3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại TPBANK
3.2.8. Tìm kiếm, bổ sung nguồn nhân lực “mới” trong hoạt động NHBL
Trong hoạt động NHBL, để tiết kiệm chi phí Ngân hàng buộc phải tận dụng tối đa nguồn lực của mình. Với số lượng khách hàng cá nhân đơng đảo, việc bổ sung nguồn nhân lực bán lẻ tại các ngân hàng nói chung và TPBank nói riêng là yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ nhanh chóng, hiệu quả đối với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Một giải pháp đặt ra đối với TPBank hiện nay là tìm kiếm và bổ sung thêm nguồn nhân lực “mới”, không nhất thiết là cán bộ Ngân hàng, không phân biệt tuổi tác, chỉ cần là đội ngũ có sức khỏe, có nhu cầu và đáp ứng được điều kiện làm việc bán thời gian tại Ngân hàng, đặc biệt là những người trung niên, cán bộ về hưu – có thể lấy từ nền khách hàng sẵn có của TPBank. Họ sẽ được đào tạo cơ bản về những sản phẩm, dịch vụ bán lẻ ngân hàng đang cung cấp; sau đó hoặc tự tìm kiếm khách hàng hoặc tiếp cận lại đối với những khách hàng hiện tại của ngân hàng, đến tận nơi để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng bằng mối quan hệ, bằng cách sẻ chia, trao đổi của họ. Đồng thời, Ngân hàng sẽ phải đưa ra một cơ chế khuyến khích kèm theo, ví dụ như mức tiền mỗi thành viên được hưởng khi tiếp thị được 01 khách hàng sử dụng 1 sản phẩm, dịch vụ hay 2, 3 và nhiều hơn nhằm tạo động lực thúc đẩy tinh thần làm việc cho đội ngũ này… Đây cũng có thể được xem như là một kênh phân phối truyền thống kiểu mới, vẫn trực tiếp cung cấp sản phẩm, dịch vụ của TPBank cho khách hàng nhưng không phải tại quầy hay các điểm giao dịch mà tự cán bộ tìm đến khách hàng để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.
Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tận dụng nguồn lực từ đội ngũ cán bộ làm việc bán thời gian, trong đó ưu tiên sự tham gia của những người trung niên, những cán bộ đã về hưu nhưng có nhu cầu hoặc muốn được thử sức trong hoạt động ngân hàng… sẽ tạo nên sự khác biệt cho TPBank trong quá trình chuyển giao sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng.