Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 33 - 40)

Sau một thời gian dài đóng băng, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu

23

hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối năm 2005. Đà tăng của thị trường được kéo dài đến năm 2016 và đạt đỉnh vào ngày 25/4/2006 khi VN- Index đóng cửa tại 632.69 điểm, vượt qua mức đỉnh 571 điểm của năm 2001. Cùng với sự thăng hoa của chỉ số VN- Index, thị trường lúc này có thể thấy rõ ảnh hưởng của tâm lý đám đông, hiện tượng bắt trước và sự lây lan khi trên các phương tiện thông tin đại chúng, những thông tin về chứng khoán xuất hiện một cách rộng rãi với tần suất ngày một nhiều; tất cả mọi người đều bàn luận và đổ xô đi “đầu tư chứng khoán” với chung một quan điểm cho rằng sự thăng hoa nhanh chóng của VN-Index là hợp lý và không có gì đáng ngạc nhiên; có thể nói ở Việt Nam, chưa bao giờ đề tài về chứng khoán lại trở nên sôi động và đi vào đời sống thường nhật của người dân như vậy. Ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội cũng thông qua luật số 70/2006/QH11 quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán; luật chứng khoán ra đời đã đánh dấu quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý và củng cố hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau thời gian tăng trưởng nóng, VN-Index đã có đợt điều chỉnh giảm trong khoảng thời gian gần 3 tháng, mức đóng cửa chạm đáy 399.8 điểm vào ngày 2/8/2006. Tuy nhiên, với các thông tin hỗ trợ tích cực đến từ hàng loạt sự kiện trọng đại của đất nước trong giai đoạn này như ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và chỉ vài ngày sau, chúng ta tổ chức thành công hội nghị APEC lần thứ 14 (19/11/2006) đã tạo điều kiện cho tâm lý phấn khích và lạc quan của nhà đầu tư, khiến các nhà đầu tư có niềm tin và kỳ vọng cao hơn về sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngày 20/11/2006, Tổng thống Mỹ G.W.Bush đã đến thăm Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh, gặp gỡ các nhà lãnh đạo hàng đầu tại Việt Nam khiến thị trường như bùng nổ, sự hưng phấn lên đến cao trào và giá trị khớp lệnh của sàn Tp.Hồ Chí Minh lập tức lần đầu tiên vượt ngưỡng 21 triệu USD/ngày ngay sau khi Tổng thống Bush gõ chiêng mở cửa phiên giao dịch của thị trường. Kết thúc năm 2006, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 750 điểm và Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị trường chứng khoán nhanh nhất thế giới với mức

24

148%/năm. Cũng chính trong năm 2006, một số tập đoàn lớn trên thế giới như Microsoft, Intel,…cùng nhiều tỷ phú Mỹ đã sang thăm Việt Nam, gặp gỡ và tìm kiếm cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh giúp giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng nhanh chóng như “diều gặp gió”. Những thông tin về Việt Nam như: thành tựu tăng trưởng kinh tế những năm trước, ưu điểm thu hút đầu tư với nhân công, nhà xưởng giá rẻ, môi trường chính trị ổn định và an toàn cũng là nguyên nhân cộng hưởng thêm cho sự bùng nổ và tăng trưởng của thị trường, cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư.

Cơn sốt chứng khoán đã tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới. Vốn hóa của thị trường năm 2006 chiếm khoảng 22% GDP, cao hơn gấp 3,4 lần mức 6.5% của năm 2005. Trên cả hai sàn giao dịch, số lượng công ty niêm yết đã tăng lên 193 công ty và số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên 100.000 tài khoản, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài lên tới con số trên 1.000 tài khoản và khiến cho tổng lượng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng mạnh, ước tính đến cuối năm 2006, có khoảng trên 1 tỷ USD được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường cổ phiếu. Số lượng các thể chế tài chính trung gian cũng tăng lên nhanh chóng, theo ghi nhận tại thời điểm cuối năm 2006, Việt Nam có 18 công ty quản lý quỹ, số lượng các công ty chứng khoán cũng đã tăng con số 55, cao hơn nhiều so với mức tương ứng 06 và 14 công ty của năm 2005.

Bước sang năm 2007, VN-Index tiếp tục tăng và lập kỷ lục mới khi đóng cửa tại đỉnh 1,170.67 điểm vào ngày 12/03/2007, đây chắc chắn sẽ là một mức đỉnh được nhắc đến rất nhiều trong lịch sử thị trường. Cùng với mức điểm ấn tượng này, cuối năm 2007, giá trị vốn hóa của toàn thị trường đã lên đến 40% GDP (khoảng 30.7 tỷ USD) với 249 công ty niêm yết trên cả hai sàn (HOSE: 138 và HASTC: 111). Số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán đã tăng lên con số hơn 330.000, trong đó nhà đầu tư nước ngoài là có hơn 7,000 tài khoản, tổng số tiền khối ngoại bỏ vào thị trường nếu tính cả lượng tiền trong các đợt IPO vào khoảng 7 tỷ đến 10 tỷ USD. Các định chế tài chính trung gian tiếp tục gia tăng về số lượng khi toàn thị trường lúc này đã có 74 công ty chứng khoán và 24 công ty quản lý quỹ. Cùng với sự gia tăng của chỉ số VN-Index, các công ty niêm yết trên sàn cũng đã thành công

25

lớn trong việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán khi tổng lượng vốn huy động thông qua thị trường trong năm 2007 là hơn 63.000 tỷ đồng (theo số liệu thống kê của Ủy Ban Chứng khoán Nhà Nước).

