trị cà phê toàn cầu
Thị trường mặt hàng cà phê trên thế giới luôn dịch chuyển theo các xu hướng phát triển mới về nhiều phương diện như sản xuất, tiêu thụ, giá cả và thương mại.
Điều này mang đến cả thuận lợi và khó khăn cho các quốc gia trong hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu mặt hàng cà phê.
Cơ hội
Thứ nhất, xu hướng gia tăng giá trị nhập khẩu mặt hàng cà phê của nhóm các quốc gia đang phát triển. Điều này tạo thuận lợi để thúc đẩy ngành cà phê phát triển, nâng cao giá trị mặt hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam. Cùng theo đó tạo ra khả năng chống lại sự dao động về giá cả của mặt hàng cà phê, đem lại sự ổn định trong hoạt động sản xuất và chế biến cà phê trong nước và nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng này
Thứ hai, dân số thế giới ngày càng gia tăng được coi là một cơ hội thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam vì điều này làm tăng nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông nghiệp một cách đáng kể, trong đó có mặt hàng cà phê. Doanh thu của ngành cà phê trên toàn cầu cũng tăng trưởng theo từng năm, điều này cho thấy rằng thị trường cà phê thế giới đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu cà phê, đặc biệt trong bối cảnh cà phế đóng vai trò là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, thị trường tiệu thụ cà phê thế giới đang dịch chuyển dần về khu vực các quốc gia đang phát triển ở Châu Á. Khu vực này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị thương mại quốc tế mặt hàng cà phê, đặc biệt là giá trị nhập khẩu. Việt Nam có vị trí thuận lợi khi nằm trong khu vực sôi động của hoạt động thương mại quốc tế mặt hàng cà phê, có điều kiện tiếp cận thị trường và thúc đẩy hoạt động buôn bán sản phẩm cà phê với các quốc gia trong khu vực. Đặc điểm của thị trường các quốc gia đang phát triển là không quá khắt khe với các mặt hàng nhập khẩu, mức độ bảo hộ thấp sẽ giúp cho mặt hàng cà phê Việt Nam dễ dàng tiếp cận, thâm nhập. Ngoài việc thị trường tiêu thụ cà phê phát triển, thị trường công nghệ cũng được thúc đẩy nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, chế biến cà phê phục vụ xuất khẩu của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam có thêm cơ hội để đầu tư trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất vả chế biến cà phê.
Thứ tư, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và trong ngành cà phê nói riêng, Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận các phương thức canh tác, công nghệ chế biến, rang xay, bảo quản mới để đạt được hiệu quả cao, giảm thiếu chi phí, nâng cao giá trị gia tăng.
Thứ năm, cà phê Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển đa dạng các sản phẩm mới bên cạnh các mặt hàng truyền thống. Các công ty chế biến cà phê Việt Nam dựa trên việc mối liên kết chiến lược, đưa ra thị trường các loại sản phẩm cà phê mới.
Thứ sáu, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi các cửa hàng bán lẻ hoặc chuỗi các siêu thị của các tập đoàn cà phê hàng đầu thế giới theo hình thức nhượng quyền thương mại. Theo đó, Việt Nam sẽ gia nhập vào khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị mặt hàng cà phê. Nhượng quyền thương mại sẽ nhanh chóng tham gia vào chuỗi ở khâu có giá trị gia tăng cao, đồng thời tiếp cận công nghệ kinh doanh hiện đại của các tập đoàn lớn trên thế giới.
Thứ bảy, ngoài nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp cà phê Việt Nam còn có cơ hội liên doanh với các tập đoàn lớn trên thế giới để xây dựng các cơ sở chế biến và rang xay cà phê tại Việt Nam, với những sản phẩm có nguyên liệu từ Việt Nam nhưng cà phê chế biến mang nhãn hiệu của các hang nổi tiếng trên thế giới. Điều này giúp hạn chế những điểm yếu của Việt Nam như chỉ tham gia vào các hoạt động mang lại giá trị thấp như trồng trọt hay xuất khẩu cà phê nhân.
Thách thức
Thứ nhất, sự biến động của giá cả cà phê trên thế giới luôn xảy ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự bất ổn định của hoạt động sản xuất vì bị phụ thuộc vào thiên nhiên. Trong khi đó, mặt hàng cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là cà phê thô nên tác động của giá cả thế giới sẽ là thách thức đối với Việt Nam.
Thứ hai, Việt Nam có được những điều kiện thuận lợi khi thị trường tiêu thụ cà phê trên thế giới có xu hướng dịch chuyển về phía các quốc gia đang phát triển ở Châu Á, nhưng đây là khu vực có thu nhập thấp nên sẽ làm giảm lợi ích mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Do có sự tương đồng về mặt địa lý và tự nhiên nên
các lợi thế của Việt Nam trong việc sản xuất cà phê cũng bị hạn chế. Ngoài ra, nếu Việt Nam không có chiến lược phát triển ngành cà phê thích hợp thì có thể sẽ trở thành nước xuất khẩu nguyên liệu thô cho các quốc gia trong khu vực.
Thứ ba, việc hình thành chuỗi cà phê từ sự liên doanh với các tập đoàn lớn trên thế giới có thể tạo ra sự chi phối thị trường thế giới của độc quyền nhóm. Điều này dẫn đến vai trò của các nhà sản xuất và cung cấp cà phê nhân ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam sẽ bị giảm sút trong chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu.
Thứ tư, để có thể tham gia vào khâu phân phối bán lẻ sản phẩm cà phê Việt Nam trên thế giới trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng đầu tư vào công nghệ chế biến, rang xay cà phê, tạo dung thương hiệu riêng cho cà phê Việt Nam, tạo sự khác biệt, thúc đẩy hoạt động marketing. Đây được coi là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp cà phê Việt Nam trong việc xây dựng mạng lưới phân phối mặt hàng cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
2.3 Phân tích sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
2.3.1 Mô tả mô hình chuỗi giá trị cà phê toàn cầu (Mapping)
Về cơ bản, các quốc gia sẽ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê theo 3 cấp độ: giá trị gia tăng thấp, giá trị gia tăng trung bình và giá trị gia tăng cao.
Giá trị gia tăng thấp – Khâu trồng trọt: Sản xuất cà phê bắt đầu từ trang trại thu hái cà phê. Tại trang trại nhỏ, cà phê được thu hái bằng tay tại thời điểm thu hoạch, trong khi tại các trang trại lớn, thu hoạch cà phê thường được cơ khí hoá hỗ trợ.
Giá trị gia tăng trung bình – Khâu chế biến: Tại các trang trại quy mô nhỏ, người trồng cà phê quy mô nhỏ thường bán cà phê cho các chủ sở hữu lớn để họ đảm nhiệm khâu chế biến và đưa ra thị trường. Trong một số trường hợp, các trang trạiquy mô nhỏ bán sản phẩm của mình trước khi thu hoạch cho những người mua gom để nhận nguồn cung cấp tín dụng.
Giá trị gia tăng cao – Khâu nghiên cứu, triền khai, phân phối và marketing: Nghiên cứu giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê nhằm đáp ứng
đúng những thay đổi của nhu cầu thị trường và phát triển ngành cà phê bền vững. Các hãng chế biến lớn thường phân phối cà phê đã pha trộn của mình thông qua các kênh bán buôn và cung cấp cà phê cho các nhà hàng, khách sạn, sân bay và siêu thị. Các hãng rang xay, chế biến cà phê có hệ thống phân phối bảo đảm để các sản phẩm của họ luôn có mặt trên thị trường tiêu thụ. Các hãng chế biến có thể đưa cà phê thành phẩm về các chi nhánh hoặc kho ở các cơ sở sản xuất để bán ký gửi; hoặc có thể bán sản phẩm qua hệ thống phân phối nhiều cấp. Ngoài ra, còn có các công ty thương mại bán cà phê thành phẩm mang nhãn hiệu hàng hoá riêng của mình.
