ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
2.1.1.1. Giai đoạn từ tháng 8/1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985
Năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Nhà nước non trẻ ngay lập tức phải đối mặt không những là việc chống thực dân Pháp xâm lược mà còn nhanh chóng ổn định tình hình xã hội tại miền Bắc. Trong đó, đi cùng với việc giải quyết các vấn đề quan trọng như kinh tế, dân sinh của đất nước thì việc xử lý tội phạm cũng có vai trò quan trọng trong việc bình ổn xã hội, ứng phó với tình hình đó, Nhà nước đã ban hành nhiều Sắc lệnh để trấn áp tội phạm.
Tuy nhiên, trong tình hình cấp bách, các văn bản pháp luật nói chung cũng như các văn bản pháp luật về hình sự chưa thực sự tỏ ra hiệu quả do không đáp ứng được sự đa đạng của xã hội. Vì vậy, ngay sau khi thành lập, Nhà nước đã quyết định tạm thời giữ lại các luật lệ cũ không mâu thuẫn với chế độ mới, không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt nam dân chủ cộng hòa trong đó có Luật hình An Nam (ở Bắc bộ), Hoàng Việt hình luật (ở Trung bộ) và Hình luật pháp tu chính (ở Nam bộ).13
13 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Sắc lệnh của Chủ tịch chính phủ lâm thời số 47 ngày 10 tháng 10 năm 1945, Hà Nội, 1945.
30
Trong thời gian này, ban đầu việc xét xử những vụ án hình sự thường do Ủy ban nhân dân đảm nhiệm. Sau đó, đến ngày 24/01/1946 theo sắc lệnh số 13, các vụ án hình sự do “Tòa án thường” xét xử với sự tham gia của phụ thẩm nhân dân, về sau “Tòa án thường” đổi tên thành “Tòa án nhân dân”14. Như vậy, thuở
sơ khai của Nhà nước, chưa có những quy định cụ thể về điều tra, truy tố, xét xử vì vậy có thể hiểu Tòa án được coi là những chủ thể đầu tiên thực hiện việc định tội danh.
Ngày 19/01/1955, Chính phủ lâm thời ban hành thông tư số 442-TTg quy định về việc trừng trị một số tội phạm. Đây cũng là văn bản chính thức đầu tiên của Nhà nước ta quy định về tội cố ý gây thương tích. Trong đó quy định rằng:
“- Đánh bị thương: phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
- Đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể bị phạt đến 20 năm.”15
Quy định này được áp dụng tại Miền Bắc đến năm 1976. Tuy chỉ đề cập đến việc “đánh bị thương” nhưng đã thấy được sự tiến bộ trong việc lập pháp của Nhà nước ta, từng bước tiếp cận với tiến bộ khoa học trong việc lập pháp hình sự. Đồng thời, năm 1958, Quốc hội cũng đã thông qua việc thành lập Tòa án nhân dân tối cao và hệ thống các tòa án địa phương, Viện công tố trung ương cùng hệ thống viện công tố cao cấp. Như vậy, thời điểm này việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác phần nào đã được quy định trong các văn bản pháp luật chính thức.
Cụm từ “Cố ý gây thương tích” lần đầu được đề cập tại Công văn số
452/HS2 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân tối cao nhằm phân biệt giữa tội giết người với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, thời gian này vẫn chưa một văn bản chính thức nào sử dụng cụm từ
“cố ý gây thương tích” để xác định tội phạm và hình phạt.
14 Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Sắc lệnh của Chủ tịch nước số 13 ngày 24 tháng Giêng năm 1946, Hà Nội, 1946.
15 Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 442-TTg ngày 19-1-1955 về trừng trị một số tội phạm, Hà Nội, 1955.
31
Đến sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, để đảm bảo tình hình trật tự xã hội tại miền Nam, Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc lệnh số 03/SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt trong đó có đề cập: “Phạm tội cố ý gây thương tích thì bị
phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Trường hợp nghiêm trọng thì phạt tù đến 10 năm; Phạm tội cố ý gây thương tích nặng thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm.”16 Ngoài ra, khái niệm tội cố ý gây thương tích cũng lần đầu tiên được giải thích tại Thông tư số 03- BTP/TT ngày 20/40/1976 của Bộ Tư pháp Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam:
“Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể người khác với ý định làm cho thân thể người đó tổn thương. Trong tội cố ý gây thương tích, bị cáo chỉ có ý định làm cho người khác bị thương mà không hề có ý định cũng như không hề mong muốn làm cho nạn nhân chết. Có trường hợp tuy bị cáo chỉ cố ý gây thương tích, nghĩa là chỉ có ý định làm cho người khác bị thương, nhưng do vết thương quá nặng nên đã làm cho nạn nhân chết. Trường hợp này không coi là tội cố ý giết người mà vẫn coi là tội cố ý gây thương tích, nhưng là trường hợp cần xử lý nặng”.17
Như vậy, đến năm 1976, tội cố ý gây thương tích chính thức được pháp luật thừa nhận là một tội phạm.
