thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự
BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 với mục đích chính là thay thế những quy định còn hạn chế của BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 tuy nhiên về mặt thực tế, các quy định của BLHS 2015 trong đó có quy định tại Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác lại phát sinh nhiều quan điểm áp dụng pháp luật khác nhau, dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình định tội danh tội phạm này. Trên cơ sở nghiên cứu của mình, học viên đã tham khảo và đưa một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, vấn đề mức tối thiểu trong định mức tỷ lệ thương tật. Để thống
nhất trong quy định của pháp luật hình sự, cần sửa đổi hoặc có hướng dẫn cụ thể tỷ lệ thương tật dưới 11% là bao nhiêu phần trăm để bảo đảo cho việc định tội danh tội phạm này một cách toàn vẹn, theo quan điểm cá nhân, mức tối thiểu nên được xác định là “từ 1% đến dưới 11%” là phù hợp thực trạng hiện nay.
67
Thứ hai, về tình tiết tại điểm b khoản 1 Điều 134 BLHS “dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm”, cần thiết phải quy định cụ thể về thế nào là hành
vi dùng axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm, những loại axit, hóa chất nào được coi là nguy hiểm với con người để đảm bảo quy định này có khả năng áp dụng trên thực tế.
Thứ ba, về tình tiết “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người già yếu” tại điểm c khoản 1 Điều 134 BLHS. Theo quan điểm của học
viên, nên bỏ cụm từ “người già yếu” mà thay thế bằng cụm từ “người từ đủ 70 tuổi trở lên”, bởi độ tuổi này các bộ phận cơ thể hầu như lão hóa, hoạt động kém
hiểu quả hơn người bị thường, nếu bị thương tật khó có thể phục hồi như vậy đã đủ thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội không cần phải xem xét họ có thật sự “già yếu” hay không. Bên cạnh đó, việc loại bỏ cụm từ
“người già yếu” mà thay thế bằng cụm từ “người từ đủ 70 tuổi trở lên” cũng
nhằm thống nhất với quy định tại điểm o khoản 1 Điều 51 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội là người từ đủ 70 tuổi trở lên” và tình tiết tại điểm i khoản 1 Điều 52 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm
tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên”.
Ngoài ra, để nhằm đồng nhất các quy định trong việc định tội danh tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng và hoạt động định tội danh tội phạm nói chung cần thiết cũng nên sửa đổi cụm từ này trong quy định của BLTTHS mà cụ thể là tại khoản 4 Điều 119 BLTTHS 2015 về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đối với người già yếu mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng và tại khoản 6 Điều 127 BLTTHS 2015 về việc không được áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải, dẫn giải đối với người già yếu.
Thứ tư, về tình tiết “cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe đối với người chữa bệnh cho mình” tại điểm d khoản 1 Điều 134 BLHS. Theo quan điểm
của học viên, tình tiết “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người chữa bệnh cho mình” cần được hướng dẫn theo hướng thỏa mãn các điều
68
+ Nạn nhân phải là bác sĩ, y tá, điều dưỡng hoặc là người hành nghề khám, bệnh hoặc người đang công tác trong lĩnh vực y tế theo hợp đồng hoặc theo biên chế tại cơ quan, tổ chức có chức năng khám, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
+ Nạn nhân là người chuẩn bị, đang hoặc đã thực hiện việc khám, chữa bệnh cho người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội không phân biệt thời gian chữa bệnh là ngắn hay dài.
Thứ năm, quy định mới về chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn thương cho sức khỏe của người khác tại khoản 6 Điều 134 BLHS.
Xét đến quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS, thì trường hợp người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc 1 trong 10 trường hợp được quy định thì người đó mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn nếu không tỷ lệ tổn thương dưới 11% nhưng không thuộc 1 trong 10 trường hợp nêu trên thì không cấu thành tội phạm, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như vậy trong trường hợp này mặc dù hành vi trên thực tế đã gây ra một hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng các nhà làm luật cho rằng hậu quả dưới 11% và không có tình tiết khác thể hiện tính chất nguy hiểm cho xã hội thì được coi là tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự.
Quay trở lại quy định tại khoản 6 Điều 134 BLHS quy định: “người nào
chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương
tích được hiểu là tìm kiếm, sửa soạn các công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để nhằm gây thương tích cho người khác, chứ chưa gây ra hậu quả trên thực tế, hay nói cách khác hành vi trên chưa có tính chất nguy hiêm đáng kể nào cho xã hội.
69
Như vậy, nếu so sánh tính chất nguy hiểm cho xã hội giữa hai quy định nói trên tính chất nguy hiểm của những trường hợp không cấu thành tội phạm tại khoản 1 Điều 134 rõ ràng là nguy hơn trường hợp chuẩn bị phạm tội. Trong khi đó, trường hợp chuẩn bị phạm tội lại phải chịu trách nhiệm hình sự còn những trường hợp tại khoản 1 nêu trên lại không bị xử lý hình sự. Như vậy, sự mâu thuẫn gián tiếp làm cho hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gặp nhiều quan điểm trái chiều trên thực tế.
Theo quan điểm cá nhân của học viên, quy định về chuẩn bị phạm tội đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như trên chưa thấy được tính khả thi trong thực tế vì vậy có thể cân nhắc, xem xét bỏ khoản 6 Điều 134 không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tất nhiên, trường hợp hành vi chuẩn bị phạm tội đó cấu thành một tội phạm độc lập khác thì vẫn phải xử lý theo quy định của pháp luật.
Nói tóm lại, quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn còn không ít bất cập dẫn đến tính khả thi là chưa cao. Hiện nay, nhiều nhóm tội phạm phổ biến đã bắt đầu có những văn bản hướng dẫn áp dụng theo quy định của BLHS 2015 như Nghị định số 19/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định về tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015; Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP ngày 01/10/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các tội hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, giao cấu; Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ;… Vì vậy, với một nhóm tội phạm phổ biến và quan trọng nhất như nhóm tội về xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng đòi hỏi cần phải ban hành một hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Điều 134 BLHS để có sự thống nhất trong việc định tội danh tội
70
phạm này. Dưới góc độ nghiên cứu, học viên đưa ra các giải pháp về ban hành pháp luật như sau:
Một là, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật của TAND tối cao: thực tiễn
định tội danh trong xét xử tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của ngành Tòa án là một kho tàng phong phú, đa dạng trong kinh nghiệm giải quyết các vướng mắc xảy ra trong thời gian qua. Bên cạnh đó, là cơ quan chính trong việc soạn thảo quy định của BLHS, các văn bản hướng dẫn của TAND tối cao sẽ thể đúng mong muốn của các nhà làm luật đối với các quy định của tội phạm này. Chính vì vậy, TAND tối cao nên nhanh chóng thực hiện việc tổng kết thực tiễn áp dụng BLHS 2015 kể từ khi chính thức có hiệu lực thi hành để kịp thời có các Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định cụ thể Điều 134 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng và nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe nói chung.
Hai là, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự của
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan có liên quan: Chất lượng của hoạt động định tội danh tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không chỉ dừng lại ở việc phụ thuộc vào quá trình định tội danh của Tòa án dựa trên quy định của pháp luật hình sự mà đó còn liên quan đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Muốn việc định tội danh của Tòa án đảm bảo thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) cũng phải được đảm bảo. Chính vì vậy, việc ban hành các Thông tư liên tịch liên ngành Công an - Viện kiểm sát - Tòa án trong việc phối hợp hoạt động giải quyết các vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là thực sự cần thiết.
Ba là, tiếp tục nghiên cứu ban hành án lệ về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Việc nghiên cứu và phát triển hệ thống án lệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động định tội danh tội phạm đã góp phần bảo đảm việc áp dụng thống nhất quy định của pháp luật, giảm thiểu được tình trạng duy ý chí của Thẩm phán khi nội dung của quan hệ pháp luật chưa rõ ràng,
71
còn mâu thuẫn. Vì vậy, trong tình trạng quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hiện nay còn nhiều tồn tại thì việc có những án lệ về tội phạm này cũng phần nào có thể giảm bớt tình trạng định tội danh sai trên thực tế. Hiện nay, TAND tối cao đã công bố tổng cộng 39 án lệ, trong đó 7 án lệ về hình sự và chưa có án lệ nào về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Bởi thế, trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thực tiễn định tội danh, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao cần tiếp tục nghiên cứu các phán quyết, quyết định về tội phạm này có khả năng trở thành án lệ để tạo điều kiện cho việc bổ sung những thiếu sót, lỗ hổng của pháp luật đang tồn tại, tạo ra sự thống nhất trong việc định tội danh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và giữa các cấp tòa án.