Như vậy giai đoạn 2006 - 2007 có thể coi là giai đoạn đánh dấu sự bùng nổ, tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ khi hình thành.

2.1.2.3. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2013

Ngày 10/10/2007, VN-Index đạt mức 1.104 điểm, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tái lập ngưỡng 1,170 được xác lập vào ngày 12/03/2007. Cuối năm 2007, tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán đạt cũng tới 40% GDP và trong đề án phát triển thị trường vốn của Bộ Tài chính trình Chính phủ, mốc 50% GDP vào năm 2010 cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên, sự sụt giảm quá mạnh trong năm 2008 là một chuyển động ngược không ngờ tới; tính đến hết năm 2008, tổng giá trị vốn hoá thị trường chỉ đạt khoảng 19% GDP, thấp hơn cả mức 22.6% GDP năm 2006. Sau hai tuần giằng co ở mức 1,100 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu trượt dốc từ ngày 25/10/2007 và liên tục xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ, tạo ra những mức đáy mới trên thị trường. Thành tựu đã tích luỹ được trong hai năm trước đó gần như tiêu tan và đến ngày 24/02/2009, chỉ số VN-Index tụt xuống mốc 234 điểm, đây là mức điểm thấp nhất của chỉ số này trong gần 48 tháng kể từ ngày 01/03/2005. Trải qua 8 năm hoạt động với các bước thăng trầm, có thể nói năm 2008 là năm TTCK Việt Nam có sự biến động mạnh mẽ nhất. Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế vĩ mô, niềm tin của các nhà đầu tư về triển vọng phát triển của nền kinh tế cũng như của TTCK suy giảm một cách nghiêm trọng khiến tâm lý tích trữ vàng và USD trở nên phổ biến. Các nhà đầu tư bắt đầu hoài nghi tính an toàn của hệ thống ngân hàng và tính hiệu quả của các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản,..

Bên cạnh đó, lượng vốn FDI khổng lồ thu hút được từ các năm trước được bơm vào lưu thông trong khi Ngân hàng Nhà nước lại chậm trễ trong việc thực thi các chính sách vô hiệu hóa khiến lạm phát tăng vọt, buộc Ngân hàng Nhà nước và

26

Chính phủ phải thay đổi chính sách điều hành, chuyển từ chính sách tiền tệ, tài khóa mở rộng sang thắt chặt như cắt giảm đầu tư công, khống chế mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 30% đối với các ngân hàng nhằm hạn chế cho vay; tăng lãi suất cơ bản và hút tiền về thông qua các công cụ tài chính khiến cho cả các ngân hàng và các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt.

Cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ tại Mỹ năm 2008, kế tiếp là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng đã gây ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam với hoạt động bán ròng chưa từng có của nhà đầu tư nước ngoài. Chỉ trong 03 tháng 4, 5, 6 năm 2008, thị trường chứng kiến đợt rút vốn mạnh của khối ngoại khi lượng vốn rút khỏi thị trường lên tới khoảng 300 triệu USD/tháng. Thêm vào đó, kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng đã gây sụt giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các công ty niêm yết trên thị trường nói riêng, làm trầm trọng hoá tình trạng thâm hụt thương mại (thâm hụt thương mại đã lên tới 17% GDP và thâm hụt ngân sách là 5% GDP), khiến cho nguồn cung ngoại tệ suy giảm và ngoại tệ dư thừa trước đây nay chuyển sang tình trạng khan hiếm. Giá trị đồng Việt Nam do đó càng giảm mạnh.

Ngay sau khi Fitch Ratings hạ định mức tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” xuống “tiêu cực” thì Morgan Stanley đã giáng thêm một đòn mạnh khi nhận định tình trạng khủng hoảng tiền tệ có thể xảy ra ở Việt Nam. Những nhận định xuất phát từ các tổ chức uy tín đã khiến giới đầu tư thêm lo lắng và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường đã xấu hơn lúc nào hết; các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi lý thuyết hối tiếc và thiên lệch do tâm trạng bắt đầu bán hết cổ phiếu để chốt lỗ. Kết thúc năm 2008, chỉ số VN-Index và HASTC-Index cùng giảm gần 70% so với đầu năm- một mức sụt giảm chưa từng có trong lịch sử hơn 8 năm hoạt động và thuộc nhóm chỉ số giảm mạnh nhất tiên thế giới. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn hóa thị trường “bốc hơi” trong năm suy giảm nghiêm trọng này và làn sóng bán tháo cổ phiếu vẫn tiếp tục xảy ra ở các năm sau khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức độ sụt giảm nhiều nhất trên thế giới. Đi cùng với sự suy giảm của thị trường, năm 2008, hoạt động của các công ty chứng khoán và quỹ đầu tư cũng rơi vào khó khăn và nhiều trường hợp lỗ lớn. Hàng loạt công ty chứng

