Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 30 - 33)

Ngay từ đầu những năm 1990, việc phát triển thị trường vốn mà cụ thể là thị trường chứng khoán đã được các cơ quan của chính phủ triển khai: Ngày 29/06/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam; ngày 28/11/1996, Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Kết quả các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng

20

việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ- CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam; cũng trong cùng ngày, Chính phủ ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg , trung tâm chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 với hai cổ phiếu niêm yết là REE của công ty cổ phần Cơ điện lạnh và SAM của công ty cổ phần Cáp và vật liệu viễn thông.

Từ thời điểm thị trường giao dịch lần đầu ngày 28-07-2000, chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số VN-Index từ mức khởi đầu 100 điểm đã đạt tới 570 điểm vào tháng 6/2001. Trong giai đoạn này hầu như có rất ít nhà đầu tư (cả tổ chức và cá nhân) biết đến hay am hiểu nhiều về chứng khoán và cũng có rất ít các quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài được cấp phép và hoạt động trên thị trường. Theo thời gian, sự quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường chứng khoán ngày một nhiều, tuy nhiên sự quan tâm này không hoàn toàn dựa trên nền tảng tăng trưởng của nền kinh tế mà bắt nguồn từ suy nghĩ đơn thuần của những người lần đầu tham gia vào thị trường khi họ cho rằng thị trường chứng khoán là nơi có thể thu được lợi nhuận kỳ vọng một cách nhanh chóng, dễ dàng chỉ bằng việc mua đi bán lại chứng khoán. Những nhà đầu tư tham gia thị trường tin rằng “đầu tư chứng khoán như chơi một canh bạc, may mắn thì thắng” và xem đây như là cách nhanh nhất để trở nên giàu có. Tâm lý lạc quan thái quá khiến cho nhu cầu mua chứng khoán tăng cao trong khi lượng cung còn quá nhỏ và khan hiếm. Chính điều này đã làm cho giá các loại cổ phiếu đang niêm yết trên sàn lúc bấy giờ tăng liên tục trong nhiều tháng liền và vượt xa giá trị nội tại của nó.

Nhận thấy sự xuất hiện của “bong bóng tài chính”, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của thị trường đồng thời nhằm hạn chế đầu cơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra một loạt các biện pháp mạnh tay như: giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho mỗi loại chứng khoán... Mặc dù những chính sách này nhằm mục đích bảo vệ nhà đầu tư nhưng nó lại gây những tác động tiêu cực đến thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và làm cho giá cổ phiếu giảm mạnh. Chỉ trong một thời gian ngắn, chỉ số VN-Index đã mất gần hết số

21

điểm tích luỹ trước đó và giảm xuống còn 200 điểm vào đầu năm 2002. Thị trường tiếp tục tạo đáy khi rơi xuống mốc 130 điểm vào tháng 4/2003 và rơi vào trạng thái “đóng băng”.

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2003, toàn thị trường có 73 loại chứng khoán (gồm 21 mã cổ phiếu niêm yết, 02 loại trái phiếu ngân hàng và 50 loại trái phiếu chính phủ), tổng mức vốn hoá chỉ đạt khoảng 6,6 nghìn tỷ, chiếm 1,6% GDP- một con số quá nhỏ so với mức 20%- 30% GDP của các nước trong khu vực. Tính từ khi thành lập đến tháng 5/2003, khối lượng giao dịch trung bình một ngày của toàn thị trường chưa đến 100.000 cổ phiếu. Tính thanh khoản thấp cũng chính là một trong những lý do khiến nhà đầu tư dần quay lưng với thị trường, sau ba năm đi vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam mới chỉ có 14.500 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở (trong đó chỉ có 90 nhà đầu tư tổ chức và 35 nhà đầu tư nước ngoài). Cũng theo số liệu thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì trong 14.500 tài khoản này thì chỉ có trên dưới 1.000 tài khoản chứng khoán là có giao dịch thường xuyên.

Thị trường chứng khoán tại thời điểm này cũng thể hiện sự non kém khi ngay chức năng cơ bản của thị trường là huy động vốn cũng không đạt hiệu quả: đa số các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn này không và chưa có thói quen huy động vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu. Theo thống kê, tính đến cuối năm 2003, mới chỉ có 05 công ty niêm yết phát hành thêm cổ phiếu mới để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng thêm vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

Năm 2004 được đánh giá là năm hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam khi giao dịch cổ phiếu trên sàn có xu thế ổn định hơn, chỉ số VN-Index tại thời điểm 31/12/2014 ở mức 239.29 điểm, tăng hơn 72 điểm so với cùng thời điểm này của năm 2003 (166.94 điểm). Tính đến cuối năm 2004, tổng số tài khoản của các nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán là 20.300 tài khoản, tính thanh khoản của thị trường cũng được nâng lên đồng thời khối lượng giao dịch tăng mạnh trong năm 2004: tăng 6.6 lần so với năm 2013, tổng giá trị vào khoảng 20 tỷ đồng (bình quân 80 tỷ đồng/phiên). Trên thị trường lúc này, các nhà đầu tư có tổ chức đóng vai trò quan trọng đối với giao dịch, tuy chỉ chiếm trên 1% về số lượng nhưng các nhà đầu tư có

22

tổ chức lại chiếm gần 39% tổng giá trị giao dịch của năm 2004. Ngoài ra, bên cạnh việc đầu tư cổ phiếu, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu quan tâm và đẩy mạnh giao dịch trái phiếu (chiếm 48% tổng giá trị giao dịch của những đối tượng này), góp phần giúp giao dịch trên thị trường đa dạng và sôi động hơn.

Bước sang năm 2005, hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự khởi sắc và chuyên nghiệp hơn so với những năm trước đó, quy mô thị trường được mở rộng, lòng tin của nhà đầu tư đối với thị trường được nâng lên. Một phần nguyên nhân đến từ tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết có sự tăng trưởng cao cả về vốn, doanh thu và lợi nhuận; bên cạnh đó, Nhà nước đã đẩy mạnh cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp lớn, tổ chức đấu giá công khai qua Trung tâm giao dịch chứng khoán nhiều doanh nghiệp lớn của ngành điện lực như Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh, Thủy điện Thác Bà, Nhiệt điện Phả Lại, Điện lực Khánh Hòa... các doanh nghiệp này đã làm gia tăng đáng kể lượng hàng hóa cho thị trường chứng khoán.

Năm 2005 cũng là năm có nhiều thay đổi trong chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn, nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã nới lỏng từ 30% lên 49%; cho phép các tập đoàn bảo hiểm như Prudential, Manulife và một số tổ chức liên doanh thành lập công ty quản lý quỹ ở Việt Nam, cấp phép lưu ký chứng khoán cho Tập đoàn CitiGroup, cho phép chuyển các xí nghiệp liên doanh thành công ty cổ phần,...

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, đồng thời tạo thêm “sân chơi”, mở rộng cơ hội lựa chọn cổ phiếu và đa dạng hoá danh mục cho các nhà đầu tư, ngày 8/3/2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội cũng đã chính thức chào đời; khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)