cư khi Nhà nước thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện như sau:
Bước 1: Xây dựng phương án bồi thường
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập và trình phương án về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào kế hoạch và việc thực hiện các dự án đầu tư để phê duyệt
dự án đầu tư và ra quyết định về nội dung bồi thường. Nghị định 06/2020/NĐ-CP sửa đổi Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi để xây dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Việc xây dựng khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư này phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải quy định đầy đủ từ diện tích đất thu hồi, số hộ gia đình bị ảnh hưởng dự kiến tiền bồi thường và dự kiến địa điểm, diện tích đất bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người bị thu hồi đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc khảo sát, đo đạc và xác định diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để lập phương án bồi thường. Khi người bị thu hồi đất không hợp tác với cơ quan thực thi nhiệm vụ trong khoảng thười gian 10 ngày từ thời điểm vận động thì Chủ tịch UNBD cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Bước 2: Lấy ý kiến và hoàn chỉnh phương án bồi thường phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư
Có 2 hình thức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Một là tổ chức họp trực tiếp. Hai là niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, thị trấn địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải được lập thành biên bản. Nội dung biên bản phải có xác nhận của đại diện UBND cấp xã và đại diện những người bị thu hồi đất.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của những người bị thu hồi đất, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tiếp thu, hoàn chỉnh phương án chi
tiết về việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để trình cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 3: Phê duyệt phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Điều 13 Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 quy định: Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi UBND cùng cấp phê duyệt. Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 quy định UBND cấp có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bước 4: Công khai phương án và thực hiện Quyết định thu hồi đất;
Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đồng thời gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất bị thu hồi. Trong nội dung quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải ghi rõ về mức bồi thường, thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng căn cứ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt để thực hiện việc bồi thường. Trong trường hợp người có đất bị thu hồi có thái độ chống đối, không bàn giao đất hoặc gây khó khăn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng kết hợp cùng UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất bị thu hồi tiến hành việc vận động, thuyết phục để người có đất bị thu hồi thực hiện việc bàn giao đất. Nếu người có đất bị thu hồi vẫn tiếp tục chống đối việc bàn giao đất thì áp dụng quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai năm 2013 để tiến hành các thủ tục cưỡng chế. Điều 93 Luật Đất đai năm 2013
quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành. Người có đất bị thu hồi ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì còn có thể được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2012 tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả trong trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi. Trường hợp người có đất bị thu hồi chống đối và không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất được bồi thường chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì thì sẽ bị cấn trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách Nhà nước.
Bước 5: Tiếp nhận mặt bằng được giải phóng
Sau khi thực hiện hoàn tất các bước trên Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường sẽ tiếp nhận và bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư để triển khai dự án theo quy định.