Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Một phần của tài liệu FILE_20220219_090854_6.1.Bệnh tuyến trùng hại cây Plant Nematology (Trang 119 - 124)

- Tuyến trùng và bệnh vi khuẩn

5. Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Nhóm 1:

Nhóm tuyến trùng vùng rễ thường gặp ở trong đất và không xâm

nhập vào trong cây trồng. Chúng có khả năng dùng vòi hút chích vào rễ cây để hút chất dinh dưỡng. Chúng phát triển hoàn thành vòng đời hoàn toàn ở trong đất, sinh sản chậm và có số lượng không lớn lắm. Vai trò của nhóm này thể hiện không rõ, điển hình là loài Dorylaimus. Xung quanh bộ rễ cây còn gặp nhiều loài khác, thay cho các loài có mấu là các loài có răng (họ Mononchidae), họ này là họ ăn thịt, ở bộ rễ cây, thu hút các loài tuyến trùng ký sinh và sử dụng chúng làm thức ăn. Các họ thuộc nhóm sống ở vùng rễ cây có: họ Plectidae,

Aphelenchoididae, Diplogasteridae, Alaimidae, Monchisteridae và Chromadoridae.

III. SINH HỌC VÀ SINH THÁI TUYẾN TRÙNG

5. Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Nhóm 2:

Nhóm tuyến trùng hoại sinh điển hình: các loài tuyến trùng trong

nhóm này chủ yếu sống ở vùng đất có thức ăn là thực vật bắt đầu phân huỷ, các chất hữu cơ mô thực vật rơi vào đất. Các cơ quan bên trong của tuyến trùng phát triển hoàn chỉnh. Chúng đẻ nhiều trứng, sinh sản nhanh ở nơi có thức ăn hoại mục và phát triển một vài thế hệ trong thời gian ngắn. Trong các tầng thức ăn hoại mục có thể gặp cùng loài hoặc khác loài trong cùng nhóm. Các loài điển hình như: Rhabditis,

Cheilobus, Diplogaster và Cylindrocopus.

Nhiều tác giả cho rằng các loài tuyến trùng hoại sinh đóng một vai trò lớn trong việc lan truyền nguồn bệnh vi khuẩn, nấm trong mô thực vật. Tuyến trùng hoại sinh có thể làm tăng hoạt động gây hại của các loài tuyến ký sinh cây trồng vào mô khoẻ, đồng thời làm tăng mật độ nguồn tuyến trùng ở trong đất.

III. SINH HỌC VÀ SINH THÁI TUYẾN TRÙNG

5. Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Nhóm 3: Nhóm tuyến trùng hoại sinh không điển hình, có khả năng vừa sống trong các mô tế bào thực vật đang thối rữa lại vừa sống cả trong mô tế bào khoẻ chưa có triệu chứng thối rữa, nhiều tác giả

khẳng định đây là nhóm gây hại phần lớn thuộc về họ Cephalobidae, loài Cephalobus, Eucephalobus, Acrobeles, Panagrolaimus...

Nhóm 4: tuyến trùng ký sinh thực vật-nhóm ký sinh chuyên tính. Nhóm này thực sự gây bệnh cho cây có tính ký sinh cao, chỉ sống và phát triển ở trong những mô thực vật còn sống: Bộ TYLENCHIDA và nhiều loài trong họ LongidoridaeTrichodori-dae thuộc bộ

Dorylaimida. Tuyến trùng thuộc nhóm này gây hại cho cây mang ý nghĩa kinh tế lớn. Các cơ quan bên trong của cơ thể tuyến trùng khá phát triển, đặc biệt là hệ thống men tiêu hoá, phân huỷ mạnh tế bào cây. Đại diện là họ Pratylenchidae có các loài Helicotylenchus

III. SINH HỌC VÀ SINH THÁI TUYẾN TRÙNG

5. Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Nhóm 4: (tiếp)

Loài khác tạo nang (bọc) hoặc u sần ở rễ cây. Sự hình thành này có liên quan lớn giữa cây trồng và tuyến trùng: nếu cây trồng không còn thì tuyến trùng sẽ bị tiêu diệt (các loài thuộc họ Heteroderidae,

Nacobbidae, Tylenchulidae...). Loài Ditylenchus gây hại thường phá vỡ tổ chức mô tế bào thực vật, ký sinh trên rất nhiều loại cây trồng và cây dại. Kim chích hút của chúng dài tới 10-12m. Các loài Angiuna, Paranguina Nothanguina ký sinh trên thân, lá và cơ quan sinh sản của cây làm cho các bộ phận này thay đổi biến dạng mạnh, kim chích hút dài 10m và hệ thống men tiêu hoá phát triển. Các loài ký sinh trên lá thường ký sinh vào giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng phát triển của cây-Aphelenchoidae (A. fragariae, A. oryzae).

III. SINH HỌC VÀ SINH THÁI TUYẾN TRÙNG

5. Các nhóm sinh thái tuyến trùng thực vật

Nhóm 5: tuyến trùng ký sinh không chuyên tính. Nhóm tuyến trùng này sống ở mô thực vật bị bệnh do các nguyên nhân khác gây ra, chúng ăn sợi nấm như họ Aphelenchidae, Aphelenchoididae,

Tylenchorhynchus, Rotylenchus, Scutellonema, Helicotylenchus

Pratylenchoides dùng kim chích hút dịch cây. Một số khác gây hiện tượng thối khô và thối ướt lẫn với hiện tượng do nấm gây thối, do đó khó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nào là đúng

Một phần của tài liệu FILE_20220219_090854_6.1.Bệnh tuyến trùng hại cây Plant Nematology (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(133 trang)