Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non (Trang 52 - 63)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2.2.1.1. Mục đích

Xây dựng cơ sở lí luận về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.

2.2.1.2. Nội dung

Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong nước cũng như ngoài nước có liên quan trực tiếp đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Đặc biệt là tìm kiếm, tổng hợp, phân tích kết quả của các sách chuyên khảo, bài tạp chí chuyên ngành, bài báo khoa học đăng trong kỷ yếu các hội thảo khoa học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu để viết chương cơ sở lí luận của đề tài.

2.2.1.3. Cách thực hiện

Tìm kiếm những tài liệu về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non được công bố dưới dạng sách, luận văn, luận án, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, báo cáo khoa học đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành của các tác giả trong nước và ngoài nước.

Từ đó phân loại theo các chủ đề và tiến hành phân tích, ghi nhận những kết quả của những nghiên cứu đã có, chỉ ra những hạn chế và khoảng trống trong những nghiên cứu đó, qua đó khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.

Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lí luận có liên quan đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non, từ đó xây dựng cơ sở lí luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho đề tài.

2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.2.2.1. Mục đích

Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.

2.2.2.2. Nội dung

Bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non có các nội dung chính như sau:

Bảng 2.2: Nội dung bảng hỏi về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non

STT Nội dung Số biến

quan sát* Thang đo

Phần 1: Thông tin nhân khẩu về khách thể khảo sát

1 Tuổi 1 Định danh

2 Giới tính 1 Định danh

3 Nghề nghiệp 1 Định danh

4 Trình độ học vấn 1 Định danh

5 Tổng thu nhập/tháng 1 Định danh

6 Thời giantrực tiếp chăm sóc, giáo dục và vui chơi cùng con

1 Định danh

Phần 2: Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn

STT Nội dung Số biến

quan sát* Thang đo

mẫu giáo lớn

2 Đặc điểm sự phát triển trí tuệ ở trẻ mẫu giáo lớn

2.1 Sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo lớn 3 Likert 5 mức độ 2.2 Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo lớn 6 Likert 5 mức độ 2.3 Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn 7 Likert 5 mức độ

3 Đặc điểm sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo lớn

3.1 Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn 6 Likert 5 mức độ 3.2 Sự phát triển ý chí của trẻ mầm non 3 Likert 5 mức độ 3.3 Sự phát triển ý thức bản ngã của trẻ mẫu giáo

lớn

4 Likert 5 mức độ

4 Bước ngoặt 6 tuổi và sự chuẩn bị tâm lý cho

trẻ mẫu giáo lớn vào lớp

5 Likert 5 mức độ

Phần 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn

1 Truyền hình, truyền thanh, báo chí giấy, báo mạng, tạp chí khoa học

1 Likert 5 mức độ

2 Mạng xã hội 1 Likert 5 mức độ

3 Bạn bè, đồng nghiệp, người thân trong gia đình 1 Likert 5 mức độ

4 Trường mầm non 1 Likert 5 mức độ

5 Trình độ học vấn 1 Likert 5 mức độ

6 Nghề nghiệp 1 Likert 5 mức độ

7 Điều kiện kinh tế 1 Likert 5 mức độ

8 Sức khỏe của cha mẹ 1 Likert 5 mức độ

* Số biến quan sát ban đầu trước khi kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực thang đo 2.2.2.3. Cách tiến hành

Để có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi đã tiến hành theo các bước sau:

*Bước 1: Điều tra thử

Sau khi đã có nội dung bảng hỏi, chúng tôi đã mời 19 phụ huynh có con học lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tràng An, Long Biên, Hà Nội làm thử bảng hỏi. Phụ huynh tham gia với tinh thần tự nguyện.

Mục đích điều tra thử là để các bậc phụ huynh cho ý kiến phản hồi về ngôn ngữ sử dụng và kiểm tra văn phong với các phụ huynh làm có phù hợp và dễ hiểu không. Kết quả cho thấy có 17/19 phụ huynh tham gia điều tra thử cho rằng ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi là phù hợp, phụ huynh hiểu được nội dung các mệnh đề và thời gian trả lời khá phù hợp (trung bình từ 15 đến 30 phút). Hai phụ huynh còn lại cho rằng nội dung bảng hỏi hơi dài, ngôn ngữ sử dụng trong bảng hỏi dễ hiểu.