27

khoán mới thành lập đã phải thực hiện cắt giảm nhân sự hoặc tìm kiếm đối tác nước ngoài nhằm duy trì khả năng tồn tại qua cuộc khủng hoảng tài chính và môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường, Chính phủ đã đề ra nhiều biện pháp can thiệp nhằm cứu vãn tình thế. Ngày 27/3, ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã quyết định giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống còn 1% tại HOSE và 2% tại HASTC. Cũng trong tháng 3/2017, tâm điểm chú ý của thị trường là sự kiện Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch mua vào hỗ trợ theo chính sách kích cầu và giảm cung chứng khoán trên thị trường- một quyết định chưa từng có tiền lệ,… Tuy nhiên, một phần do ảnh hưởng của tâm lý bảo thủ, thiên lệch né tránh lỗ và né tránh sự mơ hồ, các biện pháp trên vẫn không mang lại hiệu quả khi bước sang năm 2009, tình hình trên thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2009 so với năm 2008 vẫn không có nhiều dấu hiệu hồi phục. Đến ngày 24/02/2009, thị trường chính thức chạm đáy 234 điểm để rồi bắt đầu đi lên trở lại mức 501.48 điểm vào ngày 08/06/2009 và chạm đỉnh tại mức 633 điểm ngày 23/10/2009. Cũng trong năm này, phương thức giao dịch trực tuyến đã được triển khai trên sàn HOSE đánh dấu bước đột phá trong việc cải thiện thanh khoản trên thị trường, góp phần khuyến khích, cổ vũ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường. Đóng cửa phiên giao dịch năm 2009, VN- Index đạt 494 điểm đánh dấu đà hồi phục trong giai đoạn tiếp theo.

Có thể nói trong giai đoạn hồi phục từ năm 2009 đến năm 2011, thị trường tuy có lên xuống và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng không chứng kiến nhiều phiên bứt phá. Năm 2010, thị trường chứng khoán vẫn giữ được sự ổn định khi VN- Index chỉ biến động trong khoảng 485 +/- 65 điểm; tuy có tăng nhẹ vào tháng 5 và cuối tháng 8 nhưng sự thay đổi là không đáng kể. Nhà đầu tư tuy đã quay lại thị trường nhưng tâm lý cảnh giác và thận trọng vẫn tiếp diễn; có thể nói thị trường chứng khoán năm 2011 xuất hiện nhiều hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” và chỉ số VN-Index không phản ảnh chính xác diễn biến thị trường.

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 vào tháng 2/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn diễn

28

biến của thị trường. Bên cạnh đó, việc đáp ứng được những điều kiện gắt gao và trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của thị trường chứng khoán Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy đã có những điều chỉnh và cố gắng nhất định nhưng với việc thiếu vắng những thông tin thật sự tích cực đã khiến năm 2012 tiếp tục đánh dấu một năm thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam khi 6 tháng đầu năm, thị trường tăng mạnh và đạt đỉnh 488.07 điểm trong phiên giao dịch ngày 8/5/2012, tăng 44.9% so với đầu năm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thấp cùng những bất ổn phát sinh đến từ vấn đề nợ xấu và tính minh bạch của hệ thống ngân hàng đã đẩy thị trường trở lại tình trạng khó khăn.

Từ những khó khăn năm 2012, trong năm 2013, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa cao và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) còn khó khăn nhưng kinh tế vĩ mô đã có những bước ổn định, các giải pháp vĩ mô đã dần phát huy tác dụng: lạm phát được kiềm chế; chỉ số sản xuất công nghiệp đã tăng 5.6% so với cùng kỳ năm ngoái; cán cân thanh toán được cải thiện và mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần; thị trường ngoại hối trong xu thế ổn định và dự trữ ngoại tệ tăng; vốn FDI vào Việt Nam cũng tăng 54.2% so với cùng kỳ năm ngoái... Trên Thị trường chứng khoán, các giải pháp như giảm thuế với chuyển nhượng chứng khoán, kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 đã được áp dụng. Đồng thời, công tác tái cấu trúc thị trường chứng khoán được đẩy mạnh, đặc biệt là vấn đề sắp xếp lại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và việc ban hành các quy định mới về quỹ mở, triển khai giao dịch ETF đã tạo điều kiện thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tổ chức đầu tư nước ngoài. Do vậy, TTCK Việt Nam năm 2013 đã có những diễn biến và kết quả khả quan hơn. Chỉ số VN-Index tăng gần 23%; HN-Index tăng trên 13% so với cuối năm 2012 và Việt Nam được đánh giá là 1 trong những nước thị trường chứng khoán có mức độ phục hồi mạnh nhất trên thế giới. Tính đến cuối năm 2013, mức vốn hóa thị trường vào khoảng 964.000 tỷ đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)