Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Qua thực tiễn xét xử và ADPL đối với tội trộm cắp tài sản tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2014 đến năm 2018) có những hạn chế nhất định từ nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau như:

Thứ nhất, về các dấu hiệu định tội “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” hoặc “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng” trong trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng

Khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định một số trường hợp trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng có thêm các dấu hiệu “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” hoặc “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng”. Việc quy định dấu hiệu này làm dấu hiệu định tội có thể dẫn đến tùy tiện khi áp dụng, bởi vì trong trường hợp này hành vi trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng của một người sẽ bị coi là có tội hay khơng lại khơng phụ thuộc vào ý thức chủ quan của họ mà phụ thuộc vào một yếu tố rất ngẫu nhiên là do “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” hoặc “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng”. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản vẫn còn là vấn đề tranh cãi để xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, nhất là tài sản đã qua sử dụng thì việc khấu hao tài sản cũng chỉ là xác định giá trị tương đối. Ngồi ra, gây khó khăn cho người tiến hành tố tụng khi xử lý các trường hợp trộm cắp tài sản dưới 2 triệu đồng vì nếu giá trị tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng thì chỉ cần tiến hành xử phạt hình chính nhưng vì có thêm dấu hiệu này được quy định trong bộ luật hình sự “tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ” hoặc “tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng” nên cần phải xem xét thêm yếu tố này. Điều này gây áp lực thêm về mặt thời gian tố tụng cũng như những rủi ro nghề nghiệp cho người tiến hành tố tụng.

Thứ hai, việc định tội danh đối với trường hợp trộm cắp tài sản có thủ đoạn xâm phạm chỗ ở của người khác cũng là một trong những vướng mắc.

Khảo sát nội dung một số vụ án trộm cắp tài sản mà có thủ đoạn đột nhập vào nhà người khác đã đặt ra vấn đề liên quan đến định tội danh trong trường hợp này. Chúng ta có thể xem xét trường hợp phạm tội trộm cắp tài

sản tại Bản án số:18/2018/HS-ST ngày 13/03/2018 của TAND Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong vụ án này, Tịa án tuyên án Huỳnh Khắc Tỷ, Nguyễn Quý Nga phạm tội trộm cắp tài sản khơng có gì phải tranh luận. Tuy nhiên về mặt lý luận, ngồi việc có hành vi trộm cắp tài sản thì Huỳnh Khắc Tỷ, Nguyễn Quý Nga đã thực hiện trộm cắp tài sản với thủ đoạn vào chỗ ở người khác một cách trái pháp luật mà hành vi này lại có dấu hiệu của “tội xâm phạm chỗ ở người khác” (Điều 158 BLHS năm 2015), do đó có xử thêm Huỳnh Khắc Tỷ, Nguyễn Quý Nga về tội xâm phạm chỗ ở của người khác hay không? Trường hợp này Huỳnh Khắc Tỷ, Nguyễn Q Nga khơng có ý định chiếm hữu chỗ ở của người khác nên khơng có dấu hiệu của “tội xâm phạm chỗ ở người khác”, Tỷ và Nga chỉ bị xử lý về tội trộm cắp tài sản. Vấn đề này tại Điều 173 BLHS năm 2015 được sửa bổ bổ sung năm 2017 chưa quy định làm dấu hiệu định khung tăng nặng. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu để đưa ra hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự đối với trường hợp này.

Thứ ba, quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản chưa có sự thống nhất, mỗi thẩm phán có một quan điểm khác nhau khi nhìn nhận cùng một số tình tiết trong vụ án hay giữa VKS và Tồ án vẫn cịn có một số ít trường hợp chưa thống nhất. Do độ giãn của mức hình phạt trong điều luật dài làm cho việc ra quyết định hình phạt từng Hội đồng xét xử khác nhau đối với một vụ án có tính chất mức độ giống nhau.

Thứ tư, vẫn cịn có án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan hoặc khách quan. Trung bình mỗi năm có chín đến mười vụ án hình sự bị huỷ hoặc sửa (khơng có án trộm cắp tài sản). Mặc dù số vụ án bị huỷ hoặc sửa chủ yếu do yếu tố khách quan tuy nhiên vẫn có một số ít vụ do lỗi chủ quan của thẩm phán nguyên nhân một số ít thẩm phán chưa ý thức cao về tinh thần trách nhiệm

nêu gương trong thực hiện nhiệm vụ; thiếu sự củng cố, nâng cao kiến thức nghiệp vụ dẫn đến thực hiện nhiệm vụ chưa thật sự đạt hiệu quả cao.

Kết luận chương 2

Chương 2, tác giả đi sâu phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, cụ thể là phân tích thực tiễn định tội danh và thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ những số liệu thống kê, phân tích, so sánh việc ADPL về các tội xâm phạm sở hữu đối với tội trộm cắp tài sản trong thời gian năm năm từ năm 2014 đến năm 2018. Trên cơ sở phân tích thực tiễn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân, từ đó đưa ra các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản được thể hiện ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật hình sự đối với tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn quận 6, thành phố hồ chí minh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)