Thựctrạng hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối vớiphụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 49 - 69)

2.2.1. .Đánh giá, tìm hiểu mong muốn và nhu cầu về việc làm của phụ nữnghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Khảo sát, đánh giá, tìm hiểu mong muốn và nhu cầu việc làm là một hoạt động quan trọng và đầu tiên nhất trong hoạt động hỗ trợ việc làm, nó là cơ sở thực tế để nắm bắt tình hình lao động, nhu cầu thực tế, từ đó xây dựng các chƣơng trình chính sách cũng nhƣ hỗ trợ phù hợp, đồng thời chủ động trong việc đào tạo nghề cũng nhƣ kết nối với các doanh nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực, từ đó cân bằng đƣợc giữa cung và cầu trong việc làm.

Thực hiện Đề án “Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2015 và định hƣớng đến 2020” của UBND thành phố Hà Nội. Sở Lao động - Thƣơng Binh và Xã hội Hà Nội chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội phối hợp với Phòng Lao động - Thƣơng binh xã hội huyện Quốc Oai tổ chức Phiên GDVL huyện Quốc Oai lần thứ VII – Hỗ trợ tuyển dụng ngƣời lao động thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo và hộ cận nghèo thành phố Hà Nội năm 2019.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của phiên Giao dịch việc làm và tăng tỷ lệ kết nối Cung - Cầu đáp ứng giải quyết việc làm; Bên cạnh đó quan tâm, hỗ trợ ngƣời lao động thuộc hộ thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo và hộ cận nghèo tại huyện Quốc Oai và các huyện lân cận. Trung tâm Dịch vụ việc làm số 2 Hà Nội phối hợp với Phòng Lao động – Thƣơng binh và Xã hội Hà Nội huyện Quốc Oai tổ chức Khảo sát, thu thập thông tin về nhu cầu và nguyện vọng tìm việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động của 407 ngƣời lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, hộ nghèo và hộ cận nghèo tại huyện Quốc Oai.

Đối với 60 phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Quốc Oai, thì kết quả khảo sát nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ số phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ được tham gia khảo sát nhu cầu việc làm năm 2019

Số phụ nữ được tham gia khảo sát Số phụ nữ chưa được tham gia khảo sát

36%

64%

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi) Qua bảng biểu trên, ta thấy rằng, các cấp chính quyền địa phƣơng đã có sự quan tâm đến công tác khảo sát nhu cầu việc làm của ngƣời dân, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại địa phƣơng. Tuy nhiên số phụ nữ đƣợc tham gia khảo sát vẫn còn rất ít, chỉ chiếm 36%. Còn một số lƣợng lớn phụ nữ này vẫn chƣa đƣợc tham gia khảo sát nhu cầu (64%). Nguyên nhân của việc bỏ sót này bắt nguồn từ việc nắm và lập danh sách của các thôn, tổ chƣa chặt chẽ, công tác khảo sát diễn ra chỉ trong 2 ngày và chƣa có độ phủ thông tin rộng rãi tới ngƣời dân.

Trong 36% số phụ nữ đƣợc tham gia khảo sát, thì kết quả trình độ chuyên môn nhƣ sau:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát trình độ chuyên môn của phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Chƣa qua đào Sơ cấp nghề − Cao đẳng – Đại học trở lên

tạo qua đào tạo Trung cấp

81,8% 18,2% 0% 0%

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi) Hầu hết những phụ nữ này đều có trình độ thấp, có đến 81,8% số phụ nữ tham gia khảo sát chƣa qua đào tạo ngành nghề, thiếu kỹ năng nghề nghiệp và kém tự tin để có thể xin làm một công việc ổn định. Số còn lại rất ít ỏi (18,2%) đƣợc đào tạo thông qua chƣơng trình hỗ trợ việc làm của Đoàn thanh niên, hầu hết tỷ lệ này đều có tuổi đời rất trẻ và chủ động tìm kiếm nguồn hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau.

