tù của các Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai
Tuy đạt được những kết quả nhất định, song trong thực tiễn xét xử, việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đơi lúc chưa đúng với khung hình phạt, có hiện tượng thiên về tình cảm, ít nhiều gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như uy tín của cơ quan xét xử. Chủ yếu sai sót thường gặp là:
- Thứ nhất, có tình trạng ưu tiên áp dụng hình phạt tù có thời hạn, chưa
đánh giá, nhận định đúng các chứng cứ, tình tiết trong vụ án hình sự, dẫn đến quyết định mức hình phạt khơng chính xác.
Nghị quyết số 49-NQ- TW ngày 02/06/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đưa ra yêu cầu giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế. Xác định rõ căn cứ tạm giam; thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định trong việc áp dụng các biện pháp tạm giam; hạn chế việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm [2].
Việc lựa chọn hình phạt tù có thời hạn ln được Tịa án ưu tiên để áp dụng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: từ dư luận xã hội và nhận thức của người dân rằng hành vi phạm tội phải bị trừng trị nghiêm khắc và quan trọng nhất là từ nhận thức của người áp dụng. Do người áp dụng hình phạt cịn chưa thấy được hết lợi ích của việc giảm hình phạt tù và tăng cường áp dụng
các hình phạt khác, nên mục đích giáo dục, phịng ngừa chung đứng sau mục đích trừng trị.
Ví dụ: Bản án số 116/2019/HS-PT ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Nội dung vụ án: Khoảng 21 giờ ngày 19/4/2018, Nguyễn Dụng Ý có giấy phép lái xe theo quy định, điều khiển xe mô tô biển số 60K5 -8116 lưu thông trên đường Huỳnh Văn Nghệ theo hướng huyện Vĩnh Cửu đi hướng ngã tư Bửu Long. Khi đi đến đoạn đường thuộc khu phố 1, phường Bửu Long, thành phố Biên Hịa, Ý vừa điều khiển xe mơ tơ biển số 60K5 -8116 vừa quay mặt nhìn về phía bên trái đường để tìm cửa hàng bán rau củ. Do Ý không chú ý quan sát phía trước nên đã để xe mơ tơ biển số 60K5 - 8116 đụng vào người ông Trương Văn Lem - sinh năm 1969, thường trú tại khu phố 2, phường Hịa Bình, thành phố Biên Hịa đang đi bộ từ lề trái sang lề phải theo hướng xe Ý lưu thông, gây tai nạn gỉao thông. Hậu quả: ông Trương Văn Lem bi thương được đưa đi cấp cứu, sau đó tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 476/2018/HS-ST ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, đã quyết định như sau:
.Về tội danh: Tuyên bố bị cáo Nguyễn Dụng Ý phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
.Áp dụng vào điểm a khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, điểm b điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015; Điều 8, Điều 32 Luật giao thông đường bộ.
.Xử phạt bị cáo Nguyễn Dụng Ý 08 (tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo để thi hành án.
Ngày 04/12/2019 bị cáo Nguyễn Dụng Ý kháng cáo đề nghị xin được giảm nhẹ hình phạt.
Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào cảc tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định như sau:
Cấp sơ thẩm xác định bị cáo có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau: thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; đã bồi thường khắc phục thiệt hại cho người bị hại; đại diện người bị hại đã có đơn bãi nại cho bị cáo; bị cáo phạm tội lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự; bị hại ơng Trương Văn Lem cũng có lỗi khi tham gia giao thông theo quy định tại các điểm b điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 của Bộ luật hình sự năm 2015. Xem xét yêu cầu kháng cáo của bị cáo, nhận thấy: Hiện trường tai nạn giao thông cho thấy, bị cáo chạy xe mô tô lưu thông trên làn đường hỗn hợp (mô tô được phép lưu thông), tốc độ không vượt quá tốc độ cho phép, bị cáo nghĩ rằng chạy gần dãi phân cảch và phía trước khơng có vật cản gì nên chủ quan nhìn quan sát qua phía trái đường để tìm cửa hàng bán rau củ thì bất ngờ người bị hại bước qua dãi phân cách cứng (Nơi không được phép qua đường) để sang đường, dẫn đến xe mô tô bị cáo đang điều khiển va đụng làm người bị hại té ngã xuống đường, xe mô tô của bị cáo ngã về bên trái. Sau tai nạn, bị cáo tích cực đưa bị hại đi bệnh viện cấp cứu, sau đó quay trở lại hiện trường vụ tai nạn trình bày rõ vởi Cơng an. Khi đến bệnh viện thì bị hại cịn tỉnh, bị cáo có hỏi tên, địa chỉ của bị hại và chính bị cáo về nhờ thơng báo tin tức cho gia đình bị hại. Cấp sơ thẩm khơng nhận định rõ tình tiết này mà chỉ nêu người bị hại cũng có lỗi khi tham gia giao thơng trong tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Sau tai nạn bị cáo tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường hồn tồn cho gia đình bị hại và gia đình bị hại đã bãi nại. Sau khi xét xử sơ thẩm, đại diện gia đinh bị hại khơng có kháng cáo nhưng khi biết có xét xử phúc thẩm theo kháng cáo của bị cáo thì đại dìện hợp pháp của bị hại có đơn gửi đến Tịa đề nghị xem xét là người bị hại qua đường bất cẩn nơi không được phép qua đường, bị cáo đã bồi thường xong cho gia đình bị hại, mong muốn đừng xét xử bị cáo tù tội gì vì gia đình bị cáo cũng khó khăn..