Mặc dù các công ty lớn thường có lợi thế về sức mua, hệ thống phân phối, chế biến và marketing, nhưng các doanh nghiệp nhỏ lại có khả năng cạnh tranh về các sản phẩm đặc sản hoặc đáp ứng nhu cầu của từng thị trường riêng lẻ.
Việt Nam
Nước ngoài
Sơ đồ 0.1: Sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Lê Huy Khôi, Giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, 2013
Nông dân
Nhà chế biến
Nhà thu mua
Quán cà phê trong nước Nhà thương mại Nhà xuất khẩu Nhà bán lẻ trong nước download by : skknchat@gmail.com
Sơ đồ 0.2: Phân tích mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Yếu tố đầu vào
Vật tư cho nông nghiệp cho trồng cà phê bao gồm các tác nhân như nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, và các công cụ nông nghiệp như máy bơm nước, cuốc, máy cày…
Sản xuất nông nghiệp
Bao gồm hộ nông dân trồng cà phê với quy mô nhỏ có diện tích từ 0.5ha -1ha, 1ha-2ha, và trên 2ha. Bên cạnh đó, các hộ chủ yếu sử dụng thủ công để sản xuất từ khâu làm đất đến thu hoạch.
Nông dân trồng cà phê có thể là các hộ trồng cà phê theo quy mô hộ gia đình hoặc quy mô trang trại hoặc là với tư cách là công nhân cho nông trường cà phê. Đây là đối tượng thu được giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị.
Thu gom cà phê
Được thực hiện bởi hệ thống thương lái tại địa phương hay được gọi là các đại lý thu mua, đảm bảo chức năng thu mua cà phê từ nông dân và cung cấp lại cho các cơ sở chế biến cà phê. Đây là khâu tạo ra giá trị gia tăng trung bình.
Chế biến
Được thực hiện bởi các cơ sở chế biến tại địa phương, các cơ sở chế biến này có chức năng thu mua cà phê từ thương lái trung gian hoặc hộ nông dân sau đó sẽ phân loại cà phê nhân và thực hiện công đoạn bóc vỏ. Cơ sở chế biến này sẽ bán lại cho các nhà máy chế biến cà phê hoặc bán cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Sản xuất công nghiệp
Yếu tố đầu vào Sản xuất nông nghiệp Thu gom cà phê Chế biến Sản xuất
công nghiệp Xuất khẩu
Chủ yếu là các nhà máy chế biến cà phê với nhiều loại sản phẩm khác nhau cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các công ty rang xay cà phê có vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như hương vị của cà phê. Thị trường các loại cà phê hoà tan phát triển nhanh chóng với nhiều loại cà phê riêng biệt, thích hợp với thị hiếu của từng địa phương, từng nhóm đối tượng tiêu dùng riêng biệt.
Hiện đã có hơn 100 loại hương liệu khác nhau được dùng cho sản xuất các loại cà phê đặc biệt. Ngoài ra, các công ty rang xay này cũng thu được giá trị gia tăng cao nhờ phát triển mạnh ở khâu nghiên cứu triển khai giống, phân bón và kỹ thuật trồng cà phê.
Xuất khẩu
Được thực hiện bởi đại lý, thương nhân thu gom, các công ty chế biến các sản phẩm tinh chế xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành phân loại cà phê thành nhiều cấp chất lượng khác nhau để xuất khẩu. Các nước nhập khẩu chính chủ yếu ở các thị trường truyền thống Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.
Như vậy, trong chuỗi giá trị cà phê, lợi ích được chia sẻ cho các đối tượng tham gia vào từng công đoạn của chuỗi.
2.3.1.1 Sự tham gia của Việt Nam vào khâu sản xuất trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu
Theo thống kê của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI), trên thế giới hiện nay có khoảng 75 quốc gia trồng cà phê, chủ yếu tập trung ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Tổng diện tích cà phê thế giới là khoảnh 10 triệu ha, với sản lượng hàng năm trên dưới 8 triệu tấn và mang đến thu nhập co khoảng 100 triệu người. Đối với các nước trồng cà phê chính thì mặt hàng này chiếm khoảng 25% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thống kê đến 14/03/2018, thế giới có 56 quốc gia xuất khẩu cà phê.