Với kết quả điều tra thử như trên, chúng tôi thống nhất giữ nguyên nội dung bảng hỏi như thiết kế ban đầu để sử dụng điều tra chính thức.

*Bước 2: Điều tra chính thức

Mục đích của điều tra chính thức là nghiên cứu nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.

Mẫu khảo sát chính thức là mẫu thuận tiện, bao gồm phụ huynh có con học lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non Tràng An, Long Biên, Hà Nội.

Trước khi điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành tập huấn cho các điều tra viên. Nội dung tập huấn bao gồm: giới thiệu khái quát về mục đích điều tra; giới thiệu khái quát về nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non; lựa chọn thời gian khảo sát; giới thiệu các bước hướng dẫn phụ huynh trả lời bảng hỏi bao gồm: 1/Giới thiệu về bảng hỏi; 2/Giới thiệu về bốn loại nhận thức cho cha mẹ; 3/Hướng dẫn phụ huynh cách trả lời bảng hỏi (Với các câu hỏi về thông tin nhân khẩu phụ huynh đánh dấu X lên ô đứng trước lựa chọn đúng với mình; Với các câu hỏi mệnh đề, mỗi mệnh đề sẽ có 5 mức độ để lựa chọn, phụ huynh sẽ khoanh tròn hoặc đánh dấu X lên con số phù hợp với mức độ mà mình lựa chọn; Điều tra viên không lựa chọn thay phụ huynh).

Sau khi tập huấn cho điều tra viên, chúng tôi bắt đầu chính thức tiến hành điều tra tại trường mầm non công lập Tràng An, Long Biên, Hà Nội.

*Bước 3: Kiểm định độ tin cậy (Cronbach’s Alpha) và độ hiệu lực thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA).

Việc kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy. Trong đó: Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cùng nhiều nhà nghiên cứu đều đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là sử dụng được. Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo

càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0.95) thì xuất hiện hiện tượng trùng lặp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau.

Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, các nhà nghiên cứu còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Iterm - Total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo Slater (1995) và Peterson (1994) thì hệ số đo độ tin cậy của dữ liệu định lượng trong khảo sát Cronbach’s Alpha (α) là:

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,8 đến gần 1 thì thang đo lường là rất tốt;

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì số liệu có thể sử dụng được tương đối tốt;

+ Nếu hệ số Cronbach’s Alpha (α) có giá trị từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp các khái niệm đo lường là mới hoặc tương đối mới đối với người trả lời.

Sau khi có được kết quả hợp lệ từ phân tích hệ số Cronbach’s Alpha, chúng tôi tiếp tục sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA), áp dụng phương pháp phân tích nhân tố Principal Components với phép xoay Varimax. Điều kiện phân tích thỏa mãn các tiêu chí:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.

+ Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.

+ Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.

EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.

+ Hệ số tải nhân tố (Factor Loading > 0,5) biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.

Trên cơ sở này, chúng tôi đã tiến hành kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo trong bảng hỏi và thu được kết quả như sau:

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo những quy luật phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 5 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,767, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,475 đến 0,586 đều đạt yêu cầu (>0,3) do đó không có biến quan sát nào bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 5 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,788, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,594 đến 0,697 đều đạt yêu cầu (>0,3) do đó không có biến quan sát nào bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển ngôn ngữ

của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 6 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,803, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,477 đến 0,623 đều đạt yêu cầu (>0,3) do đó không có biến quan sát nào bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 7 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,735, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,411 đến 0,553. Có một biến quan sát bị loại do có tương quan biến - tổng thấp hơn 0,3 khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo (B3.4=0,233). Bên cạnh đó, biến quan sát B3.2 = 0,354 nhưng không xuất hiện giá trị ở bảng kết quả phân tích nhân tố nên cũng bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 6 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,819, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,496 đến 0,714. Có một biến quan sát bị loại do có tương quan biến - tổng thấp hơn 0,3 khi chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo (C1.5=0,277)

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển ý chí của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 3 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha = 0,806, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,662 đến 0,643 đều đạt yêu cầu (>0,3) do đó không có biến quan sát nào bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo sự phát triển ý thức bản

ngã của trẻ mẫu giáo lớn (gồm 4 biến quan sát), kiểm định Cronbach’s Alpha =

0,748, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,441 đến 0,647 đều đạt yêu cầu (>0,3) do đó không có biến quan sát nào bị loại.

