Acanthocephalus parallelcementglandatus Amin, Heckmann &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn thuộc khu vực bắc trung bộ, việt nam (Trang 45 - 50)

Nguyen, 2014 (Hình 3.1.1 – 3.1.3)

Vật chủ: Thằn lằn bóng hoa (E. multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (E. longicaudata), Thằn lằn bóng đốm (Eutropis macularia)

Nơi ký sinh: ruột non Phân bố: Nghệ An

Mô tả:

Thân cong về mặt bụng, kích thƣớc nhỏ đến trung bình, hình trụ, dày, dài, rộng nhất ở phần trƣớc. Thành cơ thể thƣờng dày ở mặt lƣng hơn mặt bụng. Con cái lớn hơn con đực. Vòi có kích thƣớc trung bình, hình trụ, hai thành song song và không có cấu trúc đỉnh rõ ràng. Móc vòi cong về phía sau, có lõi nổi bật kéo dài đến chân móc, mỏng hơn phần vỏ, của con cái lớn hơn con đực nhƣng số lƣợng và cách sắp xếp tƣơng tự ở cả con cái và con đực. Không có khác biệt về chiều dài các móc bụng và móc lƣng. Các móc đỉnh và móc cuối cùng nhỏ nhất; móc số 3 lớn nhất, dày nhất; độ dày của móc tƣơng ứng với chiều dài của lƣỡi móc. Chân móc đơn giản, bằng 2/3 chiều dài lƣỡi móc. Cổ nổ bật với 2 hố cảm giác ở bên. Bao vòi dài gấp 2 lần vòi, có thành đôi, mút sau không kín. Bao vòi có 2 hạch nhân ở phía ngoài đáy và hạch thần kinh lớn ở đáy. Tuyến cổ bằng nhau, dạng ngón, kích thƣớc trung bình, dài hơn bao vòi.

Con đực (9 mẫu vật): Thân 6,120–8,700 (7,160) mm x 1,000–1,420 (1,250) mm. Vòi 0,416–0,468 (0,434) x 0,270–0,395 (0,331) mm, chứa 16–21 (18) hàng móc dọc, mỗi hàng 5 móc. Chiều dài móc lƣng (và chân móc) lần lƣợt là 0,067 (0,045), 0,075 (0,052), 0,075 (0,052), 0,062 (0,050), 0,060 (0,045) mm. Chiều dài móc bụng (và chân móc) lần lƣợt là 0,071 (0,050), 0,080 (0,055), 0,077 (0,052), 0,075 (0,055), 0,070 (0,050) mm. Cổ dài 0,104– 0,224 (0,187) mm ở mặt lƣng và rộng 0,364–0,478 (0,423) mm ở mút cuối. Bao vòi 0,647–0,936 (0,803) x 0,239–0,322 (0,284) mm. Hạch thần kinh 0,156–0,239 (0,211) x 0,073–0,104 (0,094) mm. Tuyến cổ 0,870–1,300 (1,140) x 0,110–0,370 (0,240) mm. Hệ sinh dục ở nửa thân sau; tinh hoàn

bằng nhau, nối nhau, gần đƣờng phân đôi cơ thể. Tinh hoàn trƣớc 0,620– 1,120 (0,830) x 0,450–0,670 (0,500) mm. Tinh hoàn sau 0,670–1,200 (0,840) x 0,370– 0,750 (0,510) mm. Bốn tuyến ximen dạng ống, tƣơng đồng, nhỏ gọn, đa nhân nằm trong 2 cụm sát nhau, mỗi tuyến dẫn vào một ống chung. Tuyến ximen trƣớc dài nhất, thƣờng uốn cong về phía trƣớc và dẫn đến tinh hoàn sau, kích thƣớc 0,604–0,875 (0,767) x 0,175–0,239 (0,200) mm. Tuyến ximen ngắn nhất ở cuối, kích thƣớc 0,468–0,625 (0,519) x 0,125–0,208 (0,161) mm. Ống ximen chung 0,800–1,075 (0,906) x 0,114–0,175 (0,143) mm và 0,936– 1,075 (0,970) x 0,135–0,200 (0,172) mm. Ống dẫn tinh chung 0,884 x 0,146 mm, thƣờng bị che khuất bởi các ống ximen. Túi Saefftigen 0,880–1,140 (1,060) x 0,210–0,420 (0,34) mm, trùm lên các ống ximen. Túi giao cấu tròn, kích thƣớc 0,676–0,675 (0,675) x 0,697–0,750 (0,722) mm, có các đĩa cảm giác hình cầu. Lỗ sinh dục ở mút cuối.

Con cái (20 mẫu vật): Thân dài 10,250–22,500 (15,980) mm; rộng nhất 1,020– 2,120 (1,590) mm ở phần trƣớc. Vòi 0,489–0,697 (0,587) x 0,385– 0,450 (0,400) mm, chứa 16–19 (18) hàng móc dọc (giống con đực), mỗi hàng 5-7 móc (nhiều hơn con đực); 67% số mẫu có 19 hàng móc và 50% số mẫu có 5/6 móc mỗi hàng; 2 mẫu có 7/7 móc mỗi hàng và 1 mẫu có 5/5 móc mỗi hàng. Cổ dài 0,177–0,270 (0,218) mm ở mặt lƣng, rộng nhất 0,395–0,582 (0,507) ở phần cuối. Bao vòi 0,925–1,350 (1,090) x 0,260–0,425 (0,346) mm. Hạch thần kinh 0,187– 0,281 (0,236) x 0,073–0,250 (0,134) mm. Tuyến cổ 1,200–1,980 (1,630) x 0,120–0,370 (0,230) mm. Hệ sinh dục dài 1,040–1,510 (1,28) mm (chiếm 8% chiều dài thân).

Lỗ sinh dục ở gần mút cuối cơ thể. Âm đạo dài 0,125–0,166 (0,144) mm. Tử cung dài 0,572–0,780 (0,684) mm, có thành cơ khoẻ ở phần cuối và vài tuyến tử cung. Tràng tử cung dài 0,385–0,572 (0,459) mm. Trứng hình cầu dài, kích thƣớc 0,067–0,092 (0,076) x 0,022–0,027 (0,025) mm, vỏ có các sợi lông và sự kéo dài cực của màng giữa không đáng kể.

Hình 3.1.1. Acanthocephalus parallelcementglandatus

(1) Con cái. (2) Vòi, bao vòi và tuyến cổ của con cái. (3) Trứng. (4) Hệ sinh dục cái. (5) Hai hàng móc vòi nằm xen kẽ và chân móc

Hình 3.1.2. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus

(6) Con cái. (7) Vòi hình trụ có hố cảm giác ở trên cổ. (8) Mút trƣớc của vòi không có cơ quan đỉnh. (9) Móc giữa của vòi. (10) Bề mặt của móc vòi

Hình 3.1.3. Ảnh SEM của Acanthocephalus parallelcementglandatus

(11) Lát cắt ngang của móc vòi. (12) Lát cắt dọc của móc vòi. (13) Bề mặt thân giữa. (14) Các tấm cảm giác của túi giao cấu. (15) Túi giao cấu (nhìn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài giun sán ký sinh ở một số loài thằn lằn thuộc khu vực bắc trung bộ, việt nam (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)