Các nước trồng cà phê xuất khẩu trên thế giới được chia làm 3 nhóm theo mùa vụ thu hoạch:
Bảng 0.2: Các quốc gia trồng cà phê xuất khẩu phân theo mùa vụ thu hoạch
Mùa vụ thu hoạch Quốc gia trồng cà phê
Tháng 4 Brazil, Angola, Indonesia, Bolivia,
Paraguay, Peru,…
Tháng 7 Philipines, Cuba, Zambia,
Tanzania, Haiti, Cộng hòa Công Gô, Cộng hòa Dominica
Tháng 10 Việt Nam, Venezuela, Costa Rica,
Cộng hòa Trung Phi, Mexico, Thái Lan, Srilanka,
Kenya, Lào,…
Nguồn: WASI, Diện tích sản lượng cà phê trên thế giới, 2018
Trong tổng sản lượng cà phê được sản xuất trên toàn cầu thì cà phê chè chiếm tỷ lệ cao với 57,98% hơn so với cà phê vối là 42,02%. Các quốc gia ở Nam Mỹ và Châu Phi trồng nhiều cà phê chè, trong khi các nước ở khu vực Châu Á trồng nhiều cà phê vối.
Biểu đồ 0.2: Sản lƣợng cà phê chè và vối trên thế giới giai đoạn 2012-2017
Nguồn: WASI, Diện tích, sản lượng cà phê trên thế giới, 2018
Theo ICO, trong giai đoạn 1998-2017, sản lượng cà phê ở các nước có mùa vụ thu hoạch vào tháng 7 thường thấp nhất và ít biến động, do chỉ có 7 quốc gia sản xuất cà phê với diện tích không nhiều và năng suất thấp. Nhóm nước có mùa vụ thu hoạch tháng 4 có sản lượng cà phê đứng thứ 2, trong đó Brazil là quốc gia có diện tích cà phê lớn nhất và sản lượng chiếm cao nhất, đạt khoảng 72-75% tổng sản lượng cà phê của nhóm các quốc gia này. Nhóm nước có mùa vụ thu hoạch vào tháng 10 có sản lượng cà phê cao nhất và tăng dần qua các niên vụ.
Mặc dù trên thế giới có 75 quốc gia trồng cà phê, tuy nhiên sản lượng chỉ chủ yếu tập trung ở 10 nước với sản lượng ước tính lớn hơn 3.400.000 bao, chiếm 90% sản lượng cà phê toàn cầu. Trong đó, Brazil có sản lượng trung bình là 51.705.833 bao trong 6 niên vụ gần nhất; thứ hai là Việt Nam với 26.433.000 bao; Colombia với 10.697.000 bao; Indonesia với 9.790.330 bao; … Trung bình trong giai đoạn 6 niên vụ gần nhất, Brazil là quốc gia có sản lượng cà phê sản xuất hàng năm cao nhất, chiếm 35,3% tổng sản lượng cà phê toàn cầu; tiếp đến là Việt Nam với tỷ lệ 17,6%, sau đó là các quốc gia Colombia, Indonesia, Guatemala, Uganda, Mexico,…
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2012/2013 2013/2014 2014/2015 2015/2016 2016/2017 Cà phê chè Cà phê vối download by : skknchat@gmail.com
Sản lượng cà phê sản xuất ở 10 quốc gia biến động phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và khí hậu, điển hình là ở 2 quốc gia Brazil và Việt Nam. Các vùng trồng giống cà phê Conilon tại Brazil đang phải chịu tác động nhiều của hạn hán, lượng mưa thấp trong giai đoạn 3 năm trở lại đây khiến cho diện tích cà phê thu hoạch bị giảm. Tại Việt Nam, hạn hán đã ảnh hưởng đến 100.000 ha trồng cà phê ở địa bàn Tây Nguyên trong niên vụ 2015/2016 khiến cho sản lượng thu hoạch giảm. Sản lượng cà phê ở các quốc gia khác như Colombia, Indonesia do xu hướng gia tăng do