Định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai ở việt nam hiện nay từ thực tiễn huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 57)

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Trên cơ sở phân tích những mặt thành công cũng như những điểm bất cập trong các chính sách và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật tại địa phương đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cần theo những định hướng sau đây:

Một là: phù hợp với đường lối chính sách của Đảng về đất đai

Thứ nhất: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện chủ sở hữu và

thống nhất quản lý là Nhà nước. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và từng hình thức giao đất, cho thuê đất;

Thứ hai: Về vai trò của Nhà nước được tiếp tục xác định. Nhà nước thực

hiện quyền của chủ sở hữu thông qua các hành vi như quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật;

Thứ ba: tùy theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định

của pháp luật mà người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Người sử dụng đất có nghĩa vụ tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai.

Cần thể hiện được tính liên kết, đồng bộ, tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý và sử dụng đất đai hiệu quả trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng lãnh thổ và từng đơn vị

hành chính; đồng thời phải chú trọng sự phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khi thực hiện việc quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất.

Đối với các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội cần xây dựng được kế hoạch, quy trình rõ ràng và cụ thể hơn.

Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải bảo đảm tính dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi đất. Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất phải được thực hiện có hiệu quả nhằm bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc để bảo đảm sự ổn định lâu dài đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Cần làm rõ trách nhiệm cơ quan giải quyết khiếu nại về giá đất trong

bồi thường giải phóng mặt bằng khi phát sinh khiếu nại phải giải quyết. Cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất phải là hai cơ quan độc lập.

Hai là: Người có đất bị thu hồi và nhà Đầu tư cần được đảm bảo hài

hoà, Nhà nước cân bằng lợi ích, ban hành các quy định có khả năng áp dụng ở thực tế.

Khi xác định quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, vấn đề được đặt ra ở đây là quyền tài sản của người sử dụng đất sẽ được bồi thường như thế nào khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất nông nghiệp khi bị thu hồi. Đối với nhà đầu tư, khi bỏ một số vốn thực hiện dự án thì mong muốn của họ là lợi nhuận đạt được sau một khoảng thời gian nhất định. Đối với Nhà nước, mục đích chính của việc tạo điều kiện cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn đất và các chính sách ưu đãi khác không gì khác ngoài việc phát triển

kinh tế xã hội, tăng nguồn thu ngân sách trong tương lai, cùng với việc đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Do vậy, sẽ không còn ý nghĩa gì nếu quyền lợi của người sử dụng đất chưa được đáp ứng tương xứng với mất mát mà họ chịu trong hiện tại và cả thiệt hại về lâu dài. Khi đó, việc thu hồi đất sẽ không còn ý nghĩa, nguồn lợi Nhà nước thu được sẽ không đủ để bù đắp chi phí cho đảm bảo an sinh xã hội.

Để đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất, việc đo lường hiệu quả và thiệt hại cần được tính toán, cân nhắc cụ thể; đảm bảo quyền lợi của nhà nước trong việc phân phối lại phần chênh lệch địa tô với tư cách là người đại diện chủ sở hữu; đảm bảo cho khả năng sinh lợi khi bỏ vốn thực hiện dự án của nhà đầu tư. Cùng với đó, trong một số trường hợp người sử dụng đất nông nghiệp vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước cũng cần cân nhắc khi thu hồi. Nội dung này cũng rất cần phải được cân nhắc và thể hiện trong quá trình hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất.

Ba là: pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi

đất cần đảm bảo được sự tương thích, tránh sự xung đột với các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật và ngược lại

Đất đai đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Do đó, không chỉ pháp luật đất đai, những đạo luật khác cũng có những quy định rải rác về những nội dung có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng đất nói chung và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng. Yêu cầu về tính tương thích của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất với các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật và ngược lại cần được đặt ra một số nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất, cần xác định lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở cho

việc lập các quy hoạch khác. Các quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở có liên quan đến nội dung quy hoạch cần được dẫn chiếu theo Luật Đất đai để tránh việc quy định trùng lặp gây ra xung đột.

Thứ hai, cần rà soát lại các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai ở việt nam hiện nay từ thực tiễn huyện vĩnh cửu, tỉnh đồng nai (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)