Các nghiên cứu đã có về thiên lệch tự lừa dối và tài chính hành vi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 45 - 47)

Nam

Trong một bài nghiên cứu được đăng tải trên trang tapchitaichinh.vn về “Lý thuyết tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam” (Đặng Văn Dân, 2016), tác giả đã khẳng định và đưa ra lý giải về những tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam có liên quan đến các yếu tố hành vi, qua đó đề xuất những giải pháp về mặt chính sách điều hành thị trường dựa vào các nguyên tắc tâm lý của con người. Tuy nhiên tác giả cũng khẳng định “tài chính hành vi không mang lại bất kỳ “phép màu” đầu tư nào, nhưng chắc chắn một điều nó có thể giúp các Nhà đầu tư nhìn nhận lại bản thân để cẩn thận dõi theo chính hành vi của mình, từ đó tránh mắc sai lầm có thể gây ra thiệt hại trong đầu tư trên thị trường tài chính”

Trong bài viết về kiến thức đầu tư với tựa đề “Thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi (Niên giám doanh nghiệp niêm yết 2010), tác giả đã tổng hợp những khái niệm cơ bản về tài chính học hành vi và đưa ra một số ứng dụng của lý thuyết tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đề xuất: “để có những quyết định đầu tư hợp lý và đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư nên hạn chế những ảnh hưởng của tâm lý, thay vào đó là sử dụng tổng hợp các công cụ phân tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các quyết định”

Ở Việt Nam, tuy hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu và các bài báo chuyên sâu về sự tự lừa dối, nhưng trong những năm qua, tài chính hành vi đã được quan tâm và phổ biến hơn. Các bài nghiên cứu, bài báo chuyên đề và luận văn thạc sỹ/tiến sỹ đã đi vào nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính hành vi đến các quyết định trên thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối. Phương pháp thường được sử dụng là thu thập bảng hỏi theo thang đo likert, tiến hành lọc một lần bằng factor analysis và Cronbach’s alpha sau đó dùng T-Test, Anova hoặc Chi- square để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời như trong luận văn thạc sỹ kinh tế Trần Nam Trung (2009): Tác giả đã tiến hành khảo sát 200 nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thành phố

35

Hồ Chí Minh, thu về 176 bảng hỏi, qua các kiểm định và phân tích dữ liệu, tác giả đưa ra kết luận “Quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP. Hồ Chí Minh chịu sự chi phối bởi hành vi tự tin và tiếc nuối, hành vi ghét lỗ, hành vi bầy đàn và hành vi hồi tưởng kinh nghiệm quá khứ”,...

Ngoài ra, các tác giả cũng tiến hành phân tích nhân tố khẳng định CFA hoặc sử dụng mô hình lượng khác để đánh giá ảnh hưởng của tài chính hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam như:

- Nguyễn Đức Hiển và Trần Thị Lan Hương (2013) trong nghiên cứu về

“Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và khuyến nghị chính sách” đã sử dụng mô hình CCK- mô hình phát triển bởi Chang, Cheng và Khorana (1999) để kiểm nghiệm hành vi bầy đàn trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả kiểm định cho thấy tâm lý bày đàn tồn tại ngay cả khi thị trường tăng hoặc giảm điểm; trong các giai đoạn khác nhau (giai đoạn từ 2006 đến 2008 và giai đoạn từ 2009 đến 2011) đều có xuất hiện tâm lý bầy đàn trên thị trường, tuy nhiên mức độ mạnh, yếu khác nhau; khi kiểm định tâm lý bầy đàn theo nhóm cổ phiếu (nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn và nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ), kết quả đưa về vẫn thể hiện hành vi bầy đàn xuất hiện trong cả hai nhóm cổ phiếu và độ mạnh của hành vi bầy đàn đối với hai nhóm cổ phiếu là tương đối giống nhau. Từ những bằng chứng thực nghiệm về sự xuất hiện của lệch lạc tâm lý do hành vi đầu tư theo bầy đàn gây nên, hai tác giả đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị góp phần giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững.

- Cũng sử dụng một phương pháp khác là phương pháp tính độ phân tán của tỷ

suất sinh lợi so với giá trị trung bình, kết quả nghiên cứu của nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với đề tài “Tiếp cận tài chính hành vi để giải thích cho những bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam” đã đưa ra kết luận thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là thị trường hiệu quả, bên cạnh đó nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tâm lý dẫn tới sự tăng giảm bất thường của thị trường; đây là hiện tượng luôn có trong bất kể thị trường nào kể cả thị trường đã phát triển lâu đời với hệ thống công nghệ kỹ thuật hiện đại.

36

- Tác giả Phan Trần Trung Dũng (2012) đã tiến hành phép kiểm chứng

ARIMA cho kết quả giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam có xu hướng tự tương quan theo thời gian; các phép thử về năng lực của chuyên gia và phép thử phản ứng của thị trường trước thông tin mới cho thấy nhà đầu tư có xu hướng phản ứng dưới mức trước thông tin 2 ngày đầu sau khi công bố, nhưng sau đó lại có xu hướng phản ứng quá mức với thông tin. Hiện tượng lợi suất bất thường khác 0 cho thấy thị trường Việt Nam hoàn toàn không đạt được các tiêu chí của thị trường hiệu quả và cho thấy một loạt những lỗi hành vi tương tự như những gì được chỉ ra trong lý thuyết tài chính hành vi

Như vậy, qua kết quả tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam và kết quả các bài báo, bài nghiên cứu, luận văn, luận án…trong và ngoài nước đều cho thấy có dấu hiệu tồn tại, ảnh hưởng của tài chính hành vi đến tâm lý và quyết định của nhà đầu tư trên thị trường nói riêng và con người nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tác động của nhóm thiên lệch tự lừa dối tới các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán viet (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)