2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM còn những tồn tại, hạn chế như sau:
Về hệ thống chính sách, pháp luật: Hiện nay, lĩnh vực ưu đãi đối với NCCVCM được điều chỉnh bởi 04 Pháp lệnh do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2005, Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách mạng có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2012, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có hiệu lực kể từ ngày 01/12/1994 và Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện khá đồ sộ; tuy nhiên, còn chồng chéo, ln thay đổi, thiếu tính thống nhất, thiếu chặt chẽ và nhiều nội dung cần được thể chế; việc thực thi cũng chưa thật đồng bộ. Một số chính sách, pháp luật hiện hành cũng cịn nhiều nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Chẳng hạn như, cần sớm có văn bản hướng dẫn thực hiện các Điều 34 đến Điều 41 liên quan đến trách nhiệm, chức năng của các bộ, ngành… Một số chế độ về CSSK, cấp dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng, chế độ trợ cấp…. cũng cần phải sửa đổi, bổ sung để việc ưu đãi xã hội đồng bộ, đầy đủ và có tính khoa học hợp lý hơn.
Cơng tác tuyên truyền, triển khai phổ biến chính sách ở một số nơi chưa kịp thời, đầy đủ, chưa rộng khắp, nhất là cấp xã, miền núi, vùng sâu, vùng xa; việc xác lập thủ tục xác nhận NCCVCM ở một số nơi chưa đảm bảo quy trình, cơng tác quản lý đối tượng nhiều nơi chưa chặt chẽ, nhiều trường hợp thực hiện chế độ chưa kịp thời, còn để xảy ra trùng hưởng, hưởng chế độ không đúng quy định dẫn đến phát sinh đơn thư khiếu nại
Một số chế độ chính sách tuy có được điều chỉnh theo từng giai đoạn nhưng nhìn chung vẫn cịn thấp, chưa đảm bảo cho NCCVCM có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú như: chế độ người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, chế độ người có cơng giúp đỡ cách mạng. Đặc biệt, một số chế độ trợ cấp một
lần với mức quy định từ năm 1995 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh như: trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến (tính theo thâm niên kháng chiến)…
Hiện nay Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương chưa có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chế độ, chính sách đối với cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có cơng và chế độ, chính sách đối với người làm việc tại cơ sở ni dưỡng, điều dưỡng người có cơng nên ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng NCCVCM.
Một số địa phương chưa chú trọng cải cách hành chính gắn với phịng, chống tham nhũng trong việc xác lập hồ sơ hưởng chế độ và quản lý đối tượng NCCVCM. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện và quản lý chính sách cịn nhiều hạn chế, chậm đổi mới.
Bộ máy cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM được bố trí từ tỉnh đến cấp xã. Tuy nhiên, phần lớn cán bộ cấp xã kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực như: trẻ em, lao động việc làm, văn hóa …, ngồi ra những cán bộ có năng lực thường được điều chuyển, phân công công tác khác hoặc thay đổi làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc; một số cán bộ, cơng chức thực hiện chính sách CSSK đối với NCCVCM chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cả về năng lực và phẩm chất; thậm chí một bộ phận thối hóa biến chất tiếp tay cho nạn khai man, giả mạo hồ sơ, trục lợi chính sách ưu đãi NCCVCM, gây bất bình trong xã hội.
Việc phân cấp quản lý giao quyền cho địa phương thực hiện một số chính sách về CSSK đối với NCCVCM chưa mạnh, dẫn đến sự chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của NCCVCM như: đối với NCCVCM bị bệnh nặng hoặc ở vùng sâu, vùng xa thì việc chỉ định cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình phân cấp cho cấp huyện hoặc cấp xã, không nhất thiết phải cấp tỉnh; về chế độ điều dưỡng, cấp tỉnh ban hành quyết định phân bổ chỉ tiêu và hướng dẫn thực hiện, việc ban hành quyết định đối tượng điều dưỡng và tổ
chức thực hiện giao cho Phòng LĐ-TB&XH tham mưu trình UBND cấp huyện…
Công tác thanh tra, kiểm tra việc xác lập hồ sơ giải quyết chế độ trong những năm qua mặc dù đã được tăng cường, nhưng nhìn chung tình trạng man khai hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ vẫn diễn ra phổ biến, biện pháp chế tài còn chung chung, chưa cụ thể, chưa đủ mạnh để xử lý các đối tượng man khai hồ sơ, người xác nhận… dẫn đến đối tượng đã lợi dụng để hưởng chính sách gây bức xúc trong dư luận. Việc thi hành, xử lý các kết luận thanh tra còn gặp nhiều vướng mắc do đối tượng bị đình chỉ, cắt chế độ do sai phạm nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện kéo dài, gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước. Có nhiều trường hợp khơng có khả năng thu hồi số tiền đã hưởng sai chế độ do hồn cảnh gia đình hiện nay khó khăn, thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đã chết hoặc đang bị bệnh hiểm nghèo…
Ngoài ra, do ngày càng có thêm nhiều loại quỹ được hình thành và huy động theo hình thức xã hội hóa; nên trên thực tế, nguồn lực của xã hội tham gia đóng góp trực tiếp vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” những năm gần đây không ổn định và có xu hướng giảm; nhà nước chưa có chính sách ưu tiên, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện huy động nguồn lực, phong trào đền ơn đáp nghĩa chưa thực sự phát triển.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Một là, công tác hoạch định, bổ sung ban hành chính sách ưu đãi đối
với NCCVCM cịn nhiều bất cập. Nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc ban hành chính sách có lúc, có việc cịn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, đồng bộ dẫn đến hệ thống văn bản cịn chồng chéo, khó thực hiện.
cơng tác CSSK đối với NCCVCM, từ đó chưa xác định rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức thực hiện chính sách này mà cho rằng việc tổ chức thực hiện chính sách này là trách nhiệm của ngành LĐ-TB&XH.
Ba là, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản
lý về lĩnh vực ưu đãi NCCVCM chưa được chú trọng, cịn nhiều bất cập; có một số phần mềm được trang bị nhưng chưa phục vụ tốt, triệt để cho công tác quản lý, khai thác và triển khai thực hiện
Bốn là, một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên
chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên biến động cho nên việc nắm bắt chính sách khơng được đầy đủ, thiếu tính liên tục, do đó hướng dẫn và thực hiện chính sách chậm trễ, thiếu chặt chẽ và xảy ra sai sót
Tiểu kết chương 2
Nội dung thực hiện chính sách ưu đãi NCCVCM đã phản ánh vai trò chủ đạo và trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo cho NCCVCM có cuộc sống ổn định, giúp họ trở thành những người cơng dân kiểu mẫu, có ích cho xã hội, đất nước. Khơi dậy sự quan tâm, đồng thuận, hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đơn vị, các cấp, các ngành và các đoàn thể để thực hiện tốt các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tuy nhiên, trong thời gian qua quy định của chính sách thiếu tính đồng bộ; việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với NCCVCM đơi lúc chưa kịp thời, đầy đủ, nhiều sai sót gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống của NCCVCM
Nội dung chương 2 của luận văn nêu một số yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM và thực tiễn quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM tại tỉnh Quảng Nam, trong đó tập trong phân tích sâu các nội dung của hoạt động quản lý nhà nước. Trên cơ sở
đó, đánh giá những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM trên địa bàn tỉnh
Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về CSSK đối với NCCVCM trong giai đoạn 05 năm qua làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ở Chương 3
CHƯƠNG 3