Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh
Huyện Bình Chánh là một trong 05 huyện ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, với vị trí là địa lý cửa ngõ phía Tây Nam, nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (phía Đông giáp quận Bình Tân, quận 7, quận 8 và huyện Nhà Bè; phía Tây giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An; phía Bắc giáp huyện Hóc Môn; phía Nam giáp huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc - tỉnh Long An). Bình Chánh có diện tích tự nhiên là 25.255,99 ha; dân số có 686.837 người với 176.872 hộ (tính đến ngày 31
tháng 12 năm 2018), trong đó người dân tạm trú khoảng từ 40% đến 60%;
đơn vị hành chính được chia thành 15 xã và 01 thị trấn với 101 ấp, 05 khu phố, 1.778 tổ nhân dân, 65 tổ dân phố, gồm: thị trấn Tân Túc (là trung tâm
hành chính Huyện), xã An Phú Tây, Bình Hưng, Bình Chánh, Tân Kiên, Tân
Quý Tây, Tân Nhựt, Hưng Long, Phong Phú, Đa Phước, Qui Đức, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Bình Lợi, Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B. Dân số biến động rất nhanh, trung bình mỗi năm tăng 22.510 người (năm 2018: 686.837 người
tăng 112.551 người, so với năm 2014: 574.286 người), trong đó có xã có số
dân cao nhất là xã Vĩnh Lộc A có 119.795 người, Vĩnh Lộc B có 118.835 người và xã Bình Hưng có 87.509 dân; xã có số dân thấp nhất là xã Bình Lợi có 12.887 dân, xã Qui Đức có 15.004 dân và xã An Phú Tây có 18.071 dân.
Vì là cửa ngõ của thành phố nên có nhiều điều kiện thuận lợi để giao thương giữa các tỉnh thành với nhau, kinh tế ngày một phát triển, người dân dễ làm ăn, sinh sống; chính điều này, nên người dân từ các tỉnh đến thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là huyện Bình Chánh. Song song với sự phát triển kinh tế xã hội, kéo theo sự tăng dân số cơ học nhanh, công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội ngày càng tăng cường. Nơi nào dân số biến động nhanh, an ninh trật tự nơi đó phức tạp, tệ nạn xã hội phát sinh, người vi phạm pháp luật tăng. Trong 05 năm trên địa bàn huyện Bình Chánh xảy ra 2.791 vụ vi phạm liên quan đến an ninh trật tự - an toàn xã hội, trong đó: có 1.540 vụ phạm pháp hình sự, 337 vụ tội phạm ma túy, 343 vụ tệ nạn xã hội liên quan đến đánh bài, đá gà, mại dâm, game… và 557 vụ tai nạn giao thông. Không vì dân số tăng nhanh mà công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự buông lỏng, ngược lại công tác tuần tra, kiểm tra thường xuyên thực hiện nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội của tội phạm.
2.3.2. Thực trạng áp dụng và thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2.1. Thực trạng áp dụng các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh
Qua số liệu thống kê của TAND huyện Bình Chánh thấy rằng, từ năm 2014 đến năm 2018 trong tổng số 2.271 bị cáo bị Tòa án huyện xét xử sơ thẩm chỉ có 22 bị cáo được áp dụng các hình phạt không tước tự do (chiếm 0,97%), số còn lại bị Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Cụ thể các năm như sau:
Năm 2014: Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh đã xét xử 426 vụ, với
593 bị cáo, trong đó: hình phạt cải tạo không giam giữ là 01 trường hợp.
Năm 2015: Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh đã xét xử 479 vụ, với
Năm 2016: Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh đã xét xử 437 vụ, với
453 bị cáo, trong đó: có 01 bị cáo áp dụng hình phạt tiền, 04 bị cáo được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ.
Năm 2017: Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh đã xét xử 275 vụ, với
351 bị cáo, trong đó: số bị cáo áp dụng hình phạt tiền là 09 trường hợp, hình phạt cải tạo không giam giữ là 04 bị cáo.
Năm 2018: Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh đã xét xử 258 vụ, với
384 bị cáo, trong đó: số bị cáo áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là 01 bị cáo (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình thực tiễn áp dụng các hình phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 – 2018
Tổng số Số bị cáo áp dụng các hình phạt không tước tự do
STT Năm bị cáo đã
Cải tạo không xét xử Cảnh cáo Phạt tiền giam giữ 1 2014 593 0 0 1 2 2015 490 0 2 0 3 2016 453 0 1 4 4 2017 351 0 9 4 5 2018 384 0 0 1 Tổng 2.271 0 12 10
(Nguồn: Sốliệu thống kê từ Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh) Từ số liệu thống kê nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét cơ bản sau đây: + Số bị cáo mà TAND huyện Bình Chánh áp dụng các hình phạt không tước tự do chiếm tỷ lệ thấp, cụ thể chỉ có 22/2.271 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,97%.