Vậy, từ những số liệu và kết quả khảo sát trên, ta thấy rằng, công tác khảo sát nắm bắt nhu cầu việc làm của những ngƣời phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ tại địa bàn huyện Quốc Oai đã đƣợc các cấp chính quyền quan tâm và thực hiện đồng loạt ở tất cả đối tƣợng. Tuy nhiên, còn một bộ phận chƣa đƣợc quan tâm và thiếu thông tin kịp thời. Vì vậy cần có kế hoahcj rà soát tổng thể và tiến hành thêm nhiều đợt khảo sát để những ngƣời đang thực sự có nhu cầu hỗ trợ việc làm đƣợc quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn những ngƣời phụ nữ này còn rất thấp, hoặc chƣa qua đào tạo, dẫn đến những ngƣời phụ nữ này lao vào vòng luẩn quẩn: nghèo – thiếu thông tin – thiếu việc làm – nghèo.

2.2.2. Công tác đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Đào tạo nghề nghiệp luôn đƣợc coi là một hoạt động dạy và học nhằm trang bị kỹ năng, kiến thức, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học để giúp họ có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học nhằm để nâng cao tay nghề, trình độ nghề nghiệp.

Những năm qua, huyện Quốc Oai đã thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhờ vậy, tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm khá cao, góp phần đáng kể vào công tác xóa đói, giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân trên địa bàn.

Căn cứ cơ cấu, tỷ trọng phát triển kinh tế của huyện năm 2017 và những năm tiếp theo; chƣơng trình xây dựng nông thôn mới (NTM) từng xã, thị trấn và huyện, năm 2017, huyện tiếp tục mở 65 lớp đào tạo nghề cho 2.225 lao động nông thôn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp 23 lớp (790 lao động) với các ngành, nghề nhƣ: Hàn điện, may công nghiệp, sản xuất hàng mây tre, giang đan, kỹ thuật điêu khắc gỗ; nghề nông nghiệp 42 lớp (1.465 lao động) với các ngành nghề chủ yếu nhƣ chăn nuôi thú y, kỹ thuật chăn nuôi lợn, trồng cây ăn quả, trồng lúa chất lƣợng cao, rau hữu cơ, rau an toàn, kỹ thuật trồng chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật chăn nuôi gia cầm. Năm 2018, huyện đã tổ chức khai giảng và thực hiện đào tạo nghề cho 56 lớp với 1.959 lao động. Trong đó, nghề phi nông nghiệp 25 lớp (875 lao động); nghề nông nghiệp 31 lớp (1.084 lao động).

Huyện Quốc Oai xác định mô hình điểm đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các nghề may công nghiệp, hàn điện tại các công ty, xƣởng sản xuất có cam kết tuyển dụng 100% lao động sau học nghề. Đến nay, ngƣời lao động sau khi đƣợc đào tạo nghề theo mô hình điểm đã có việc làm, thu nhập ổn định từ 4- 8,5 triệu đồng/ngƣời/tháng. Bên cạnh việc tổ chức mở các lớp, đào tạo nghề cho lao động thì huyện Quốc Oai cũng đã chú trọng tới việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo nghề . Đƣa ra nhiều chính sách khuyến khích, cơ chế, kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tƣ xây dựng, công ty, phát triển trên địa bàn, coi đây

là một trong những giải pháp trong công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động nông thôn.

Đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ, chính sách đào tạo nghề của địa phƣơng giúp cho những phụ nữ có thêm cơ hội để tìm kiếm và ổn định việc làm. Trong 60 khách thể thuộc mẫu nghiên cứu của đề tài, thì:

Biểu đồ 2.2. Số phụ nữ nghèo đơn thân được tham gia đào tạo nghề

51 39

17 22

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi)

Qua bảng biểu đồ 2.2 trên, ta thấy rằng công tác đào tạo nghề đã đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và tổ chức cho các đối tƣợng thực sự có nhu cầu. Số lƣợng ngƣời tham gia tăng lên theo từng năm. Năm 2016 số phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ đƣợc tham gia đào tạo là 17 ngƣời, đến năm 2019 là 51 ngƣời. Tăng 34 ngƣời trong vòng 4 năm.

