định kỳ, phối hợp với các chi nhánh khác, đề nghị cấp trên tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng

thực hiện công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nòng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai tại Chi nhánh.

3.2.5.3. Về đạo đức nghề nghiệp

Bên cạnh việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, chi nhánh cũng cần chú ý bồi dưỡng tư cách đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là đối với cán bộ QHKH , đạo đức là yếu tố rất quan trọng. Chẳng hạn, có hồ sơ không đủ điều kiện cho vay như khả năng trả nợ hay tài sản đảm bảo không đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhưng cán bộ QHKH “ăn hoa hồng” của khách hàng dẫn đến làm việc cẩu thả, dễ dàng chấp nhận hồ sơ vay vốn, sau này khách hàng không trả được nợ sẽ là một tổn thất lớn cho ngân hàng.

Vì vậy, xây dựng đội ngũ nhân viên vừa có chuyên môn nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp là tất yếu dẫn tới thành công của các ngân hàng nói chung và chi nhánh BIDV Hoàng Mai Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)