Thực tiễn thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 51 - 62)

huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

2.2.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Cơ sở pháp lý của việc thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

Trước năm 2013, việc thực hiện thu hồi đất được căn cứ vào các văn bản: Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số: 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền SDĐ, trình tự, thủ tục BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai và các văn bản pháp luật khác của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ.

Từ năm 2013, với việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai mới, cơ sở pháp lý của việc thực hiện thu hồi đất hiện nay là các văn bản: Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số: 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số: 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số: 30/2014/TT- BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

Nhìn một cách tổng quát, các văn bản pháp luật kể trên quy định các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, xác định cơ sở, điều kiện của việc thu hồi đất; Thứ hai, quy định cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất và các cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thu hồi đất; Thứ ba, quy định thủ tục thu hồi đất và thủ tục giải quyết các khiếu nại về thu hồi đất.

Bên cạnh các quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương, chính quyền thành phố Hà Nội cũng ban hành các văn bản pháp luật thi hành các văn bản đó ở địa phương. Các văn bản quan trọng phải kể đến là:

-Quyết định số: 21/2014/QĐ- UBND ngày ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số: 5077/2014/QĐ- UBND ngày 02/10/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ủy quyền giao cho UBND các huyện, huyện và thị xã quyết định thu hồi đất một số trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số: 21/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của bản Quyết định số: 21/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án trên Thành phố;

- Quyết định số: 23/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số: 32/2015/QĐ- UBND ngày 30/10/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số: 23/2014/QĐ- UBND ngày 20/6/2014 của UBND Thành phố;

Các văn bản kể trên của UBND thành phố đã cụ thể hóa, quy định chi tiết các văn bản pháp luật của Quốc hội, Chính phủ áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thời gian vừa qua, công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Phúc Thọ về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại thành phố Hà Nội nói chung và riêng huyện Phúc Thọ nói riêng hoạt động thu hồi đất rất sôi động vì số lượng đất mà cơ quan nhà nước phải thu hồi là rất lớn. Trong những giai đoạn vừa qua, đặc biệt là từ năm 2015 đến năm 2018 thì tại huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội đã tiến hành thu hồi đất trong nhiều dự án, đảm bảo đạt được những kết quả nhât định, tổng số dự án thu hồi là 82 dự án, với 338.164 mét vuông đất đai. Số đất đai này đã bàn giao cho các nhà đầu tư để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, giao thông, an ninh quốc phòng như trường đại học Đại Nam, trường phổ thông Liên cấp Hainam, dự án khu dãn dân phố Gạch, dự án tiểu khu công nghiệp Hoàng Quân Phúc Thọ, dự án nhà máy dệt may Vinatex...

Từ thực tiễn tổ chức thực hiện thu hồi đất của huyện Phúc Thọ cho thấy, thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực này luôn gắn chặt với công tác thu hồi đất cho các trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn của huyện. Vì lẽ đó, để nghiên cứu đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện hoạt động thu hồi đất trước hết cần đánh giá thực trạng công tác GPMB trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Trong năm 2018, UBND huyện Phúc Thọ đã tiến hành giải quyết việc thu hồi đất cho các dự án sau: Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo hoàn thành chi

trả kinh phí và bàn giao các mặt bằng dự án đường liên xã Phụng Thượng – Ngọc Tảo. Chi trả kinh phí bổ sung các dự án: Tiêu Hiệp Thuận; Tỉnh lộ 418 trên địa bàn xã Võng Xuyên và Thị trấn Phúc Thọ, tổng kinh phí 5 tỷ 340 triệu đồng. Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB các dự án: Khai thác mỏ cát tại bãi nổi sông Hồng xã Vân Hà; đấu giá QSD đất khu Đồng Tre, Lỗ Gió xã Võng Xuyên (giai đoạn 2); dự án xây dựng nhà văn hóa cụm 12, thôn Tường Phiêu, xã Tích Giang. Thành lập hội đồng, tổ công tác thực hiện dự án trường THCS Hiệp Thuận, Thọ Lộc. Tổ chức kiểm điểm kê khai tài sản, vật kiến trúc, cây cối tại dự án đấu giá QSD đất X8 Thị trấn Phúc Thọ và một số điểm đấu giá QSD đất khác. Giải quyết xong tồn tại, vướng mắc tại các dự án cải tạo lòng dẫn sông Đáy, đê Hữu Hồng xã Sen Chiểu; đang xem xét giải quyết một số dự án trên địa bàn Thị trấn Phúc Thọ.

