Số hộ kinh doanh năm 2019 tiếp tục tăng về số lượng và duy trì xu hướng dịch chuyển từ ngành công nghiệp và xây dựng sang ngành thương mại, dịch vụ. Tại thời điểm 1/7/2019, có 5,4 triệu hộ kinh doanh trên phạm vi cả nước, tăng 3,5% so với cùng thời điểm năm 2018, trong đó số lượng hộ kinh doanh hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ chiếm 82,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 17,9%. Số lao động làm việc trong các hộ kinh doanh năm 2019 là 9 triệu lao động, tăng 4,3% so với cùng thời điểm năm 2018, trong đó số lao động làm việc trong khu vực dịch vụ chiếm 74,1%; số lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 25,9%. Lao động bình quân trong một hộ kinh doanh năm 2019 là 1,7 lao động, tương đương năm 2018.[25]
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập như hiện nay với sự hội nhập và phát triển của nhiều thành phần kinh tế đối với mỗi thành phần thì lại có những lợi thế để các chủ thể lựa chọn. Tuy nhiên nhìn nhận về bối cảnh lịch sử cũng như sự phát triển kinh tế của Việt Nam thì hộ kinh doanh đóng một vai trò không hề nhỏ, vốn có nguồn gốc lâu đời với sự hình thành của nhiều ngành nghề truyền thống và các ngành nghề hiện đại thì số lượng hộ kinh
doanh hiện nay đang có một số lượng khá đông đảo mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp để thống nhất trong quản lý và pháp luật. Tuy nhiên số lượng hộ kinh doanh trong những năm qua vẫn đã và đang tăng chứng tỏ loại hình này vẫn mang lại những lợi thế để được người dân lựa chọn. Có thể thấy đối với hộ kinh doanh nắm giữ nhiều vai trò đối với các vấn đề kinh tế xã hội ở nước ta như
Thứ nhất, hộ kinh doanh giải quyết các vấn đề lao động việc làm:
Theo Niên giám thống kê năm 2019 của Tổng cục thống kê thì số lao động làm việc trong khu vực HKD tăng nhanh theo thời gian, từ trên 7,9 triệu người năm 2015 tăng lên 9 triệu người năm 2019 (tăng 12,2%).Có thể thấy với số lượng lớn và quy mô nhỏ nhưng hộ kinh doanh đóng góp không nhỏ trong việc sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương để phát triển nhằm tạo ra thu nhập cảithiện cuộc sống cho người dân.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể thu hút được khá nhiều vốn nhàn rỗi trong nhân dân, do quy mô nhỏ nên các hộ kinh doanh có vai trò và tác dụng rất lớn trong việc thu hút các cá nhân đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Chính nhờ có những hộ kinh doanh này nên những người nghèo mới tiếp cận được với các hàng hoá dịch vụ sớm hơn, nhanh hơn và với giá bình dân hơn. Hơn nữa, khu vự này còn là nơi tiếp nhận những người lao động không đủ trình độ tiêu chuẩn làm việc trong khu vực doanh nghiệp, khu vự hành chính sự nghiệp chuyển đến.
Thứ hai, hộ kinh doanh giúp bảo tồn những ngành nghề truyền thống,
những thương hiệu có yếu tố lịch sử lâu đời: đa số các hộ kinh doanh trong một số lĩnh vực như hàng thủ công mĩ nghệ, thực phẩm, ẩm thực… đều giữ nguyên mô hình kinh doanh là hộ kinh doanh thay vì việc chuyển đổi nhượng quyền để hình thành các chuỗi cửa hàng. Chính những yếu tố này đã tạo nên
bản sắc riêng và sự đặc trưng của những thương hiệu này một phần đóng góp vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa nước nhà. Ngoài ra hộ kinh doanh còn tạo nên sự đa dạng các loại hàng hóa, mẫu mã và chất lượng.
Thứ ba, hộ kinh doanh đóng góp đối với nền kinh tế quốc dân
Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy giảm tăng trưởng, thì hộ kinh doanh vẫn luôn giữ một vị thế quan trọng trong đóng góp phát triển kinh tế nói chung đặc biệt là trong những năm qua khi việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, hội nhập kinh tế, du lịch thì các hộ kinh doanh ở các lĩnh vực này đã tối ưu hóa được vai trò và vị thế của mình. Lượng vốn được đầu tư vào hộ kinh doanh, nhất là hộ kinh doanh ngành dịch vu vẫn tiếp tục duy trì vớ tỷ trọng cao. Qua đó có thể tin tưởng rằng, hộ kinh doanh vẫn là nơi huy động có hiệu quả nguồn vốn trong dân ở một số ngành, lĩnh vực và là một kênh đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế.
Thứ tư, Hộ kinh doanh có vai trò đáng kể trong tạo ra của cải vật chất,
hàng hóa, dịch vu cho xã hội, trực tiếp đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.HKD chỉ nắm giữ 3% tổng nguồn vốn kinh doanh, nhưng chiếm tới hơn 13% doanh thu của các tổ chức kinh doanh có đăng ký (gồm HKD và các DN chính thức). Trong một số ngành như bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ôtô, mô tô, xe máy và xe có động cơ… tỷ lệ này ở mức cao hơn, đạt trên 21%.[30]
Thứ năm, hiệu quả sử dụng các nguồn lực của HKD ngày càng nâng
cao,tác động tích cực đến hiệu quả chung của nền kinh tế. Hầu hết nguồn vốn sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh đến từ cá nhân hoặc gia đình của chủ hộ - tức vốn huy động trực tiếp từ người dân. Năm 2013, hộ kinh doanh sử dụng 1 đồng vốn kinh doanh để tạo ra trên 3 đồng doanh thu, cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp chính thức nói chung (0,7 đồng), DNNN (0, đồng), doanh nghiệp ngoài nhà nước (0,7 đồng), doanh nghiệp FDI (0,9 đồng)[3].
Thứ sáu, tạo nên sự đa dạng các loại hàng hóa, mẫu mã và chất lượng: vốn mang yếu tố truyền thống cộng với sự hội nhập và phát triển trên nền tảng lịch sử các hộ kinh doanh có thể phát triển của nhiều mặt hàng đa dạng và là một lợi thế mà các doanh nghiệp hiện đại khó mà có được. Bên cạnh đó khi tham gia vào các lĩnh vực trong thị trường thì hộ kinh doanh cũng đóng vai trò nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm tạo nên sự cải tiến và phát triển chất lượng sản phẩm.
Tiểu kết Chương 1
Việt Nam đang trên đà hội nhập nên chịu rất nhiều sức ép từ các nền kinh tế bên ngoàivì thế Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong kinh doanh phát triển. Hộ kinh doanh được thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau ua các thời kỳ nhưng vẫn thể hiện được bản sắc vốn có của một thành phần kinh tế có nguồn gốc lâu đời và mang màu sắc rất riêng của Việt Nam.
Vì thế tại Chương 1, tác giả đã trình bày một cách tổng quan các khái niệm hộ kinh doanh dưới nhiều góc độ khác nhau thông qua các quy định pháp luật các thời kỳ ở Việt Nam. Từ đó làm rõ được các đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh. Đồng thời nhận thức về vai trò của hộ kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Hộ kinh doanh đã đóng góp cho nền kinh tế nói chung mà còn ghi nhận những đóng góp thầm lặng trong việc giải quyết việc làm nhàn rỗi cho người lao động góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH TỪ THỰC TIỄN TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG,TỈNH ĐẮK LẮK VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT