CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS
2.3. Tổng quan chất lƣợng dịch vụ logistics
2.3.4. Quản lý chát lượng dịch vụ logistics
ISO 9000: 2000 đã xác định “Quản lý chất lƣợng dịch vụ logistics là tập hợp những hoạt động của chức năng quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu - đơn vị sản xuất - đến ngƣời tiêu dùng”.
Theo định nghĩa trên thì quản trị chất lƣợng là quá trình mà nhà quản trị đề ra các chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo quá trình của dịch vụ logistics từ nhà cung ứng nguyên vật liệu đến đơn vị sản xuất và cuối cùng là ngƣời tiêu dùng. Làm sao cho hoạt động logistics đạt đƣợc kết quả cao nhất và chi phí là thấp nhất.
Hiện nay, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ logistics là nhiệm vụ tiên quyết đối với công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này. Làm thế nào để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ logistics một cách tốt nhất và hiệu quả nhất thì các công ty cần phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Định hướng vào khách hàng: Chất lƣợng là sự thỏa mãn khách hàng, chính vì vậy quản lý chất lƣợng phải nhằm đáp ứng mục tiêu đó. Quản trị chất lƣợng dịch vụ logistics là không ngừng tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng và qua đó xây dựng nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Vai trò lãnh đạo: Lãnh đạo của công ty phải thống nhất mục đích, định hƣớng vào môi trƣờng nội bộ của công ty, huy động toàn bộ nguồn lực của công ty để đạt đƣợc mục tiêu của công ty. Có nghĩa là nhà quản trị là ngƣời đƣa ra các chính sách và biện pháp cho công ty, ngoài ra họ phải biết đƣợc năng lực của từng nhân viên để có thể sắp xếp cho họ những công việc phù hợp với họ, để họ có thể phát huy đƣợc hết năng lực của mình.
Vai trò của nhân sự: Con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển, hay nói cách khác nhân viên trong công ty là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Họ phải là những ngƣời có chuyên môn và năng lực và có kinh nghiệm trong công việc mà họ đƣợc giao.
Phương pháp quá trình: Quá trình là một hoạt động hoặc một tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để biến đầu vào thành đầu ra. Có nghĩa là doanh nghiệp cần phải áp dụng cách tiếp cận theo quá trình để quản lý. Việc tiếp cận trên nhấn mạnh tầm quan trọng của:
- Việc hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Xem xét giải quyết vấn đề trong quá trình thực hiện để tạo ra giá trị gia tăng
- Có đƣợc kết quả về tính hiệu lực và hiệu quả của mục tiêu - Cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lƣờng đối tƣợng