Tổ chức tốt các phiên đấu giá QSD đất tại khu X9 xã Phụng Thượng, X12 xã Ngọc Tảo, X10 xã Phúc Hòa, tổng diện tích 544,2 m2, số tiền 3 tỷ 067 triệu đồng. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ trúng đấu giá X9 xã Phụng Thượng, X12 xã Ngọc Tảo. Thực hiện tốt công tác thu hồi đất, xây dựng HTKT các khu, điểm đấu giá đã phê duyệt theo kế hoạch. Hoàn thiện thủ tục hồ sơ xin giá khởi điểm khu cổng Nội xã Tam Hiệp; X3 xứ Phù Lưu, xã Sen Chiểu; hồ Vân xã Cẩm Đình; sân vận động Thị trấn Phúc Thọ (cũ); ao sân mới xã Hiệp Thuận. Hoàn thiện báo cáo KTKT, đầu tư xây dựng hạ tầng đấu giá đất tại Thị trấn, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn.

Theo đó số liệu cụ thể như sau:

Tổng diện tích đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ sẽ phải thu hồi trong năm kế hoạch 2018 là 43,95ha, trong đó:

-Đất chuyên trồng lúa nước: 39,91ha

-Đất trồng lúa nước còn lại: 2,3ha

-Đất cây hàng năm khác : 1,51ha

Bảng 2.1.: Diện tích các loại đất cần thu hồi trong năm kế hoạch 2018

STT Mục đích sử dụng Tổng diện

tích (ha)

(1) (2) (3) (4)

1 Đất nông nghiệp NNP 43,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 43,95

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 43,71

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 42,20

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 39,91

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 2,30

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1,51

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,23

1.2 Đất lâm nghiệp LNP -

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,00

Trong năm 2017 tình hình thu hồi đất của huyện Phúc Thọ như sau: Tổng diện tích đất nông nghiệp huyện Phúc Thọ sẽ phải thu hồi trong năm kế hoạch 2018 là 43,95ha, trong đó:

-Đất chuyên trồng lúa nước: 39,91ha

-Đất trồng lúa nước còn lại :2,3ha

-Đất cây hàng năm khác : 1,51ha

-Đất trồng cây lâu năm: 0,23ha

Bảng 2.2: Diện tích các loại đất cần thu hồi trong năm kế hoạch 2018

STT Mục đích sử dụng Tổng diện

tích (ha)

(1) (2) (3) (4)

1 Đất nông nghiệp NNP 43,95

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 43,95

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 43,71

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 39,91

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 2,30

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1,51

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 0,23

1.2 Đất lâm nghiệp LNP -

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,00

2.2.2. Đánh giá thực tiễn thực hiện thực trạng thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ

2.2.2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của việc thực hiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Phúc Thọ

* Tổ chức thực hiện công tác thu hồi đất

Để thực hiện thu hồi đất đảm bảo đúng quy định pháp luật, UBND huyện Phúc Thọ đã thành lập Ban bồi thường GPMB huyện và Tổ chuyên viên thẩm định trên cơ sở những văn bản quy định của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư. Nhằm hỗ trợ, đảm bảo hoạt động thu hồi đất được đúng trình tự, thủ tục, đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan UBND huyện Phúc Thọ đã thực hiện đầy đủ yêu cầu về ban hành văn bản, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác thu hồi đất, ban hành các văn bản mới thay thế các văn bản đã không còn phù hợp.

* Tiến hành thu hồi đất

Theo như thông tin từ cơ quan đăng ký và Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện Phúc Thọ thì ở giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 toàn huyện Phúc Thọ đã tiến hành cấp giấy phép cho 82 dự án trong đó có thu hồi đối với 331.114 mét vuông đất các loại và để bàn giao cho nhà đầu tư hiệu quả nhất, trong hoạt động thu hồi đất có liên quan đến quyền lợi của hơn 1000 hộ dân tổng số tiền mà đã bồi tường hỗ trợ tái định cư cho người dân là 559 tỉ đồng và số đất bồi thường là 227 mét vuông.