- Kiểm định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo bước ngoặt 6 tuổi và sự

chuẩn bị tâm lý cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 (gồm 5 biến quan sát), kiểm định

Cronbach’s Alpha = 0,780, tương quan biến - tổng biến thiên từ 0,544 đến 0,595. Có một biến quan sát D2 = 0,505 nhưng xuất hiện cùng lúc hai giá trị ở bảng kết quả phân tích nhân tố nên bị loại.

- Phân tích EFA với thang đo cho kết quả: Hệ số KMO = 0,844 và kiểm định Barlett có Sig.= 0,000 (< 0,05) cho thấy phân tích EFA là thích hợp. Tại Eigenvalue = 1,10 (>1) rút trích được 10 nhân tố từ 22 biến quan sát với Tổng phương sai trích được là 59,8% (> 50%), như vậy 10 nhân tố được trích cô đọng được 59,8% biến thiên các biến quan sát. Hệ số tải nhân tố biến thiên từ 0,52 đến 0,85 (>0,5) và không có nhân tố mới nào được hình thành so với khung lý thuyết nghiên cứu đề xuất ban đầu. Như vậy, sau khi phân tích EFA thì 22 biến quan sát đã đảm bảo được tiêu chuẩn phân tích EFA (đạt yêu cầu), không có biến nào bị loại ở giai đoạn này.

2.2.2.4. Cách tính điểm

Ở thang đo nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non các mệnh đề được đánh giá với 5 mức độ lựa chọn của phụ huynh tương ứng với các điểm số như sau: Hoàn toàn không biết (chưa bao giờ nghe tới) (1 điểm); Biết rất ít (có nghe tới nhưng không hiểu) (2 điểm); Biết ít (có nghe tới và có hiểu một chút) (3 điểm); Biết khá rõ (có nghe tới và hiểu khá rõ) (4 điểm); Biết rất rõ (có nghe tới và hiểu rất rõ) (5 điểm). Thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non được đánh giá thông qua tổng ĐTB ở mỗi nhận thức. Theo đó, ĐTB

càng lớn thì phụ huynh càng nắm bắt được sự phát triển tâm lý ở trẻ mẫu giáo lớn và ngược lại.

Thang đo được thiết kế trên thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5, tùy vào mục đích của câu hỏi mà có các ý nghĩa khác nhau như đã giải thích ở trên. Giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/ (số lượng các mức độ) = (5-1)/5 = 0.8. Do đó ý nghĩa các mức được phân chia như sau: 1.00 đến 1.08: Mức rất thấp (hoàn toàn không có hiểu biết gì về vấn đề được hỏi); 1.81 đến 2.60: Mức thấp (có nghe tới vấn đề được hỏi nhưng không hiểu); 2.61 đến 3.40: Mức trung bình (có một chút hiểu biết về vấn đề được hỏi); 3.41 đến 4.20: Mức khá (có hiểu biết khá rõ về vấn đề được hỏi); 4.21 đến 5.00: Mức tốt (có hiểu biết rất rõ về vấn đề được hỏi).

2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

2.2.3.1. Mục đích

Thu thập thêm các ý kiến bổ sung của phụ huynh sau khi trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi để làm sáng tỏ thêm các thông tin về thực trạng nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non.

2.2.3.2. Nội dung

Tìm hiểu về một số suy nghĩ, quan điểm, nhận định của nhận thức của cha mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận thức của cha mẹ về sự phát triển tâm lý ở trẻ mầm non (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)