7. Kết cấu luận văn
2.2.1. Những vướng mắc về pháp luật hình sự trong quá trình áp dụng các
các hình phạt chính nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn tại tỉnh Bắc Ninh
*Đối với hình phạt tiền
Thứ nhất, hình phạt tiền vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung tuy nhiên quy định của BLHS chưa có sự phân biệt rõ giữa phạt tiền với tính chất là hình phạt chính và phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung về mức phạt. Về nguyên tắc hình phạt chính phải có mức độ nghiêm khắc hơn hình phạt bổ sung, nên khi quy định về hình phạt tiền phải có sự phân định rõ ràng. Có như vậy mới thực hiện triệt để nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong khi áp dụng hình phạt tiền đối với người phạm tội. Tuy nhiên, mức phạt tiền giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung ở một số tội không có chênh lệch quá nhiều. Ví dụ: Đối với tội “Đánh bạc” theo quy định Điều 321 BLHS năm 2015 thì mức thấp nhất của khung hình phạt khi áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền là 20.000.000 đồng, trong khi đó hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đã có mức khởi điểm là 10.000.000 đồng và tối đa là 50.000.000 đồng tức là hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung có mức phạt
điểm cho rằng: “Cần có sự phân biệt rõ giữa phạt tiền với tính chất là hình phạt chính và phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung về mức phạt… Cụ thể phải quy định rõ mức tối thiểu và tối đa của phạt tiền với tính chất là hình phạt chính phải cao hơn mức tối thiểu và tối đa của phạt tiền với tính chất là hình phạt bổ sung”[32; Tr.274-276]. Tác giả cho rằng quan điểm trên là hợp lý vì về bản chất, hình phạt bổ sung chỉ là hỗ trợ, củng cố hiệu lực của hình phạt chính, do vậy, mức độ nghiêm khắc không thể ngang bằng với hình phạt chính.
Thứ hai, về căn cứ quyết định mức phạt tiền: Khoản 3 Điều 30 BLHS năm 2015 và Khoản 2 Điều 50 BLHS năm 2015 quy định để quyết định mức phạt tiền đối với người phạm tội, Tòa án phải xét đến tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. Tuy nhiên, tình hình tài sản và khả năng thi hành của người phạm tội được xác định bằng cách nào thì lại không có quy định cụ thể. Do đó, đối với những trường hợp người phạm tội không có nghề nghiệp ổn định, là lao động tự do… mức thu nhập của họ không thể xác định một cách cụ thể, dẫn đến việc thì khi tuyên mức phạt tiền đối với người phạm tội, Tòa án không thể đưa ra một mức phạt tiền phù hợp nhất với tình hình tài sản của người phạm tội. Nếu như mức phạt tiền cao so với tình hình tài sản của người phạm tội sẽ dẫn đến việc khó thi hành trên thực tế, ngược lại, trường hợp mức phạt tiền thấp không đảm bảo được tính nghiêm minh, răn đe của hình phạt.
Thứ ba, việc khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam khi áp dụng hình phạt chính là phạt tiền.
Các hình phạt chính khác như tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ đều quy định việc khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành án. Riêng hình phạt chính là phạt tiền lại không quy định về việc khấu trừ này. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người phạm tội, việc khấu trừ thời gian tạm giam, tạm giữ đối với hình phạt tiền là cần thiết. Về vấn đề này cần có quy định cụ thể về cách khấu trừ thời gian tạm giữ, tạm giam của người phạm tội, mức khấu trừ là bao nhiêu cũng cần tính toán kỹ lưỡng sao cho vừa phù hợp với quy định khác của pháp luật vừa đảm bảo tính công bằng.
Thứ tư, hiện nay tại một số điều luật trong phần các tội phạm còn quy định khoảng cách giữa mức phạt tiền tối thiểu và tối đa trong một khung hình phạt quá rộng. Điều này không đảm bảo nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự, đồng thời có thể tạo cơ sở cho sự tùy tiện trong việc áp dụng hình phạt này.
Ví dụ: Về tội “Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam” tại khoản 1 Điều 239 BLHS năm 2015 có mức phạt tiền khi áp dụng là hình phạt chính tối thiểu là 200.000.000 đồng trong khi tối đa là 1.000.000.000 đồng (chênh lệch 800.000.000 đồng). Do đó, có quan điểm cho rằng: “Cần thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và tối đa trong một số điều luật hoặc phân hóa chúng trong các khung hình phạt khác nhau như đối với hình phạt tù có thời hạn, tạo điều kiện cho việc quyết định một hình phạt nghiêm khắc và công bằng”[18, tr.42]. Tác giả đồng ý với quan điểm trên và cho rằng BLHS cần khắc phục hạn chế này.
Thứ năm, việc dẫn chiếu tại Điều 35 BLHS về hình phạt tiền chưa khớp với các quy định khác trong BLHS.
