3.3.1. Kiến nghị với cấp Trung ương
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho ngành du lịch tỉnh Cao Bằng tham gia các sự kiện, chương trình có quy mô lớn nhằm có cơ hội quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh non nước Cao Bằng;
- Hỗ trợ cho tỉnh Cao Bằng trong việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển du lịch (về kỹ năng dự báo, thống kê; tư duy phát triển du lịch bền vững, nghiệp vụ du lịch,...);
- Quan tâm nghiên cứu, tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách, chủ trương đặc thù trong thực hiện các chính sách về công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di tích lịch sử, phát triển du lịch đối với các tỉnh có đường biên giới với nước ngoài, vì đây là những tỉnh được coi là “phên dậu” của Tổ quốc, song song với phát triển kinh tế-xã hội còn thực hiện nhiệm vụ cao cả là đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới. Đối với tỉnh Cao Bằng có Thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) là khu du lịch đang được thực hiện khai thác chung giữa hai nước Việt Nam (Trùng Khánh) và Trung Quốc (Đức Thiên), tuy nhiên trong nhiều năm qua, việc khai thác chung khu du lịch này như thế nào cho hiệu quả thì cơ bản còn khá lúng túng, hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tuy nhiên việc chậm chễ trong chủ trương điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý quy hoạch xây dựng, công tác giải phóng mặt bằng, cắm mốc quy hoạch ngoài thực địa, quy hoạch phát triển du lịch,... không được thực hiện kịp thời, dẫn đến có những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tại huyện Trùng Khánh, cụ thể là tại Khu du lịch Thác Bản Giốc, dẫn đến việc chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên thiên nhiên khu vực huyện Trùng Khánh.
3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Cao Bằng
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quan tâm chú trọng hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ trong nước, ngoài nước đầu tư vào các dự án phát triển du lịch tại Cao Bằng. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách cần có những ưu đãi vượt trội, có sức cạnh tranh cao để tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, điều này đặc biệt cần thiết với một tỉnh miền núi điều kiện còn
nhiều khó khăn như Cao Bằng. Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đầu tư phát triển du lịch vì các khu du lịch thường có đặc thù là thu hồi vốn chậm, đối với các khu du lịch ở huyện, xã xa trung tâm chưa có hệ thống giao thông thuận lợi, chưa được biết đến càng khó khăn hơn trong việc thu hồi vốn, thậm chí khả năng rủi ro cao trong khi đó nhà đầu tư phải đầu tư số vốn lớn vì vậy tỉnh cần có chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng, miễn hoặc giảm thuê đất, thuế đất...nhằm tạo điều kiện tốt nhất thu hút đầu tư cho phát triển du lịch.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quan tâm chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan liên quan: tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chính sách du lịch nói chung, nguồn nhân lực tham mưu xây dựng kế hoạch, chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch nói riêng, vì đây đang là khâu yếu của ngành du lịch tỉnh Cao Bằng.
- Đề nghị thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lợi thế tiềm năng du lịch của địa phương, cơ sở chủ động đưa ra những giải pháp, những cách làm hay, cụ thể, thiết thực, nhằm đưa chính sách đi vào cuộc sống có hiệu quả; chủ động phối hợp, triển khai thực hiện chính sách phát triển du lịch tại địa phương, coi nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, như:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: chủ động nghiên cứu tham mưu tổ chức xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển các điểm du lịch, và kết nối các điểm, xây dựng các tour liên kết trong và ngoài tỉnh; thực hiện tốt công tác quản lý, phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa theo định hướng phát triển và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Sở Tài chính: quan tâm, ưu tiên tham mưu mưu phân bổ ngân sách cho công tác quy hoạch, đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng, sản phẩm du lịch, hoạt động xúc tiến quảng bá điểm đến và phát triển du lịch cộng đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư: tham mưu tổ chức các chương trình thu hút đầu tư phục vụ phát triển du lịch. Đề xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh các cơ chế nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông và phát triển
sản phẩm du lịch.
Sở Giao thông vận tải: quan tâm việc tham mưu lập quy hoạch về giao thông đường bộ phù hợp với phát triển du lịch; chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành khảo sát lập quy hoạch mạng lưới giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch, quan tâm xây dựng các phương án nâng cấp, cải tạo những tuyến giao thông đã xuống cấp.
Tiểu kết Chương 3
Có thể thấy rằng, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện nay đạt được nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của tỉnh. Để khắc phục những hạn chế, phát huy tính tích cực, nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng hiện nay, theo tôi cần thực hiện một số giải pháp như: Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả các công cụ quản lý nhà nước trong hoạt động du lịch; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển; thực hiện các giải pháp về liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Các giải pháp này có sự thống nhất với nhau; do đó, cần thiết và nhất thiết phải thực hiện một cách đồng bộ thì mới đảm bảo có hiệu quả trong thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới, nhằm hướng đến mục tiêu tới năm 2025, du lịch Cao Bằng cơ bản đáp ứng các yêu cầu của ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng.
KẾT LUẬN
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Để có thể phát triển du lịch một cách hiệu quả cần có một chính sách phát triển du lịch chất lượng, đi vào cuộc sống. Chính vì vậy, việc nghiên cứu lý luận về chính sách công, chính sách phát triển du lịch và thực hiện chính sách phát triển du lịch có tầm quan trọng đặc biệt, theo đó, thực hiện chính sách phát triển du lịch là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào thực tế đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển du lịch. Quá trình này cần tập trung xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến, tuyên truyền chính sách; phân công, phối hợp thực hiện chính sách; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách; đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.