Trong số 51 phụ nữ đƣợc tham gia đào tạo nghề, thì mức độ phù hợp nhƣ

Biểu đồ 2.3. Phản hồi của người học sau các khóa đào tạo nghề

Cảm thấy phù hợp, có thể áp dụng vào công việc Không phù hợp, không thể ứng dụng vào thực tế

25%

75%

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi)

Qua biểu đồ 2.3 trên, ta thấy rõ hiệu quả của các khóa đào tạo dạy nghề cho ngƣời lao động, 75% số phụ nữ đã tham gia lớp đào tạo, sau khi đƣợc hỏi thì cho rằng kiến thức và nội dung các khóa đào tạo ó thể ứng dụng vào thực tế. Tuy nhiên, có một số tỷ lệ nhỏ (25%) cho rằng nội dung tập huấn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc. Điều này xuất phát từ nguyên nhân khảo sát nhu cầu ban đầu, chƣa nắm rõ đƣợc nhu cầu thực tế của ngƣời lao động, và thiếu việc tìm hiểu nhu cầu của nhà tuyển dụng hay các cơ sở sử dụng lao động.

Tóm lại, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ nghèo đơn thân đã đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm và có những hành động cụ thể, bằng các lớp đào đạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu thực tế của ngƣời lao động. Tuy nhiên, cần lƣu ý khâu khảo sát đánh giá nhu cầu của ngƣời học để có những lớp đào tạo phù hợp hơn, đáp ứng việc ứng dụng kiến thức vào tìm kiếm việc làm ổn định.

2.2.3. Tư vấn và giới thiệu làm cho phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Tƣ vấn đƣợc xem là hoạt động cung cấp, giải đáp và phản hồi thông tin

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, trong thời gian qua, huyện Quốc Oai tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia học nghề; tăng cƣờng kiểm tra, khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng những mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Huyện cũng đã phối hợp với các đơn vị mở phiên giao dịch việc làm tại huyện, thƣờng xuyên, liên tục, kịp thời tạo kết nối nhiều mối quan hệ lao động mới. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề, các chƣơng trình quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm.

Mức độ tiếp cận với dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ:

Bảng 2.5. Mức độ tiếp cận dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ

Mức độ Không bao Rất ít Thƣờng Rất thƣờng

giờ xuyên xuyên

Số lƣợng trả 18 37 5 0

lời

Tỷ lệ 30% 61.6% 8,4% 0%

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi)

Qua bảng 2.5 trên, mặc dù chính quyền địa phƣơng có tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tuy nhiên mức độ tiếp cận còn quá ít, chỉ có 8,4% là thƣờng xuyên đƣợc tham gia các phiên giao dịch việc làm và đƣợc hƣớng dẫn, cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực việc làm. Nguyên nhân do một số phụ nữ ở các vùng xa trung tâm, hoặc phiên giao dịch việc làm diễn ra vào ngày bận rộn công việc khác.

Qua khảo sát, hiện Quốc Oai có 8 trung tâm cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm, trong đó bao gồm các dịch vụ đa dạng nhƣ: Tƣ vấn, giới thiệu việc làm cho ngƣời lao động và cung cấp thông tin thị trƣờng lao động miễn phí;Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động; Thu thập thông tin thị trƣờng lao động; Phân tích và dự báo thị trƣờng lao động; Thực hiện các chƣơng trình, dự án về việc làm; Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hiệu qủa hoạt động chƣa cao, mức độ tiếp cận của ngƣời dân nói chung và phụ nữ nghèo đơn thân nói riêng còn hạn chế.

2.2.4. Kết nối các nguồn lực trong trong hỗ trợ việc làm cho phụ nữ nghèo đơn thân

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, trong năm 2019, huyện Quốc Oai đã tổ chức “Ngày hội việc làm”, việc tổ chức Ngày hội này nhằm thúc đẩy sự quan tâm của toàn xã hội, trách nhiệm của tổ chức Đoàn với việc học nghề, tạo việc làm cho lao động trẻ; giới thiệu và quảng bá, tƣ vấn về du học, xuất khẩu lao động.

Ngày hội thu hút 36 đơn vị tham gia, trong đó có 29 doanh nghiệp tuyển dụng và 7 đơn vị đào tạo tuyển sinh học nghề. Tại đây, các doanh nghiệp mang đến cho huyện Quốc Oai 2.434 chỗ làm, gồm: 221 vị trí có trình độ đại học, cao đẳng; 147 vị trí trình độ trung cấp và 2.066 vị trí là lao động phổ thông. Lĩnh vực tuyển dụng nhƣ: Thiết kế website, xuất nhập khẩu, kế toán tài chính, nhân viên kế hoạch, nhân viên kinh doanh maketing, nhân viên hành chính văn phòng, tƣ vấn tài chính, xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia...

