các nội dung pháp luật về đất đai
Các ngành các cấp cần phối hợp với nhau cùng thực hiện việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai của Nhà nước. Lực lượng cán bộ công chức Nhà nước yêu cầu phải gương mẫu, tuân thủ đúng và đầy đủ pháp luật về quản lý đất đai nói riêng và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị Nhà nước thu hồi, bằng hành động của mình cho nhân dân để tạo lòng tin trong nhân dân. Các cấp ủy Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với cán bộ công chức các ngành nhằm tổ chức và thực hiện tốt các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao.
Thực tế quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Vĩnh Cửu cho thấy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng là rất quan trọng. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong công tác quản lý đất đai. Đối với công tác tuyên truyền giáo dục, cần được chú trọng hơn và tạo điều kiện để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Và để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo
của Đảng trong lĩnh vực quản lý đất đai thì nhất thiết phải xem xét tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương hàng năm là một chỉ tiêu để xét cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh.
Sự lãnh đạo của Đảng được đẩy mạnh một cách tăng cường nhằm xây dựng chính quyền vững mạnh và trong sạch. Để lựa chọn giải pháp nào cần được ưu tiên, trước hết cần phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Luận văn đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai trên cơ sở là quá trình nghiên cứu từ lý luận đến thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân trên toàn huyện Vĩnh Cửu bị Nhà nước thu hồi đất, cần:
− Nâng cao đầy đủ nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Vĩnh Cửu;
− Hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với người dân có đất bị Nhà nước thu hồi tại huyện Vĩnh Cửu;
− Lập quỹ tái định cư và thực hiện các giải pháp về đảm bảo nguồn quỹ; − Vai trò cộng đồng cần được tăng cường trong việc cùng phối hợp tham
gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Vĩnh Cửu;
− Đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ giải tái định cư cần được nâng cao năng lực và hiệu quả làm việc bằng nhiều hình thức để làm việc có hiệu quả khi nhà nước thu hồi đất tại huyện Vĩnh Cửu.
Các giải pháp trên cần thiết phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc. Tuy nhiên, trong từng thời điểm khác nhau và tùy vào thực trạng của địa phương tại thời điểm đó mà huyện Vĩnh Cửu có lựa chọn ưu tiên giải pháp nào cần được tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện trước.
KẾT LUẬN
Huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nằm ở tả ngạn sông Đồng Nai và có thổ nhưỡng tốt. Đất phù sa mới phân bố dọc sông Đồng Nai từ ngã ba sông Bé và sông Rạch Đông đến Thiện Tân, Tân An; dọc hai bện sông Rạch Đông xuống Bình Lợi, Tân Bình, Bình Hoà... thích hợp với việc trồng các loại cây lương thực như lúa, cây công nghiệp như mía, đậu các loại, cây ăn trái như bưởi, nhãn… Đất nâu vàng trên phù sa cổ có địa hình gợn sóng, độ cao từ 10 đến 45m, độ dốc trung bình dưới l0m. Loại đất này có ở các xã Thiện Tân, Thạnh Phú, Tân Bình, Bình Lợi, có thể canh tác các loại cây ăn trái có rễ sâu, chịu hạn tốt. Đất đỏ trên đá phiến thạch và biến chất: nhóm đất này thường có độ cao từ 100 đến 300 mét, độ dốc chung 20m như ở Tân An, Trị An, thích hợp với việc trồng rừng hay trồng cỏ chăn nuôi gia súc, các loại cây công nghiệp như cao su, trà, cây lương thực như bắp, mì, khoai… Trên địa bàn huyện có Khu Bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị, gồm: lâm trường Mã Đà, Hiếu Liêm, Vĩnh An từ năm 2004; Ban Quản lý di tích Chiến khu Đ và Trung tâm Thủy sản Đồng Nai. Ngoài ra có nhiều Di tích lịch sử ghi dấu những chiến công của cha ông trong những năm đấu tranh giải phóng dân tộc như Di tích Khu ủy miền Đông, Di tích Trung ương cục miền Nam, Di tích Nhà Bia thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên Bình Phước - Tân Triều, Di tích Địa đạo Suối Linh… Là một huyện với vị trí địa lý thuận lợi, thích hợp phát triển đa dạng các ngành nông nghiệp và cả dịch vụ du lịch. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền UBND huyện Vĩnh Cửu, thu nhập bình quân đầu người của nhân dân ngày càng tăng cao, các ngành kinh tế phát triển đa dạng.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu thu hồi đất để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển văn hóa thể thao và du lịch là điều tất yếu. Năm 2017, huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hiện là một trong những huyện của tỉnh có nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (06/11, chiếm
tỷ lệ 54,5%) và cũng là huyện đầu tiên của tỉnh có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Vĩnh Cửu đang trong công cuộc đẩy mạnh phát triển nông thôn và xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 2018- 2020, huyện Vĩnh Cửu đã có nhũng bước chuyển mình mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là tất yếu. Trong đó, có 02 dự án trọng điểm của quốc gia (điện 500KV Sông Mây – Tân Uyên đi qua 6 xã, điện 500KV TTĐL đi qua 03 xã, thị trấn) đã hoàn tất công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng để kịp thời đóng điện đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch.
Trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, huyện Vĩnh Cửu đã nghiêm túc áp dụng đúng và đủ các quy định cụ thể trong các văn bản luật, dưới luật của Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan, đã quan tâm hơn đối với quyền lợi của người có đất bị thu hồi.
Tuy nhiên, đất đai là một loại tài sản đặc biệt của người dân. Qua tìm hiểu thực tế trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu, tác giả nhận thấy trong quá trình đưa pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của các dự án, tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Điển hình như việc xác định đơn giá bồi thường còn thiếu tính hợp lý, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất còn nhiều điểm được thỏa đáng, tồn tại một số chủ đầu tư dự án có biểu hiện nóng vội khi thu hồi đất gây bất mãn cho người dân có đất bị thu hồi… từ đó dẫn đến tình trạng người dân có đất bị thu hồi không chấp thuận phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trên cơ sở khảo sát thực tế công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu giai đoạn 2018 - 2020, đề tài đề xuất 05 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu trong thời gian tới đã được trình bày tại Chương 3 của luận văn này.