Tình hình đăng ký thành lập và hoạt động của hộ kinhdoanh tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về hộ KINH DOANH từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH đắk lắk (Trang 49 - 54)

tại Việt Nam hiện nay

2.2.1. Thực trạng đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Theo Niên giám thống kê năm 2017 thì trên địa bàn cả nước ta có khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động trong đó có khoảng 4,6 triệu hộ kinh doanh có địa điểm ổn định tương đương với 90,2% tổng số lượng hộ kinh doanh hiện nay đã được ổn định dưới các địa điểm chịu sử quản lý nhất định của cơ quan nhà nước và 0,5 triệu hộ kinh doanh không ổn định điều này có thể lý giải bởi hộ kinh doanh hiện nay đang tồn tại và phát triển dưới sự đa dạng các ngành nghề kinh doanh nên có thể có nhiều ngành nghề kinh doanh dẫn đến việc di chuyển hay không có sự bó buộc cụ thể về địa điểm kinh doanh.

Bảng 2.1.Thống kê nhóm hộ kinh doanh có địa điểm ổn định Tồng số Đã có Giấy chứng nhận ĐKKD Chưa ĐKKD Đã ĐKKD nhưng chưa cấp Giấy CN Tổng cộng 4 590 322 1 331 436 3 015 852 30 764 Lĩnh vực Công nghiệp 832 784 142 705 589 000 3 180 Khai khoáng 14 167 341 3 286 19 Công nghiệp chế biến, chế tạo 811 456 139 156 582 566 3 095 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí 3 726 2 449 1 239 27 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

3 433 759 1 909 39

Dịch vụ 3 757 538 1 188 731 2 426 852 27 584

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơkhác

Vận tải, khobãi 178 547 59 234 107 289 1 528 Dịch vụ lưu trú và ăn

uống 747 208 173 364 539 369 4 968

Thông tin và truyền

thông 31 532 24 085 6755 623 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 10 928 7 859 2 873 180 Hoạt động kinh doanh bất động sản 177 944 64 252 108 546 1 449 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 15 807 6 318 8 747 131 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 52 879 14 536 38 848 365

Giáo dục và đào tạo 14 898 5 157 9 071 337 Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội 27 371 20 904 5 802 607

Nghệ thuật, vui chơi

và giải trí 28 010 16 152 11 097 487

Hoạt động dịch vụ

khác 258 301 42 023 200 247 1 233

Theo bảng số liệu trên, số hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh chiếm 29% so với tổng số hộ kinh doanh, số hộ chưa ĐKKD chiếm 65,7% trên tổng số hộ kinh doanh, hai tỉ lệ này chênh lệch quá cao. Đây là một thực trạng đáng buồn bởi sau hàng loạt các chính sách hỗ trợ, sự cải cách trong các quy định pháp luật trong những năm qua thì việc thu hút các chủ thể tiến hành đăng ký vẫn còn rất gian nan và đang là một bài toán khó cho các nhà chức trách. Điều này xuất phát từ tư tưởng kinh doanh của các hộ kinh doanh vẫn còn chậm đổi mới và cập nhật nên việc tiếp cận những vấn đề pháp lý vẫn còn khá mới mẻ, tiếp theo là việc e ngại các thủ tục hành chính tại cơ quan nhà nước cũng là một rào cản không nhỏ cho các chủ thể này.

Cũng theo bảng số liệu trên, các hộ kinh doanh đã đăng ký và chưa nhận được giấy chứng nhận chiếm 0,006% đây là mức tăng trưởng khá chậm chạp, cho thấy rằng chưa có tiến triển một cách cụ thể trong công tác đăng kí kinh doanh của chủ thể này. Ngoài ra thì vẫn có những hộ kinh doanh được liệt vào nhóm các hộ kinh doanh không phải tiến hành đăng kí kinh doanh theo các quy định pháp luật nhưng vẫn còn ở một tỷ lệ khá khiêm tốn.

