-Thống nhất chỉ đạo từ trung ương đến địa phương trong lĩnh vực chứng thực .
Hoạt động chứng thực của nước ta hiện nay được thực hiện theo Nghị định
số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nghị định số 23/2015/NĐ- CP ra đời thay thế cho các quy định về chứng thực sao y bản chính, chứng thực chữ ký các văn bản bằng tiếng Việt tại Nghị định số 79/2007 và Nghị định số
04/2012/NĐ-CP, Nghị định số 75/2000/NĐ-CP. Mă ̣t khác, sau hơn 60năm hình thành và phát triển pháp luật về chứng thực của nước ta mới chỉ dừng ạli ở tầm Nghị định. Qua phân tích ở chương 2 có thể thấy Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Để tạo điều kiện cho hoạt động chứng thực tiếp tục phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa và phát triển thành một dịch vụ hành chính tiêu biểu thì cần ậpt trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề mang tính cấp bách, cần thiết nhất để tháo gỡ khó khăn vướng ắcm lớn về thể chế, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho hoạt động chứng thực;
Nâng cao vị trí, vai trị của hoạt động chứng thực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội; Nâng cao giá trị pháp lý của các văn bản chứng thực có hiệu lực thi hành trong thực tiễn. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Quốc hội cần ban hành Luật Chứng thực, phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của xã hội đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức, đồng thời bảo đảm giá trị pháp lý của văn bản, giấy tờ chứng thực ngang tầm với giá ịtrcủa văn bản giấy tờ được công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng.
Trước hết cần thống nhất được hiểu là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, đây là một điểm mang tính đặc thù rất riêng của Việt Nam. Đặc trưng của hệ thống chính trị nước ta là một đảng duy nhất cầm quyền; xã hội hoá chứng thực là một nội dung của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, vì thế khơng thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Đảng lãnh đạo bằng đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết, nhằm định hướng, bảo đảm sự ổn định chính trị, giữ vững bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân trong suốt q trình thực hiện xã hội hố chứng thực.
Nhà nước quản lý chủ yếu bằng pháp luật, tạo môi trường pháp lý, khung pháp luật cho quá trình xã hội hố chứng thực. Thơng qua pháp luật, nhà nước bảo đảm q trình xã hội hố giữ đúng định hướng, bảo đảm ổn định trật tự, cơng bằng xã hội, tránh tình trạng tự phát, tự do, vơ chính phủ, tuỳ tiện, vơ ngun tắc, gây mất ổn định, trật tự, công bằng xã hội [28, tr. 16-20].
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ sự cần thiết phải tiến hành cải cách hành chính trong đó có lĩnh vực chứng thực, coi đây là một giải pháp quan trọng góp phần đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta đã tiến hành cải cách hành chính từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính ở Việt Nam được triển khai trên nhiều nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, cải cách tài chính cơng và hiện đại hóa nền hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính là một khâu quan trọng và được đặt ra ngay từ giai đoạn đầu của tiến trình cải cách. Thủ tục hành chính liên quan khơng chỉ đến cơng việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền, mà cịn đến các tổ chức và cơng dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật khác có được thực hiện hay khơng, thực hiện như thế nào, về cơ bản, đều
phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của cơng tác cải cách thủ tục hành chính, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 mà mục tiêu quan trọng là hướng đến việc giải quyết tốt hơn các công việc của công dân, tổ chức, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Yêu cầu của Nghị quyết là “nhằm tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với tổ chức xã hội và giữa cơ quan nhà nước với công dân”. Cùng với yêu cầu phát triển và hội nhập, cải cách thủ tục hành chính, cải cách trong hoạt động tư pháp, cải cách thủ tục chứng thực từng bước được định hình về nội dung, phương hướng triển khai với những bước đi, cách làm nhằm bảo đảm bộ máy hành chính phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Thể chế hố đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính và cải cách tư pháp về những nội dung liên quan đến hoạt động chứng thực, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 và Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2005 về chiến lược xây dựng pháp luật đến năm 2020. Với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN;
Nghị quyết số 49 là một bước nhấn của Nghị quyết số 08 về cải cách tư pháp của Việt Nam, khẳng định lại quyết tâm xây dựng một Nhà nước pháp quyền.
Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm sự ổn định chính trị, bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc;
Hoạt động chứng thực là một trong những định hướng phát triển dịch vụ công. Đặc thù của hoạt động tư pháp là duy trì và bảo vệ cơng lý, bảo vệ pháp luật, thúc đẩy quan hệ kinh tế, bảo đảm quyền con người và quyền công dân. Do vậy, nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật phải được tuân thủ đầy đủ.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo một hành lang pháp lý an toàn trước hết là cho các giao dịch dân sự nói chung, hơn thế tiên liệu được hướng phát triển để có thể có xây dựng được một hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn, điều chỉnh tất cả các mặt liên quan đến quản lý và thực hiện chứng thực. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp luật về chứng thực phải xác định phạm vi, nội dung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và khu vực. Đây là điều kiện quan trọng, mang tính quyết định, tính khả thi đối với sự thành cơng của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố hoạt động chứng thực ở Việt Nam. Có thể nói ở nước ta hiện nay, xã hội hố dịch vụ cơng nói chung, xã hội hố chứng thực nói riêng là vấn đề mới và khó, chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm nên phải tiến hành thận trọng, tránh chủ quan, duy ý chí, tránh sự sao chép, vay mượn bất cứ một hình mẫu nào để áp đặt vào Việt Nam [25, tr.13-17]. cần phải thấy rằng, mơ hình chứng thực hiệu quả nhất có thể khơng phải là mơ hình tiên tiến nhất, hiện đại nhất trên thế giới, mà phải là mơ hình phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, mang bản sắc Việt Nam, đồng thời, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bởi không chỉ cổ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc mà cả xu thế hội nhập quốc tế và khu vực cũng đang tác động mạnh mẽ đến q trình xã hội hố chứng thực ở nước ta; đặt ra yêu cầu “quốc tế hoá” lĩnh vực chứng thực, khắc phục những “dị biệt” của thiết chế chứng thực Việt Nam so với các hệ thống chứng thực trên thế giới hiện nay.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, phục vụ lợi ích của nhân dân. Chính vì vậy, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam phải thể hiện được ý chí của nhân dân mà người đại diện là tổ chức chính trị được nhân dân thừa nhận và sự thừa nhận đó đã trở thành nguyên tắc hiến định trong hệ thống pháp luật nước ta - Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN phải là sự thể chế hoá các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Thực tế cho thấy những thành tựu của quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam trong hơn 20 năm qua gắn chặt với q trình hồn thiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng. Chính những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chẳng hạn về phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đã làm cơ sở cho sự hình thành những quan điểm và định hướng chiến lược cho sự phát triển của hệ thống pháp luật của đất nước. Văn kiện tập trung nhiều quan điểm và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hồn
thiện hệ thống pháp luật chính là Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
Xuất phát từ những nghiên cứu tồn diện về hệ thống pháp luật, nhất là những bất cập của nó nhìn từ những u cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW, trong đó đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn cịn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu”. Trong số những nguyên nhân chính của những yếu kém nêu trên Nghị quyết nhấn mạnh đến sự thiếu vắng tầm nhìn chiến lược. Vì vậy, Nghị quyết số 48/NQ-TW đã xác định nhiều quan điểm, định hướng và giải pháp chiến lược cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, với sáu định hướng cho việc xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật mang tính chiến lược và khoa học cao; và hai nhóm giải pháp thực hiện có tính khả thi cao (nhóm giải pháp xây dựng pháp luật và nhóm giải pháp thực thi pháp luật). Từ đó, cơng tác xây dựng, hồn thiện hệ thống pháp luật, nhất là việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hàng năm và cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII có rất nhiều thuận lợi và thực sự đã mang tính định hướng chiến lược sâu sắc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-TW trong những năm qua cũng cho thấy sự thiếu đồng bộ và sự nhận thức có lúc cịn chưa đầy đủ về giá trị to lớn của Nghị quyết này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Một số định hướng, đặc biệt là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” và “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân” chưa được triển khai một cách tồn diện và triệt để. u cầu hồn thiện thể chế cơng chứng phải gắn
liền với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt là pháp luật liên quan đến lĩnh vực chứng thực để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi.
Như vậy, chủ trương xã hội hóa và ban hành các văn bản pháp luật của Nhà nước ta điều chỉnh các quan hệ về chứng thực trong thời gian qua đã thể hiện được tính ưu việt của nhà nước trong việc nhìn nhận, nắm bắt quy luật khách quan, xử lý các vấn đề xã hội theo hướng vì dân. Đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân, nâng cao chất lượng phục vụ.
Trong q trình xây dựng chính sách và truyền tải ý chí đổi mới của Nhà nước, chúng ta cũng còn gặp những hạn chế, bất cập đặc biệt là trong việc truyền tải nội dung của văn bản pháp luật đến nhân dân - đối tượng, người thực hiện các quy phạm pháp luật, đưa các quy phạm đó vào thực tiễn, để luật của nước ta thực sự có tính ổn định, lâu dài.