Trong quá trình thực tập, em đã theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như năm sinh, tuần sinh, số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, ngày đẻ, số con đẻ ra... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Qua kết quả trực tiếp theo dõi và số liệu cung cấp từ kỹ sư của trang trại cho thấy:
Số lứa trung bình của lợn nái tại trại đạt khoảng 2,4 - 2,5 lứa/nái/năm. Số con cai sữa/nái/năm đạt trên 25 con.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày, trung bình là 24 ngày, thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại lợn khác của công ty.
Trọng lượng cai sữa trung bình: > 6,0 kg.
Tình hình chăn nuôi của trại năm 2018 đến năm 2020 được trình bày qua bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn
STT Loại lợn 2018 2019 2020 Tháng 1 - 5 Tháng 10 - 12 1 Lợn đực giống 21 20 29 17 2 Lợn nái sinh sản 1240 1173 331 1133 3 Lợn hậu bị 121 90 756 123 4 Lợn con 31.416 11.655 0 22.810
42
Nhìn vào bảng 4.1 cho thấy, cơ cấu của đàn lợn của trại đến hết năm 2020 gồm có 1.133 lợn nái sinh sản, 123 lợn hậu bị, 17 lợn đực giống, 22.810 lợn con.
Qua bảng cũng thấy, số lợn nái sinh sản giảm đột ngột, số lượng hậu bị lại cao và không có lợn con ở cuối năm 2019 là do trại bị dịch tả lợn Châu Phi nên giai đoạn này là giai đoạn trang trại đang trong thời gian tái đàn.
Số đực ở cuối năm 2019 lên tới 29 con cũng do trại trại đang tái đàn có nhiều hậu bị nên nhu cầu phối giống cao nên cần nhiều đực giống. Tới năm 2020, trại đã tái đàn thành công nên nhu cầu phối cũng ít đi nên số lượng đực đã giảm xuống.