nghiệp vừa và nhỏ
(1) Chính sách thuế hiện hành
Hệ thống chính sách thuế vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chấp hành, tăng thu cho ngân sách nhà nước vừa phải phù hợp, dễ hiểu để doanh nghiệp tuân thủ, thực hiện. Đồng thời, chính sách thuế tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp nói chung, DNVVN nói riêng. Bên cạnh đó có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển và định hướng cho các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính sách thuế là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp nhưng không gây áp lực về các thủ tục hành chính đối với quản lý thuế cho doanh nghiệp.
(2) Công tác tuyên truyền hỗ trợ
Thông qua công tác tuyên truyền làm cho mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội hiểu rõ được nội dung cơ bản của chính sách thuế. Mục tiêu của công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT là thông qua việc cung cấp đầy đủ và có chất lượng cao dịch vụ hỗ trợ về thuế để nâng cao tính tuân thủ, tự giác chấp hành tốt nghĩa vụ thuế với NSNN.
(3) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và kế toán thuế
Các quy trình quản lý đăng ký thuế, quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế, quy trình hoàn thuế và quy trình miễn thuế, giảm thuế được Tổng cục Thuế ban hành làm cơ sở để các cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế, thống nhất trong toàn ngành trong việc theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính thuế về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế và kế toán thuế.
(4) Công tác thanh tra, kiểm tra
Thực hiện cơ chế quản lý tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của NNT. Do vậy để khuyến khích, kiểm tra sự tuân thủ tự nguyện và hỗ trợ NNT, cơ quan thuế phải thực hiện hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn ngừa,
phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế trên cơ sở phân tích đánh giá rủi ro lựa chọn NNT để thanh tra, kiểm tra.
(5) Công tác quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế thuế
Thực hiện công tác thu nợ để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế chiếm đoạt, chiếm dụng tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN và xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng nộp thuế không nộp tiền thuế đúng hạn. Các quy định xử lý đối với NNT chậm nộp phải phù hợp quy định và đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng sự tuân thủ tự nguyện của NNT và xử lý một cách công bằng.
(6) Công tác tổ chức, cơ sở vật chất của ngành thuế
Tổ chức bộ máy quản lý thu thuế hiện nay theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý theo sắc thuế và theo loại hình doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo có thể thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thuế một cách đầy đủ, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện cơ chế tự khai và tự nộp. Xây dựng cơ cấu cán bộ thuế theo chức năng tại từng cấp cơ quan thuế và chính sách phát triển cán bộ đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cho công tác quản lý thuế của ngành.
Năng lực cán bộ thuế đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả quản lý thu thuế. Ngành thuế đang từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ công chức có trình độ năng lực, do vậy đội ngũ cán bộ công chức thuế phải được đào tạo, rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, chuyên sâu và chuyên nghiệp nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của ngành thuế.
Cơ sở vật chất của ngành thuế như: trụ sở làm việc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý thu thuế, thu hút và khuyến khích cán bộ thuế tâm huyết cống hiến, sáng tạo trong công tác của ngành.