Cụm từ “trật tự công cộng, an toàn công cộng” tại Điểm b khoản 1 Điều 35 BLHS 2015 chưa khớp với tên nhóm tội “an toàn công cộng, trật tự công cộng” được quy định tại Chương 21 BLHS 2015. Do vậy, cần chỉnh sửa lại cho thống nhất.
Thứ sáu, chưa có quy định về việc chuyển đổi giữa hình phạt tiền với hình phạt khác nếu người phạm tội không chấp hành hình phạt tiền.
Hiện nay, pháp luật ở một số nước trên thế giới có quy định về việc nếu người phạm tội không chấp hành hình phạt chính là phạt tiền mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế thì sẽ bắt họ phải chấp hành hình phạt tù có thời hạn với mức quy đổi tương ứng. Ví dụ như quy định của BLHS Pháp: "...trong trường hợp người bị kết án không nộp tiền phạt, theo quy định của Bộ luật hình sự Cộng hòa Pháp, người bị kết án bị áp dụng biện pháp giam giữ tại nhà (tù tại gia). Tùy thuộc vào số lượng tiền phạt, thời hạn giam giữ được ấn định từ 5 ngày đến 2 tháng...
[50, tr.257]. Việc pháp luật hình sự Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này, dẫn đến việc nhiều trường hợp không thể thi hành hình phạt trên thực tế, điều này sẽ làm
* Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ
Thứ nhất, như đã trình bày ở phần thực trạng, tại Bắc Ninh về thời điểm tính thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ chưa có sự thống nhất giữa các Tòa án mà thậm chí là giữa các Thẩm phán trong cùng một Tòa án cũng chưa có sự thống nhất. Hiện nay, vẫn tồn tại một số quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng: Thời điểm này cần tính từ ngày tuyên án sơ thẩm (hoặc tính từ ngày tuyên án phúc thẩm nếu Tòa án phúc thẩm áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ).
Quan điểm thứ hai cho rằng: Thời điểm này được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (tức là ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị đối với bản án sơ thẩm hoặc ngày tuyên án phúc thẩm).
Quan điểm thứ ba cho rằng: Thời điểm này được tính từ ngày cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án nhận được quyết định thi hành án.
Thứ hai, về việc miễn việc khấu trừ thu nhập: Pháp luật hình sự có quy định trong những trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập và phải ghi rõ lý do trong bản án. Tuy nhiên, do Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đều không có quy định cụ thể như thế nào là trường hợp đặc biệt, việc này đã dẫn đến việc áp dụng tùy tiện đối với việc khấu trừ thu nhập nói chung và miễn việc khấu trừ thu nhập nói riêng. Tại Bắc Ninh, một số bản án không áp dụng việc khấu trừ thu nhập đối với người phạm tội trong khi hồ sơ vụ án không có bất cứ tài liệu nào chứng minh liên quan đến vấn đề này, thậm chí trong biên bản phiên tòa cũng không thể hiện việc Hội đồng xét xử có hỏi đến vấn đề này, trong bản án cũng thường chỉ nhận định chung chung lý do miễn việc khấu trừ thu nhập là do bị cáo không có thu nhập ổn định.
Thứ ba, về điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ
Một trong các điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ là“nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội”, đây là điều kiện mang tính định tính, phụ thuộc vào sự đánh giá của Hội đồng xét xử. Việc không có văn bản hướng dẫn gây khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng loại hình phạt này
cũng như làm cho loại hình phạt này ít được áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trên cả nước nói chung.
* Đối với hình phạt trục xuất
Hình phạt trục xuất được quy định trong BLHS năm 2015 là một trong các hình phạt chính. Tuy nhiên, Điều 37 BLHS năm 2015 lại không quy định những điều kiện, tiêu chí cụ thể để áp dụng hình phạt trục xuất, đồng thời cũng không quy định hình phạt này tại các điều luật cụ thể của phần các tội phạm. Điều đó có nghĩa, khi người nước ngoài phạm bất cứ một tội danh nào được quy định trong BLHS đều có thể bị áp dụng loại hình phạt này. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở sự cân nhắc nhiều yếu tố khác nhau, Tòa án sẽ vận dụng điều luật để đưa ra quyết định việc áp dụng hình phạt trục xuất đối với người phạm tội. Vấn đề này cũng có ý kiến trái chiều, có ý kiến cho rằng “BLHS năm 2015 nên có quy định về hình phạt trục xuất được áp dụng với những tội danh nào”[29, tr.19]. Tuy nhiên cũng có quan điểm ngược lại là: “Điều này là không cần thiết, vì tính phức tạp trong việc xử lý người phạm tội là người nước ngoài, nên có thể coi đây là trường hợp ngoại lệ. Tòa án có thể căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của từng bị cáo đối với từng vụ án mà toàn quyền quyết định áp dụng hay không áp dụng hình phạt này đối với bị cáo là người nước ngoài”[50, tr.23]. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, việc BLHS không quy định những điều kiện, tiêu chí cụ thể, phạm vi áp dụng để áp dụng hình phạt trục xuất cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc hình phạt trục xuất rất ít được áp dụng trên thực tế.