6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
3.2.1. Các giải pháp chung nhằm nângcao chất lượng thực hiện chức năng
sát hoạt động tư pháp của VKSND từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chức năngkiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND
Để hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, tăng cường hiệu quả của kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trong giai đoạn mới, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:
Thống nhất nhận thức và nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, ý nghĩa, nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND theo chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, trước hết là trong nội bộ ngành Kiểm sát, từ người lãnh đạo đến Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, chuyên viên; sau đó là đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc tham gia vào hoạt động tư pháp, là đối tượng của kiểm sát hoạt động tư pháp; rộng hơn nữa là các cơ quan giám sát, cơ quan, tổ chức có liên quan khác. Việc nhận thức thống nhất, đầy đủ và đúng đắn về kiểm sát hoạt động tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng, tạo ra sự thống nhất, sự phối hợp nhịp nhàng trong thực hiện các hoạt động kiểm sát trên thực tế, sự ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho VKSND thực hiện tốt nhiệm vụ.
. Trước mắt, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các đạo luật có liên quan đến việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 như Luật thi hành án
hình sự, Luật Phá sản, Luật trọng tài thương mại, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển...Về lâu dài, cần sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND năm 2014 để hoàn thiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND về phạm vi, đối tượng, nội dung, phương thức, bảo đảm hiệu quả của các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo hướng đã nêu tại Mục 3.3 của Chương này, làm cơ sở để hoàn thiện quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của VKSND trong từng lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp trong các đạo luật chuyên ngành.
. Quán triệt, tập huấn kịp thời, chuyên sâu các Bộ luật, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; tuyên truyền, phổ biến nhằm tạo nhận thức đúng đắn, đầy đủ, thống nhất về ý nghĩa và việc thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.
Nghiên cứu, đổi mới tổ chức bộ máy thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp ở VKSND các cấp theo hướng tinh gọn để tập trung được lực lượng, khai thác hiệu quả năng lực làm việc của các Kiểm sát viên, công chức; tăng cường năng lực của CQĐT VKSND, thiết chế xử lý các hành vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này.
Tăng cường, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho các khâu công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, tập trung vào những khâu còn yếu, bảo đảm số lượng, nâng cao chất lượng Kiểm sát viên, công chức làm các công tác này. Các Kiểm sát viên không ngừng rèn luyện ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức; thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nắm chắc, thực hiện đầy đủ các biện pháp nghiệp vụ; có bản lĩnh vượt khó, dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai, với các hành vi vi phạm pháp luật; có trách nhiệm trong thực thi công vụ; chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực
hiện nhiệm vụ.
Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Xác định rõ trọng tâm, trọng điểm của từng lĩnh vực kiểm sát tư pháp hàng năm và từng giai đoạn để có sự quan tâm, đầu tư hợp lý. Trong giai đoạn hiện nay, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự có nhiệm vụ trọng tâm là chống oan, sai, chống bỏ lọt tội phạm; phòng, chống tham nhũng, thu hồi tối đa tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế cho Nhà nước; tội phạm về môi trường, tội phạm công nghệ cao, tội phạm hoạt động theo kiểu băng, nhóm, tội phạm hoạt động tín dụng đen và tội phạm xâm hại trẻ em. Đối với các công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án cần tăng cường kiểm sát đột xuất tại cơ sở giam giữ; kiểm sát chặt chẽ việc đấu giá thu hồi tài sản trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế; chủ động yêu cầu thi hành các bản án hành chính. Khâu giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tập trung giải quyết khiếu nại về oan, sai; trực tiếp đối thoại với công dân trong trường hợp khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
VKSND tối cao nhanh chóng xây dựng, ban hành tài liệu hướng dẫn về quy trình, kỹ năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong từng lĩnh vực, hướng dẫn việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi kiểm sát hoạt động tư pháp; đổi mới hệ thống chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ kiểm sát bảo đảm hợp lý, phản ánh đầy đủ các hoạt động kiểm sát; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về từng kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát.
Viện kiểm sát các cấp định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện chức năng trong từng khâu công tác, thông báo rút kinh nghiệm; xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ nhằm phát huy sáng kiến, ứng dụng vào thực tiễn; bảo đảm chất lượng trả lời thỉnh thị, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc; tự thanh tra, kiểm tra để kịp thời khắc phục sai phạm, thiếu sót trong công tác, tăng cường kiểm tra
đột xuất và theo chuyên đề đối với đơn vị có nhiều hạn chế, yếu kém; thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các đơn vị trong cùng cấp kiểm sát; xử lý vi phạm, khen thưởng, kỷ luật phải thực chất, công bằng, công minh, có tiêu chí rõ ràng.
Chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong mỗi cấp kiểm sát, giữa các cấp kiểm sát và giữa VKSND với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật và trong thực hiện công tác kiểm sát.
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành công tác nghiệp vụ; nghiên cứu, xây dựng các đề án về các cơ chế, chính sách liên quan đến kinh phí hoạt động và con người, bảo đảm phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù của ngành Kiểm sát nhân dân để kiến nghị với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian tới.