Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 88 - 90)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện cho Chính phủ trong lĩnh vực Ngân hàng, ban hành và thực thi chính sách tiền tệ trong nền kinh tế, trực tiếp chỉ đạo, giám sát mọi hoạt động của toàn ngành ngân hàng theo luật định. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng.

Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản quy chế về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân và các quy định liên quan. Cần nghiên cứu kỹ tình hình thị trường và đưa ra các dự báo chính xác về xu hướng của nền kinh tế và hoạt động tín dụng của NHTM, từ đó ban hành những văn bản quy định cụ thể đối với từng đối tượng, loại hình cho vay đối với khách hàng cá nhân. Bên cạnh đó, NHNN cần tạo điều kiện, hỗ trợ các NHTM phát triển hoạt động kinh doanh thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề, khóa đào tạo nghiệp vụ… cho các NHTM, có sự tham giá

của các Ngân hàng hàng đầu trên thế giới và khu vực tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác giữa các Ngân hàng trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng:

Hiện nay, với việc thẩm định khách hàng cá nhân, một cổng thông tin dữ liệu quan trọng giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá năng lực tài chính của khách hàng là qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Để tạo thành một kênh thông tin tin cậy giúp các NHTM trong quản lý rủi ro và cho vay, năm 1999 NHNN đã chính thức thành lập CIC trên cơ sở tách Trung tâm Thông tin tín dụng trực thuộc Vụ Tín dụng - NHNN. CIC trở thành đơn vị sự nghiệp có chức năng thu nhận, phân tích, cung cấp thông tin, làm đầu mối của toàn hệ thống thông tin tín dụng ngân hàng Việt Nam.

Đối với các khách hàng cá nhân, bản tin của CIC thông báo khá chi tiết và cụ thể về tình hình quan hệ tín dụng hiện tại, biểu đồ diễn biến phát sinh dư nợ 3 năm gần nhất, diễn biến nợ xấu trong 5 năm gần nhất, các thông tin khác như: số lượt hỏi tin về khách hàng, các hình thức vay vốn của khách hàng trong các gần nhất, tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng. Tuy nhiên, với số lượng khách hàng cá nhân trên cả nước là khá lớn, vượt quá khả năng phục vụ của CIC thì chất lượng thông tin khách hàng do CIC cung cấp nhiều khi còn chưa đầy đủ. Mặt khác, sự phối hợp giữa CIC và các tổ chức tín dụng còn hạn chế, do đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, liên quan đến cả quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và của cả khách hàng. Hiện nay, NHNN đã cho phép triển khai thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân, nhưng vẫn chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này. Vì vậy, NHNN cần tích cực hoàn thiện, nâng cao chất lượng các thông tin tài chính của CIC. Đồng thời, tạo hành lang pháp lý đồng bộ không chỉ cho CIC nói riêng mà còn cho cả hệ thống thông tin tín dụng phát triển.

Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác kiểm tra,giám sát hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.bên cạnh các chính sách tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt đọng cho vay khách hàng cá nhân, ngân hàng nhà nước cũng cần có các biện pháp nhằm tạo sự an toàn trong hoạt động tín dụng, xử lý nghiêm minh các vi phạm, trái với quy định cho vay của Ngân hàng Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)