Tính chất khu hệ cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

33. Họ cá Bò một gai Monacanthidae

3.1.4. Tính chất khu hệ cá

Hầu hết các loài cá phát hiện ở vùng biển vịnh Hạ Long đều là các loài phân bố rộng trong khu hệ địa lý cá vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình dƣơng, tuy nhiên có sự pha trộn một số loài thuộc biển Tây Ấn Độ dƣơng và biển Atlantic, số lƣợng loài phân bố hẹp (địa phƣơng) không nhiều (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Phân bố địa lý cá vùng biển vịnh Hạ Long

Vùng địa lý Số loài Tỷ lệ % so với TSL

Ấn Độ - Tây Thái Bình 394 85,65 dƣơng Tây Ấn Độ dƣơng 36 7,83 Biển Atlantic 2 0,43 Toàn cầu 25 5,43 Địa phƣơng 3 0,66

Trong thành phần loài của khu hệ thiếu vắng hẳn họ cá đuôi gai Acanthuridae là họ cá điển hình của rạn san hô khu vực nhiệt đới. Không có sự xuất hiện các loài thuộc giống cá khoang cổ Amphiprion spp (họ cá Thia Poamcentridae) và sự kém phong phú về số lƣợng loài trong các họ cá Bƣớm Chaetodontidae và họ cá Mó Scaridae là những họ cá điển hình cho các rạn san hô biển nhiệt đới. Với số lƣợng 51 loài cá ôn đới đƣợc ghi nhận tại khu vực nghiên cứu nhƣ loài cá Dải nâu Roa modesta, cá Mòi Nhật bản

Nematalosa japonica, cá Tuyết vây nhỏ Bregmaceros nectabanus, cá Trác đá

Oplegnathus punctatus...theo các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây chủ yếu phát hiện ở vùng biển Hoa Đông (Biển Nhật Bản) tới Nam của đảo Đài Loan. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng khu hệ cá vùng biển vịnh Hạ Long vừa mang tính chất của khu hệ cá vùng biển nhiệt đới với sự đa dạng cao về thành phần giống, loài nhƣng lại có sự pha trộn của tính chất khu hệ cá vùng biển ôn đới. Điều này góp phần minh chứng cho nhận định: vịnh Hạ Long và các khu vực lân cận là một trong số các địa điểm đáng quan tâm nhất ở khu vực Biển Đông ở các khía cạnh về khu hệ động vật cũng nhƣ định loại cá biển [42].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc trưng khu hệ cá vùng biển vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)