Thực trạng thực hiện thu hồi đất giai đoạn này trên địa bàn huyện Phúc Thọ được thể hiện rõ nét qua dự án GPMB xây dựng đường quốc lộ 32 đoạn qua địa bàn huyện Phúc Thọ.

Công tác thu hồi đất đạt hiệu quả cao, do UBND huyện Phúc Thọ đã quán triệt đến từng cấp chính quyền, tuyên truyền vận động đến từng hộ dân, công tác kiểm kê và xác định giá trị đất để bồi thường được tính toán kỹ, đảm bảo giá trị bồi thường thỏa đáng. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị thu hồi đất được quan tâm. Tất cả những điểu này dẫn đến hiệu quả công tác thu hồi đất của huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội trong giai đoạn vừa qua đạt được tốt.

2.2.2.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

* Hạn chế, thiếu sót

Tuy nhiên một số quy định về trình tự, thủ tục THĐ, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong Luật Đất đai năm 2013 cần được xem xét và điều chỉnh:

Thứ nhất, quy định về trình tự, thủ tục THĐ rải rác ở nhiều văn bản cả Luật, Nghị định, Thông tư, gây chậm tiến độ ban hành văn bản có liên quan và giải phóng mặt bằng, cụ thể quy định tại Điều 67, 69, 70, 71 và 93 Luật Đất đai năm 2013, Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Điều 28 và 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT và các quy định của địa phương.

Thứ hai, Quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, trong đó có quy định về Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng còn chưa đảm bảo, quan hệ phối hợp của Hội đồng với các chủ thể còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này dẫn đến những khó khăn, hạn chế trong công tác thu hồi đất

Theo quy định về điều kiện bố trí tái định cư thì hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chổ ở do bị thu hồi hết đất ở, hoặc thu chưa hết đất nhưng diện tích còn lại (kể cả đất vườn có đủ điều kiện chuyển mục đích sử dụng sang đất ở) không đủ để làm nhà ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở, đất ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi thì được bố trí đất tái định cư.

Thứ ba, Về quy định có liên quan đến thông báo hoạt động thu hồi đất của nhà nước còn chưa đảm bảo. Công tác kiểm đếm, đo đạc để đánh giá về quá trình thu hồi đất còn chưa đảm bảo. Như vậy thông báo THĐ sẽ bao gồm toàn bộ 05 nội dung của kế hoạch THĐ, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được liệt kê trong khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 17 Nghị định này lại quy định nội dung thông báo THĐ chỉ quy định 04 nội dung, không bao gồm nội dung tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP. Bên cạnh đó, nội dung thông báo về diện tích, vị trí đất thu hồi theo biểu mẫu 07 ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TTBTNMT quy định thông báo cả loại đất đang sử dụng sẽ thu hồi là chưa phù hợp với nội dung tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà còn tạo ra không ít khó khăn trong thực tiễn. Trường hợp NSDĐ chưa đăng ký đất đai thì không có thông tin về loại đất đang sử dụng để thông báo; mục đích sử dụng đất chỉ có thể xác định chính xác khi thực hiện kiểm đếm và xét tính pháp lý của đất. Việc không thống nhất về mục đích sử dụng đất trong thông báo THĐ với mục đích sử dụng đất áp giá bồi thường trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ ảnh hưởng đến công tác bồi thường, là nguyên nhân phát sinh khiếu nại. Không chỉ có vậy, hiện vẫn còn tồn tại những bất cập về hiệu lực của thông báo THĐ và thời gian phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thứ tư, trình tự, thủ tục THĐ không quy định bước ghi nhận hiện trạng khu đất bị thu hồi tại thời điểm thông báo THĐ. Khoản 2 Điều 92 Luật Đất đai năm 2013 quy định tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau khi có thông báo THĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không được bồi thường.

Thứ năm, quy định về cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc chưa cụ thể, chặt chẽ. Kiểm đếm ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)