Bên cạnh đó, các đơn vị tuyển sinh cũng mang đến 3.712 chỉ tiêu tuyển sinh gồm cả bậc học ngắn hạn, trung cấp, cao đẳng và đại học cho các đối tƣợng là học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo điều kiện để lao động tiếp cận với thị trƣờng lao động với thông tin tuyển dụng, đồng thời kết nối nhà tuyển dụng với nguồn lao động dồi dào ở khu vực ngoại thành Hà Nội; tăng cƣờng công tác tƣ vấn nghề, định hƣớng bản thân và lựa chọn nghề nghiệp, học nghề phù hợp với khả năng của lao động trẻ và nhu cầu của doanh nghiệp.

Bảng 2.6. Mức độ tham gia của phụ nữ nghèo đơn thân vào chƣơng trình kết nối việc làm tại địa phƣơng

Mức độ tham gia Số PNĐT Tỷ lệ

(ĐVT: ngƣời) (%)

− Không tham gia 11 18.3%

− Tham gianhƣng không tìm đƣợc việc 47 78,3% làm phù hợp

− Tham gia và tìm đƣợc việc làm phù hợp 2 3,4%

60 100%

TỔNG

( Nguồn: Xửlý kết quảkhảo sát bảng hỏi) Huyện Quốc Oai đã có sự quan tâm đến việc kết nối các doanh nghiệp để tổ chức Ngày hội việc làm, kết nối giữa doanh nghiệp và ngƣời lao

động. Có đến 81,7% số phụ nữ đơn thân nằm trong mẫu nghiên cứu của đề tài đƣợc tham gia ngày hội việc làm, tuy nhiên mức hiệu quả của ngày hội việc làm này chƣa cao, chỉ có 3,4% số phụ nữ đƣợc tham gia đó có việc làm, số còn lại (78,3%) cảm thấy chƣa tìm đƣợc việc làm phù hợp, Nguyên nhân là do những ngày hội việc làm này tập trung vào các doanh nghiệp với yêu cầu có trình độ từ cao đẳng, đại học, và đối tƣợng nhắm đến là nguồn nhân lực trẻ nhƣ sinh viêc mới ra trƣờng hoặc những thanh niên học hết cấp 3, hoặc các việc làm liên quan đến lĩnh vực: Thiết kế website, xuất nhập khẩu, kế toán tài chính, nhân viên kế hoạch, nhân viên kinh doanh maketing, nhân viên hành chính văn phòng, tƣ vấn tài chính, xuất khẩu lao động tại các thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Trung

tuổi đời trên 35 thì rất khó để đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, công việc đòi hỏi phải đi xa, hoặc xuất khẩu lao động nƣớc ngoài, điều này là một bất lợi đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, vì họ không thể xa con của họ để đi làm. Qua bảng khảo sát, tác giả cũng thấy rằng còn một bộ phận nhỏ (18,3%) chƣa đƣợc tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ việc làm, việc làm tại địa phƣơng chƣa có nhiều đa dạng và phù hợp với đối tƣợng đặc thù là phụ nữ nghèo đơn thân.

2.2.5. Hỗ trợ tiếp cận các chính sách xã hội

Thực hiện kế hoạch số 138 ngày 22/8/2016 của UBND huyện Quốc Oai về việc hỗ trợ hộ nghèo và thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với chƣơng trình xây dựng Nông thôn mới huyện Quốc Oai giai đoạn 2016- 2020.UBND huyện, Ủy ban MTTQ huyện đã tổ chức trao tặng sổ tiết kiệm cho 27 hộ nghèo trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Trong những năm qua, chƣơng trình giảm nghèo, tăng giàu đƣợc huyện Quốc Oai đặc biệt quan tâm. UBND huyện đã giao cho cơ quan thƣờng trực Ủy ban MTTQ phối hợp với Phòng LĐTBXH xây dựng chƣơng trình tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách với 7 nhóm giải pháp giảm nghèo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với phụ nữ nghèo đơn thân nuôi con nhỏ từ thực tiễn huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 49 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)