Bên cạnh đó, giai đoạn này, về mặt pháp luật tố tụng vẫn chưa có nhiều sự cải tiến về mặt lập pháp. Hiến pháp năm 1980, Luật tổ chức tòa án và tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 1981 cũng chỉ giúp góp phần khắc phục tạm thời những hạn chế trong việc giải quyết vụ án hình sự trước đây.
Như vậy, quy định về định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác giai đoạn này còn đơn giản chưa có những quy định rõ ràng về tội phạm và cách thức xử lý tội phạm này. Bên cạnh đó, tội gây
16 Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 – 1978) TANDTC xuất bản năm 1979.
32
tổn hại cho sức khỏe của người khác chưa được thừa nhận một cách chính thức. Chính vì vậy, đòi hỏi cấp bách phải có một văn bản pháp luật chính thức để quy định rõ ràng và cụ thể việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhằm đáp ứng cho tình hình xã hội đang bất ổn tại thời điểm hiện tại.
2.1.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội lúc bấy giờ, ngày 27/6/1985 Quốc hội khóa VII đã thông qua BLHS đầu tiên của nước ta. Trong đó các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người được quy định tại Chương 2 và quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 109 như sau:
“1- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác;
b) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; c) Có tính chất côn đồn hoặc tái phạm nguy hiểm;
3- Phạm tội gây cố tật nặng dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm.
4- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2, ở khoản 3 Điều này mà do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì
33
bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”18
Như vậy, lần đầu tiên tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được công nhận là một tội phạm của pháp luật hình sự Việt Nam trong một văn bản pháp lý thống nhất, bên cạnh đó, cũng là lần đầu tiên tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được đề cập đến và cũng thể hiện được sự tiến bộ trong việc lập pháp khi quy định cả 2 tội này trong cùng một điều luật. Ngoài ra, Điều 109 cũng đưa ra nhiều tình tiết là định khung tăng nặng cũng phần nào giúp cho việc áp dụng với thực tế dễ dàng hơn, nhất là trong việc định tội danh. Để việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức của người khác được thuận lợi, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nhằm giải thích tội phạm này như Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986; Nghị quyết số 01-HĐTP/NQ ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Công văn số 03-TATC ngày 22/10/1987; Công văn số 311/HS ngày 04/4/1989 của Tòa án nhân dân tối cao.
Bước đầu, các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã phần nào đáp ứng được công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm, để tiếp tục hoàn thiện hơn ngày 28/12/1989 Luật số 30- LCT/HĐNN8 được thông qua nhằm sửa đổi một số điều của BLHS 1985 trong đó có Điều 109 như sau: “Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của nhiều người”. Đồng thời cũng bổ sung vào khoản 3 như sau: “Phâm tội gây cố tật nặng, dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm”19.
Trong những lần sửa đổi, bổ sung BLHS 1985 năm 1991, 1992, 1997 nội dung tội phạm này tại Điều 109 không có sự thay đổi gì đã cho thấy sự phù hợp của quy định về tội phạm này tại BLHS 1985 đã phù hợp với tình hình thực tế khách quan, là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc định tội danh tội phạm này.
18 Quốc hội, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội, 1985, Điều 109.
34
Để tiếp tục đảm bảo sự phù hợp trên, BLHS 1999 ra đời với nhiều điểm mới trong kỹ thuật lập pháp của Nhà nước ta. BLHS 1999 có nhiều sự thay đổi đáng kể, nhiều tội phạm được quy định hơn, đồng thời các tội phạm đã được quy định tại BLHS 1985 cũng được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với thời đại phát triển mới của đất nước. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được tách thành 03 tội độc lập bao gồm: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106). Như vậy, nội hàm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được giới hạn lại, giúp cho việc định tội danh được thực hiện một cách chính xác hơn cũng như việc quyết định hình phạt phù hợp với tính chất mà mức độ nguy hiểm cho xã hội hơn.
Điều 104 BLHS 1999 quy định như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
35
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”20
Như vậy, so với BLHS 1985 thì Điều 104 BLHS 1999 đã có sự thay đổi trong việc quy định về tội phạm này, xác định rõ tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là một tội cấu thành vật chất nhằm phân biệt giữa một hành vi phạm tội với một hành vi vi phạm hành chính thông thường thông qua lượng tỷ lệ phần trăm thương tật của nạn nhân.
Đến ngày 19/06/2009, BLHS 1999 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tuy nhiên tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không sửa đổi, bổ sung nội dung gì.
Về phần tố tụng hình sự, với sự ra đời của các BLHSđã tạo ra cơ sở lý luận vững chắc trong việc định tội danh, vì vậy để đảm bảo cho sự định tội danh nhanh chóng, chính xác và hợp pháp BLTTHS năm 1988, năm 2004 ra đời tạo ra cơ sở pháp lý gián tiếp cho việc định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trong đó, quan trọng nhất là quy định trình tự khởi
36
tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự và quy định cụ thể thẩm quyền của từng cơ quan trong từng giai đoạn tố tụng. Qua đó, cũng đã xác định rõ ràng hơn chủ thể thực hiện việc định tội danh trong từng giai đoạn của tố tụng hình sự. Đồng