Thống kê trên cũng cho thấy hộ kinh doanh hiện nay chiếm số lượng đông đảo và phát triển chủ yếu ở hai lĩnh vực đó chính là công nghiệp (18,12%) và dịch vụ (81,86%). Đặc biệt ở mảng dịch vụ số hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực “Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác” chiếm số lượng áp đảo. Theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, số lượng hộ kinh doanh hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ chiếm 82,1%. Từ đây có thể thấyViệt Nam vẫn duy trì xu hướng dịch chuyển từ ngành công nghiệp và xây dựng sang ngành thương mại, dịch vụ, sự phát triển của hộ kinh doanh gắn liền với xu thế hiện nay, nhu cầu đời sống ngày càng phát triển kéo theo hộ kinh doanh cũng phát triển.

Về số lượng và cơ cấu hộ kinh doanh: Năm 2019, cả nước ta có khoảng 5,4 trệu hộ kinh doanh và khoảng 759 ngàn doanh nghiệp[25]. Cho thấy rằng số lượng các hộ kinh doanh đang chiếm tỷ lệ đông đảo so với các loại hình kinh tế khác. Doanh nghiệp là một hình thức pháp lí phát triển và đa dạng mang lại nhiều lợi thế cũng như có luật chuyên ngành điều chỉnh những trên thực tế số lượng của hộ kinh doanh chiếm số lượng lơn hơn hẵn so với doanh nghiệp. Cho thấy hộ kinh doanh là một dạng kinh doanh được ưa chuộng lựa chọn, sự đơn giản và thủ tục áp dụng cũng như các yêu cầu của hộ kinh doanh đáp ứng được các yêu cầu mà chủ hộ mong muốn để thực hiện công tác kinh doanh.

Bên cạnh đó số lượng và sự phân bố các hộ kinh doanh ở nước ta cũng có sự khác biệt ở từng khu vực được thể hiện qua bảng sau

Bảng 2.2.Số lượng hộ kinh doanh theo vùng 2015 – 2019 Năm Vùng 2015 2016 2017 2018 2019 Đồng bằng sông Hồng 1228042 1256734 1329367 1324377 1353012 Trung du và miền núi phía Bắc 440335 450591 488972 481628 493753 Bắc Trung Bộ và

Duyên hải miền Trung 1095881 1126098 1184012 1201809 1233067 Tây Nguyên 226380 236493 244767 252844 27194 Đông Nam Bộ 820102 856301 902104 942680 981498 Đồng bằng sông Cửu Long 944086 983610 993756 995397 1045637 Nguồn:

Theo bảng số liệu trên, các HKD phân bố tương đối đồng đều trên cả nước. Trong đó, Đồng bằng sông Hồng, Trung bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ là những vùng chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 25,15%; 22,9%; 19,44% và 18,25% (2019). Trung du miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng thấp nhất, lần lượt là 9,18%; 5,1% tổng số HKD.Điều này xuất phát từ vị trí địa lý cũng như tính chất phát triển kinh tế vùng ở các khu vực đã tạo nên sự cách biệt này. Trên cơ sở phân bổ dân cư, tỷ trọng HKD giữa các vùng không có sự biến động đáng kể trong nhiều năm qua.

Hộ kinh doanh vẫn là một mô hình kinh doanh được người dân lựa chọn hoạt động và có sự phù hợp với nền kinh tế cũng như tập quán kinhdoanh của người dân và tính chất địa lý, vùng miền, mà hộ kinh doanh vẫn tỏ ra là mô hình có ưu thế vượt trội cũng như sự phát triển trong nhận thức, tư duy của người kinh doanh.

Xét một cách tổng quan thì hộ kinh doanh ở nước ta đang tồn tại với số lượng đông đảo và vẫn duy trì được vị thế của mình trong nền kinh tế bất chấp sự thay đổi cũng như sự thuận tiện các mô hình kinh doanh khác đang được nhà nước định hình. Thay vì cố gắng theo đuổi nhưng mô hình kinh doanh như các loại hình doanh nghiệp thì chúng ta nên có sự nhìn nhận lại về đóng góp và lợi ích mà hộ kinh doanh mang lại. Bên cạnh đó khi nhìn nhận các số liệu có thể thấy việc các hộ kinh doanh vẫn còn tồn tại những khó khăn về năng lực tài chính, chủ thể hay các vấn đề liên quan nhằm phát triển mà điều này xuất phát điểm từ các chính sách cũng như quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh chứ không phải các vấn đề xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁP LUẬT về hộ KINH DOANH từ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH đắk lắk (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)