2.1. Tổng quan về Ngân hàng TPBANK
2.1.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ NHBL của TPBANK
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn hoạt động được TPBank chú trọng nhằm đảm bảo nguồn giải ngân cho hoạt động cho vay, an toàn thanh khoản và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng, đầu tư.
Trên thị trường 1 (khách hàng là cá nhân và các tổ chức kinh tế), TPBank đưa ra các sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, cạnh tranh, bao gồm:
Các tài khoản tiết kiệm lĩnh lãi cuối kỳ, đầu kỳ, hoặc định kỳ; Tài khoản
rút gốc linh hoạt;
Chứng chỉ tiền gửi theo các kỳ hạn;
Trái phiếu tổ chức tín dụng;
Tài khoản thơng minh EZLink;
Uy tín trong q trình hoạt động, chính sách lãi suất phù hợp, các chương trình khuyến mãi và quà tặng hấp dẫn đã khiến thương hiệu và hoạt động của TPBank có sự tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường dân cư.
Tính đến 31/12/2018, vốn huy động từ khách hàng cá nhân của TPBank đạt 76.138 tỷ đồng, tăng 36.633 tỷ đồng (tương đương 92,7%) so với năm 2015.
Bảng 2.1: Vốn huy động khách hàng bán lẻ của TPBank từ năm 2015-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2015 2016 2017 2018
Tiền gửi khách hàng
39.505,447 55.082,028 70.298,586 76.138,062
Nguồn: BCTC TPBank đã được kiểm toán năm 2015, 2016, 2017 và 2018
Hoạt động huy động vốn của TPBank biến chuyển tốt qua các năm, có sự kết hợp hài hịa giữa nguồn vốn từ khu vực dân cư/tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng tùy theo tình hình thanh khoản và cơ hội phát triển danh mục tài sản có. Tại 31/12/2018, tổng giá trị huy động tại thị trường 1 và thị trường 2 đạt 118.344 tỷ đồng,
chiếm 94,25% tổng nợ phải trả. Trong đó, tiền gửi của khách hàng đạt 76.138 tỷ đồng, chiếm 60,64% tổng nợ phải trả, tiền gửi & tiền vay tổ chức tín dụng đạt 33.491 tỷ đồng, chiếm 26,67% tổng nợ phải trả. Tại 31/12/2018, tổng nguồn vốn huy động của TPBank tăng 3.922 tỷ đồng so với năm 2016.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng chiến lược của ngân hàng đã phát huy tác dụng trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua.
Dư nợ tín dụng thị trường 1 đến cuối năm 2018 tồn hàng đạt 84.329 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 78.458 tỷ đồng, trái phiếu doanh nghiệp đạt 5.871 tỷ đồng.
Đối với phân khúc Khách hàng Cá nhân, ngoài việc tiếp tục phát triển vững mạnh các lĩnh vực cho vay chủ đạo, các Khối kinh doanh đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng trưởng dư nợ ngay từ đầu năm 2018 nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần cho ngân hàng. Cho vay khách hàng cá nhân tăng 51% so với năm 2017, cho thấy những nỗ lực cũng như năng lực của đội ngũ bán hàng, tính hiệu quả các sản phẩm vay đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Lợi nhuận biên cho vay tăng 0,3% đến từ các điều chỉnh chủ động về giá đóng góp đáng kể vào tăng trưởng thu thuần từ lãi vay tạo thêm NII cho ngân hàng.
Hình 2.1: Hoạt động cho vay năm 2018 tại TPBank
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thẻ
Nhằm gia tăng số lượng thẻ phát hành và quảng bá thương hiệu thẻ TPBank đến nhiều đối tượng khách hàng, TPBank triển khai phát hành thẻ cho khách hàng cá nhân theo 3 nhóm:
Thẻ tín dụng: Với các sản phẩm tiêu biểu như Thẻ đồng thương hiệu Mobifone,
TPBank Visa FreeGo, TPBank World Mastercard…
Thẻ ATM eCounter: Cho phép rút tiền miễn phí tại tồn bộ ATM của các Ngân
hàng trong liên minh Napas. Tích hợp với dịch vụ ngân hàng điện tử & Có khả năng in bất kỳ hình ảnh u thích nào của khách hàng.
Thẻ TPBank Visa CashFree: Chi tiêu thanh tốn tồn cầu như thẻ Visa mà miễn phí rút tiền mặt tại các ATM nội địa của các ngân hàng tại Việt Nam Số lượng thẻ phát hành đến cuối năm 2018 đạt 480.182 thẻ, tăng 66% so với cuối năm 2017. Doanh số sử dụng thẻ đạt 5.308 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2017. Doanh số thanh toán thẻ đạt 4.835 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2017. Tổng số máy ATM+ đã hoạt động trên toàn quốc là 86 máy, mạng lưới chi nhánh của TPBank phủ khắp cả 3 miền với 75 điểm giao dịch.
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng thẻ Eximbank tính đến ngày 31/12/2018 ĐVT: thẻ
Loại thẻ Năm 2018 Tăng so với năm 2017
Thẻ ghi nợ 448.529 185.253 Thẻ tín dụng doanh nhân 517 246 Thẻ tín dụng cá nhân 31.136 6.096 Tổng 480.182 191.595
Bảng 2.3: Tổng hợp doanh số thẻ TPBank năm 2017-2018
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2017 Năm 2018 % tăng
Doanh số sử dụng thẻ 4.173 5.308 27%
Doanh số thanh toán thẻ 3.200 4.835 51%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của TPBank năm 2017-2018) 2.1.3.4. Hoạt động dịch vụ cá nhân
Trong điều kiện tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, Ngân hàng đã chủ động tập trung đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và mở rộng các mảng kinh doanh khác nhằm gia tăng nguồn thu, nhờ vậy tỷ trọng các khoản thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập cũng tăng lên đáng kể. Đây cũng là xu hướng phù hợp với các ngân hàng đa năng hiện đại, theo đó thu nhập từ lãi giảm dần và thu nhập từ dịch vụ ngày càng tăng.
Năm 2018, tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi tín dụng chỉ cịn chiếm 78%, giảm 10% so với năm 2017, trong khi đó, thu nhập thuần ngồi lãi lại tăng hơn 3 lần và tỷ trọng đã nâng lên hơn 22% trên tổng thu nhập thuần, so với mức 12% năm 2017. Thu từ dịch vụ thanh toán tăng trưởng mạnh và bảo hiểm tăng trưởng mạnh mẽ, qua đó góp phần khơng nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của TPBank. Các hoạt động về thanh tốn trong và ngồi nước cũng như dịch vụ thẻ cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho ngân hàng.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn thu nhập của TPBank năm 2017-2018
ĐVT: triệu đồng
Nguồn thu nhập và tỷ trọng Năm 2018 Năm 2017
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
4.377.777 (77,8%) 3.172.424 (87,88%)
Lãi thuần từ hoạt động khác 1.249.023 (22,2%) 437.302 (12,12%)
TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 5.626.800 (100%) 3.609.726 (100%)
TPBank tiếp tục mạnh tay đầu tư cho công nghệ trong cả các sản phẩm, dịch vụ lẫn quy trình vận hành của ngân hàng. Được biết nhờ áp dụng công nghệ, cải tiến, số hóa và tự động hóa các quy trình nội bộ đã giúp ngân hàng nâng cao đáng kể năng suất lao động, tiết giảm được khá nhiều chi phí vận hành và cũng giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Hệ thống các điểm giao dịch ngân hàng tự động LiveBank mà TPBank đã mạnh tay đầu tư thời gian qua cũng đang phát huy hiệu quả, ngày càng chiếm được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng. Hệ thống này hiện cho phép thực hiện giao dịch suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, đồng thời giúp nhà băng tiết kiệm khá nhiều chi phí vận hành, do chi phí giao dịch bình qn trên LiveBank chỉ bằng 30% so với chi phí giao dịch tại quầy. Thu nhập tăng nhanh, trong khi chi phí lại tiết kiệm nên đã giúp kéo tỷ lệ CIR (chi phí/thu nhập thuần) của nhà băng từ xấp xỉ 50% năm ngối xuống cịn 43% năm 2018.