+ Số bị cáo mà TAND huyện Bình Chánh áp dụng các hình phạt không tước tự do có xu hướng tăng dần theo từng năm. Nếu năm 2014 chỉ có 01 bị cáo được áp dụng hình phạt không tước tự do (hình phạt cải tạo không giam giữ), thì: năm 2015 có 02 bị cáo được áp dụng hình phạt không tước tự do là hình phạt tiền; năm 2016 có 05 bị cáo được áp dụng các hình không tước tự do (trong đó có 01 bị cáo áp dụng hình phạt tiền và 04 bị cáo áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ); năm 2017 có 13 bị cáo được áp dụng các hình phạt không tước tự do (trong đó có 09 bị cáo áp dụng hình phạt tiền và 04 bị cáo áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ), đây là năm có số bị cáo được áp dụng hình phạt không tước tự do cao nhất trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 (13/22 bị cáo, chiếm 59,09%). Tuy nhiên, năm 2018 thì chỉ có 01 bị cáo được áp dụng hình phạt không tước tự do là hình phạt cải tạo không giam giữ. Thực tế này cho thấy, TAND huyện Bình Chánh đã quán triệt nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện trong Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là: "Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số tội phạm" [3].
+ Các hình phạt không tước tự do mà TAND huyện Bình Chánh áp dụng đối với bị cáo trong giai đoạn này phổ biến là hình phạt tiền (12/22), còn lại là hình phạt cải tạo không giam giữ (10/22). Như vậy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018, không có bị cáo nào được TAND huyện Bình Chánh áp dụng hình phạt cảnh cáo.
Về cơ bản, các hình phạt không tước tự do mà TAND huyện Bình Chánh áp dụng đối với bị cáo bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có trong vụ án. Đặc biệt là khi áp dụng hình phạt tiền, ngoài những căn cứ
quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 BLHS năm 1999 (nay là Điều 50 BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017), TAND huyện Bình Chánh còn chú ý xem xét tình hình tài sản của người bị kết án, sự biến động của giá cả trên thị trường để lựa chọn và quyết định mức tiền phạt phù hợp với khả năng thi hành của người bị kết án phạt tiền. Vụ án sau đây là một minh chứng.
Ví dụ: Ngày 03 tháng 4 năm 2018, Tòa án nhân dân huyện BC đưa ra xét xử vụ án hình sự đối với bị cáo Cao Thị Mỹ L, thường trú tại 390/130 Nguyễn Đình Chiểu, phường A, quận N, thành phố Hồ Chí Minh; tạm trú tại C/22G3 ấp P, xã B, huyện B, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13 tháng 7 năm 2017, Đội Cảnh sát Hình sự - Công an Huyện BC kết hợp với Công an xã BH kiểm tra chổ ở của Cao Thị Mỹ L tại địa chỉ C4/22G3, ấp 4, xã BH, huyện BC đã phát hiện L có hành vi bán số đề cho Cao Hữu N, cơ quan công an đã lập biên bản bắt người phạm tội quả tang. Sau khi điều tra, kết luận L bán số đề cho nhiều người khác. Theo bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện BC khỏi tố bị cáo L với tội danh “Đánh bạc”, Tòa án huyện Bình Chánh áp dụng Điều 32, 35, điểm s khoản, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) xử phạt bị cáo Cao Thị Mỹ L phải nộp 45.000.000 đồng vào công quỹ nhà nước.
Như vậy, trong xét xử các vụ án hình sự, các hình phạt không tước tự do mà TAND huyện Bình Chánh áp dụng đối với bị cáo đã thể hiện được chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta là: "Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, giữa trừng trị với giáo dục, cải tạo người phạm tội"; tôn trọng và
bảo vệ quyền con người, bảo đảm tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội cũng như đề cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của các hình phạt không tước tự do.
2.2.2.2. Thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, thực trạng ra quyết định thi hành các hình phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh.
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2010 (nay là Luật Thi hành án năm 2019), trong thi hành án phạt không tước tự do (phạt tiền, cải tạo không giam giữ...), TAND huyện Bình Chánh có thẩm quyền ra quyết định thi hành án; quyết định giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ, quyết định miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ. Ngoài ra, TAND huyện Bình Chánh có trách nhiệm gửi quyết định thi hành án phạt tiền, án phạt cải tạo không giam giữ, quyết định giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án theo thẩm quyền.