Trên cơ sở những tình tiết nêu trên, kết hợp bị cáo có nhân thân tốt, chưa tiền án tiền sự, có nơi cư trú rõ ràng nên khơng cần thiết xử phạt hình phạt tù có thời hạn đối với bị cáo.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điểu 355 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; Chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Dụng Ý, sửa bản án sơ thẩm về phần hình phạt. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 260, địểm b điểm s khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015.
Xử phạt: Bị cáo Nguyễn Dụng Ý 08 (tám) tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 01 (một) năm 04 (bốn) tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm, về tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”.
- Thứ hai, Đánh giá tính chất mức độ hành vi phạm tội, nhân thân của bị cáo khơng đúng, dẫn đến quyết định hình phạt chưa phù hợp.
Trong khi xét xử các vụ án hình sự, do Hội đồng xét xử đã xác định khơng đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của các bị cáo, xác định sai khung hình phạt, điểm khoản và điều luật áp dụng... dẫn đến có những sai sót vướng mắc trong việc áp dụng hình phạt khơng đúng pháp luật đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Cụ thể như sau:
Ví dụ: Bản án hình sự số 236/2019/HS-PT ngày 09/8/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai [30].
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Mạnh Xuân Hạnh là bảo vệ của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai, địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hịa 1, đường số 9, phường An Bình, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai; Lê Văn Thu là bảo vệ của Công ty cổ phần dịch vụ Bảo vệ an ninh Chuyên Nghiệp, địa chỉ số B1/07, tổ 12, khu phố 2, phường Tân Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được phân công bảo vệ mục tiêu tại Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai. Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 05/8/2018, Hạnh điều khiển xe mô tô hiệu Yamaha Sirius, biển số 6081-918.41 chạy qua phân xưởng 3 của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai để kiểm tra thì gặp Thư đang trực tại phân xưởng 3 nên Hạnh đã rủ Thư
trộm cắp bao hạt nhựa của công ty bán lấy tiền chia nhau tiêu xài thì Thư đồng ý. Thực hiện ý định trên, khoảng 03 giờ 00 phút ngày 06/8/2018, Hạnh đi ra chốt cổng bảo vệ nói Thư lấy túi nilong gắn vào cây nhựa chống lên che Camera rồi đứng ở chốt cổng phân xưởng 3 để mở cửa, còn Hạnh đi vào trong phân xưởng 3 lấy trộm 08 bao hạt nhựa (mã nguyên liệu 218W), trọng lượng mỗi bao nặng 25 kg bỏ lên xe môtô biển số 60B1-918.41 chở ra ngồi cổng cơng ty bán cho đối tượng tên Hùng (chưa rõ lai lịch) được 1.600.000 đồng (Một triệu sáu trăm nghìn đồng), Hạnh đưa cho Thư 600.000 dồng (Sáu trăm nghìn đồng). Sự việc xảy ra Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai đã làm đơn trình báo Đồn Cơng an khu Cơng nghiệp Biên Hịa lập hồ sơ chuyển Cơng an thành phố Biên Hịa để điều tra.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 174/2019/HS-ST ngày 17/4/2019 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa đã áp dụng khoản 1 Điều 175; điểm b, h, i, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo: Mạnh Xuân Hạnh 08 (tám) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án. Áp dụng khoản 1 Điều 173; điểm b, h, s khoản 1 Điều 51 và Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt bị cáo: Lê Văn Thư 06 (sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính từ ngày bị bắt đi thi hành án.
Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo có nhân thân tốt, chưa có tiền án, tiền sự. Bị cáo Hạnh có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điểm b, h, i, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Ngồi ra, bị cáo có thời gian trong quân đội (từ năm 1985-1988) tham gia chiến trường Lào và được Bộ trưởng Bộ quốc phòng tặng bằng khen đã “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, đồng thời được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ghi danh là “Người có cơng với cách mạng”, các tình tiết trên được quy định tại điểm x khoản 1 và khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Đây là các tình tiết mới được bị cáo cung cấp trong giai đoạn phúc thẩm để Hội
đồng xét xử xem xét. Đối với Lê Vãn Thư, ngồi các tình tiết giảm nhẹ điểm b, h, s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), bị cáo có thời gian tham gia quân đội từ năm 1991 đến năm 1996. Đây là tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự. Nhận thấy, các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung nãm 2017) bản thân các bị cáo có nơi cư trú rõ ràng, hiện nay có cơng việc ổn định có hồn cảnh gia đình khó khăn, là lao động chính trong gia đình.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2018/NQHĐTP ngày 15/05/2018, của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, Hội đồng xét xử xét thấy không cần thiết cách ly các bị cáo ra khỏi xã hội mà giao các bị cáo cho chính quyền địa phương nơi các bị cáo thường trú quản lý, giáo dục là cũng đủ nghiêm, thể hiện được chính sách nhân đạo của pháp luật đối với người đã biết ăn năn hối cải.
Áp dụng điểm b, h, i, s, x khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 58, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Xử phạt: Bị cáo Mạnh Xuân Hạnh 08 (tám) tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách 16 (mười sáu) tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.
Áp dụng điểm b, h, s, khoản 1 và khoản 2 Điều 51, Điều 58, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Xử phạt: Bị cáo Lê Văn Thư 06 (sáu) tháng tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, thời gian thử thách 12 (mười hai) tháng tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.
- Thứ ba, Áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khơng đúng, dẫn đến quyết định mức hình phạt quá nặng, quá nhẹ.
Ví dụ: Xét Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xét xử bị cáo Phạm Minh Phương sinh ngày 20/9/2000; trình độ học vấn 7/12; nghề nghiệp chăn
ni; Quốc tịch Việt Nam; dân tộc Kinh; tôn giáo không; đăng ký hộ khẩu thường trú tổ 3, khu phố 6 phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai; tiền án, tiền sự khơng; bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; về tội “Trộm cắp tài sản” quy đinh tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Vào khoảng 14 giờ ngày 03/6/2017 Phạm Minh Phương qua nhà Lưu Văn Lợi ngụ tổ 2, khu phố 6 phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai thì thấy Lợi đang nằm ngủ trên giường và để điện thoại di động hiệu Iphone 6S Plus màu hồng trên bàn. Phương lấy điện thoại để chơi game được khoảng 15 phút thì Lợi ngủ say, thấy vậy nên Phương lấy trộm điện thoại về nhà và đem bán với giá 1.100.000 đồng.
Hội đồng định giá tài sản thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai kết luận chiếc điện thoại di động hiệu Iphone 6S Plus màu hồng có giá trị cịn lại là 13.833.000 đồng.
Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai xét xử bị cáo Phạm Minh Phương về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Xử phạt bị cáo 06 tháng tù nhưng cho hường án treo, thời gian thử thách là 01 năm.
Cấp sơ thẩm đã khơng áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội theo hướng dẫn của Nghị quyết số 41/2017/NQ-QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội;khoản 3 Điều 7; Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về nguyên tắc xử lý đổi với người dưới 18 tuổi phạm tội, vì khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên (16 tuổi 8 tháng 13 ngày).
Bản án hình sự sơ thẩm số 02/2018/HS-ST ngày 18/01/2018 của Tịa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bị kháng nghị một phần về việc không áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội theo Nghị quyết số
41/2017/NQ- QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc hội; khoản 3 Điều 7; Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Đề nghị Tịa án nhân dân tỉnh tỉnh Đồng Nai sửa bản án sơ thẩm nêu trên theo hướng áp dụng Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015 và giảm hình phạt đối với bị cáo.
Thứ tư, áp dụng hình phạt tù có thời hạn chưa phù hợp quy định pháp luật.
Ví dụ: Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 217/2016/HSST ngày 07/4/2016, Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã quyết định:
Tuyên bố các bị cáo Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Hợp, Đào Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Quyết Thắng phạm tội “Đánh bạc ”.
Áp dụng khoản 1 Điều 248; điểm h, p khoản 1, 2 Điều 46; Điều 53 Bộ luật hình sự xử phạt: Nguyễn Văn Tâm 05 tháng 02 ngày tù; Nguyễn Thị Ngọc Lan