Từ cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, luận văn có trình bày về thực trạng thực hiện chính sách du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ 2016 đến nay, qua đó đã chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề ra một số giải pháp để khắc phục hạn chế, nhằm thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới. Có thể nói, Cao Bằng là tỉnh có thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và sở hữu kho tàng văn hóa lớn, bên cạnh đó còn có nhiều di tích quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đây đều là những tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch với định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những phân tích, tổng hợp trong những năm qua, đặc biệt kể từ sau khi được nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu do UNESCO trao tặng cho Công viên địa chất Non nước Cao Bằng cho thấy, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh đã đạt được những thành quả nhất định, góp phần thúc đẩy, tạo động lực cho sự phát triển du lịch của tỉnh. Qua đó, khẳng định vị thế của Cao Bằng trong thị trường du lịch của vùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn có những hạn chế nhất định. Những hạn chế này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Chính vì vậy, để phát triển hơn nữa du lịch của tỉnh Cao Bằng, cần nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển du lịch của tỉnh, nhằm phát huy hơn
nữa những ưu điểm của quá trình thực hiện chính sách cũng như khắc phục những hạn chế còn tồn tại của qua trình thực hiện chính sách. Đó là phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch; tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên du lịch; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của các bên liên quan trong thực hiện chính sách phát triển; thực hiện các giải pháp về liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Việc thực hiện tốt chính sách phát triển du lịch có ý nghĩa thiết thực đối với bối cảnh du lịch Cao Bằng hiện nay, nhằm phát huy tối ưu tiềm năng, thế mạnh của Cao Bằng cho phát triển du lịch, khẳng định vai trò vị trí của du lịch trong việc tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ngày càng mạnh mẽ trong giai đoạn mới, đặc biệt đóng góp tích cực trong việc xây dựng thương hiệu du lịch Đông Bắc trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực. Chắc chắn trong thời gian tới, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch sẽ tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho ngành du lịch tỉnh Cao Bằng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Khánh An (2017), Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền
vững từ thực tiễn thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Học viện
Khoa học xã hội.
2. Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2017) Báo cáo số 43- BC/BCSĐ tự kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương
trình Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 12/5/2017,
Cao Bằng.
3. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng (2016) Kế hoạch số 2295/KH-BCĐ thực hiện chương trình phát triển du
lịch giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 19/8/2016, Cao Bằng.
4. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng (2019) Báo cáo số 1240/BC-BCĐ kết quả 02 năm triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 (từ
08/2016 đến 31/12/2018), ban hành ngày 22/4/2019, Cao Bằng.
5. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành ngày 16/01/2017, Hà Nội.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1998) Quyết định 989/QĐ-BVHTTDL
công nhận Thác Bản Giốc là danh thắng Quốc gia, ban hành ngày
20/5/1998, Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (1998) Quyết định số 95/QĐ-BVHTTDL
công nhận Động Ngườm Ngao được công nhận là danh thắng Quốc gia,
ban hành ngày 24/01/1998, Hà Nội.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008) Đề tài cấp Bộ: nghiên cứu xây dựng
sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017) Thông tư số 06/2017/TT-
BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch, ban hành ngày
10.Bộ Xây dựng (2019) Công văn số 779/BXD-QHKT về việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch Thác Bản Giốc và phương án
kiến trúc nhà Trạm kiểm soát, ban hành ngày 16/4/2019, Hà Nội.
11. Chính phủ (2017) Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy dịnh chi tiết một số
điều của Luật Du lịch, ban hành ngày 31/12/2017, Hà Nội
12.Chính phủ (2017) Nghị quyết số 103/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính
trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành ngày
06/10/2017, Hà Nội.
13.Cục Thống kê Cao Bằng (2020) Báo cáo số 813/BC-CTK tình hình
thương mại và vận tải tháng 12 và 12 tháng năm 2020, ban hành ngày
27/12/2020, Cao Bằng.
14.Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng (2015), Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, ban
hành ngày 16/10/2015, Cao Bằng.
15.Lưu Đức Hải (2009) “Phát triển các ngành du lịch trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí số 8 về Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam số 4-2009.
16.Vương Minh Hoài (2011), Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở
Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
17.Hội đồng nhân dân huyện Trùng Khánh (2019) Nghị quyết 03/2019/NQ- HĐND của về phát triển du lịch huyện Trùng Khánh giai đoạn 2019-
2021, tầm nhìn đến 2025, ban hành ngày 28/6/2019, huyện Trùng Khánh
(Cao Bằng).
18.Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng (2020) Nghị quyết số 50/2020/NQ-
HĐND về phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025 tỉnh Cao Bằng, ban
hành ngày 16/12/2020, Cao Bằng.
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
20.Hoàng Thị Thu Hương (2013), Phát triển du lịch Quảng Nam theo hướng
bền vững, Luận văn thạc sỹ, Viện khoa học xã hội Vùng Trung Bộ
21.Phạm Trung Lương (2007) “Phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường”, Tạp chí Du lịch, số 07 Tr.53.
22.Khương Thị Hồng Nhung (2016), Thực hiện chính sách phát triển du lịch
bền vững từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ, Học viện Khoa
học xã hội.
23.Phạm Văn Phú (2019) “Hà Giang: Phát triển du lịch trải nghiệm “ba cùng””, <https://dangcongsan.vn/kinh-te/ha-giang-phat-trien-du-lich-trai- nghiem-ba-cung-524613.html>, (06/06/2019).
24.Đặng Phương (2019) “Sơn La chú trọng khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch”, <https://dangcongsan.vn/kinh-te/son-la-chu-trong-khai-thac-co- hieu-qua-tiem-nang-du-lich-541849.html>, (07/11/2019).