Như vậy, từ khi bản án, quyết định về các hình phạt không tước tự do đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đều là công việc của Tòa án. Do vậy, TAND huyện Bình Chánh phải thực hiện nghiêm túc và chính xác, đúng luật nhằm đảm bảo các bản án, quyết định về các hình phạt không tước tự do được đưa ra thi hành trên thực tế.
Qua khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật về thi hành án phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh thấy rằng, từ năm 2014 đến năm 2018, TAND huyện Bình Chánh đã ra 408 quyết định thi hành án; trong đó, phạt tiền đối với 12 bị án, án phạt cải tạo không giam giữ đối với 10 bị án. Cụ thể các năm như sau:
+Năm 2014, ra quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ đối với 01 người bị kết án.
+ Năm 2015, ra quyết định thi hành án phạt tiền đối với 02 người bị kết án.
+Năm 2016, ra quyết định thi hành án phạt tiền đối với 01 người bị kết án, án phạt cải tạo không giam giữ đối với 04 người bị kết án.
+Năm 2017, ra quyết định thi hành án phạt tiền đối với 09 người bị kết án, án phạt cải tạo không giam giữ đối với 04 người bị kết án.
+Năm 2018, ra quyết định thi hành án phạt cải tạm không giam giữ đối với 01 người bị kết án.
Bảng 2.2 dưới đây thể hiện rõ tình hình ra quyết định của TAND huyện Bình Chánh.
Bảng 2.2. Tình hình ra quyết định thi hành án phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh, giai đoạn 2014 – 2018
Tổng số quyết Trong đó
STT Năm
định thi hành án Phạt tiền Cải tạo không giam giữ 1 2014 73 0 01 2 2015 81 02 0 3 2016 127 01 04 4 2017 67 09 04 5 2018 55 0 01 Tổng 408 12 10
(Nguồn: Số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh) Như vậy, ở giai đoạn này trung bình mỗi năm TAND huyện Bình Chánh đã ra quyết định thi hành án phạt không tước tự do đối với 04 người bị kết án.
Về cơ bản, việc ra quyết định thi hành án phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh đảm bảo đúng luật định, kịp thời. Các quyết định thi hành án phạt không tước tự do đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức mà luật định. Trong quyết định thi hành án, TAND huyện Bình Chánh đều ghi rõ họ tên người ra quyết định, bản án được thi hành; họ, tên, ngày,
tháng, năm sinh, nơi cư trú của người cấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành án; Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
Việc ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án cải tạo không giam giữ, miễn chấp hành án cải tạo không giam giữ đều có căn cứ và đảm bảo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
Công tác phối hợp giữa Tòa án với Viện Kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện và các cơ quan, tổ chức hữu quan đảm bảo chặt chẽ, đúng tính chất "phối hợp và chế ước" nhưng vẫn đáp ứng được tính độc lập trong thực thi chức năng, nhiệm vụ thi hành án của mỗi bên, khắc phục được tình trạng "quyền anh, quyền tôi" trong thi hành án.
Công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về thi hành án phạt không tước tự do của TAND huyện Bình Chánh được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, kịp thời nên đã khắc phục được những bất cập, vướng mắc trong thi hành án và các biện pháp khắc phục có hiệu quả v.v...
Thứ hai, thực trạng tổ chức thi hành án phạt không tước tự do tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh
Theo số liệu thống kê của TAND và Chi cục Thi hành án dân sự huyện Bình Chánh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn huyện đã tổ chức thi hành 12 quyết định thi hành án phạt tiền và 10 quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, trong đó bao gồm cả số quyết định thi hành án do TAND các địa phương khác ủy thác.
Về cơ bản, công tác tổ chức thi hành án phạt không tước tự do (phạt tiền, cải tạo không giam giữ) trên địa bàn huyện Bình Chánh có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, bảo đảm đúng quy định của pháp luật thi hành án hình sự, pháp luật thi hành án dân sự, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự và đấu tranh phòng, chống tội
phạm tại địa phương, nhất là bảo đảm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án được tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh trên thực tế. Điều này được thể hiện ở cả việc thi hành án cải tạo không giam giữ cũng như thi hành án phạt tiền.
- Trước hết, trong tổ chức thi hành án cải tạo không giam giữ
+Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Bình Chánh đã thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành án của Tòa án. Cụ thể là, sau khi (kể từ ngày) nhận được quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện Bình Chánh đã