Năng lực cảng

Một phần của tài liệu file_goc_777528 (Trang 62 - 64)

II. Kế hoạch hành động – Cơ sở hạ tầng

1. Năng lực cảng

Năng lực cảng nước ta hiện yếu kém về chất lượng, lạc hậu về trình độ kỹ thuật công nghệ. Trong khi đó, hoạt động của cảng ngày càng phát triển, khối lượng công việc ngày càng lớn, yêu cầu về hội nhập kinh tế thế giới ngày càng cao và luôn đòi hỏi các thông tin phải kịp thời, chính xác, để việc xử lý công việc được nhanh chóng. Vì vậy, nhằm mục đích nâng cao năng lực cảng,

bản kế hoạch đã đề xuất giải pháp: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng, phát triển hệ thống cảng biển quốc gia mà có thể thu hút nhiều hơn các dịch vụ cho tuyến chính thông qua khả năng công nghệ thông tin liên lạc đã và bảo đảm sự kết nối của các cảng chính với hệ thống logistics quốc gia, với các hành động cụ thể sau:

Phát triển và đưa vào sử dụng hệ thống quản lý cảng dựa trên công nghệ thông tin và hệ thống cộng đồng cảng ở một số cảng thử nghiệm, xác định cảng và đưa vào sử dụng các hệ thống

Chuyển hệ thống sang các cảng cửa ngõ khác

Xây dựng tiềm lực logistics dựa vào cảng để phát huy thương mại và hội nhập GMS

Xây dựng kế hoạch hội nhập cảng quá cảng quốc tế Vân Phong và các cảng cửa ngõ quốc tế khác thành hệ thống logistics quốc gia và khu vực

Ưu điểm lớn nhất của nhóm giải pháp này đó chính là sự xuyên suốt của hệ thống CNTT liên lạc. CNTT được đưa vào ứng dụng không chỉ giúp hệ thống cảng biển thống nhất về quản lý trong phạm vi cả nước, công tác quản lý điều hành được nhanh chóng, thuận lợi, các doanh nghiệp cảng biển tìm được tiếng nói chung; mà còn thống nhất tổ chức cơ sở dữ liệu về báo cáo thống kê hàng hoá thông qua cảng một cách kịp thời, chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao. Nhờ đó, tiết kiệm được nhiều chi phí phát sinh cho doanh nghiệp. Hiện nay, các nước thuộc Đông Bắc Á và Đông Nam Á phần lớn đều đã thiết lập hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) quản lý cảng biển, tiêu biểu có Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Có thể nói, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống cảng thông qua khả năng CNTT có ý nghĩa rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động hàng hải, thương mại trong và ngoài nước... Đặc biệt, kết quả của việc ứng dụng còn có thể mang đến nhiều đột phá, làm thay đổi nề

nếp, cách thức làm việc vốn chậm chạp, lạc hậu trong các doanh nghiệp nước ta. Đồng thời, các quy trình cũng được cải tiến, chuẩn hoá, đảm bảo sự kết nối liên thông trong nước và toàn cầu.

Tuy nhiên, như đã phác thảo ở trên18, ngoài cơ sở hạ tầng yếu kém, năng lực cảng nước ta còn gặp nhiều bất cập như việc quy hoạch thiếu đồng bộ, việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các cảng, hay việc giới hạn về năng lực cảng chưa được đưa ra dẫn đến việc cấp phép hoạt động tràn lan… nhưng trong bản kế hoạch vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào để giải quyết các khó khăn này. Ngoài ra, theo như giải pháp được đề xuất thì việc bảo đảm kết nối giữa các cảng chính có thể hiểu chỉ mới là sự bảo đảm kết nối về thông tin liên lạc, và chưa có giải pháp cụ thể nào về việc kết nối giao thông. Trong khi đó, việc kết nối giao thông hiện nay giữa các cảng với nhau, và với hệ thống giao thông hậu phương đang là vấn đề rất cấp thiết.

Một phần của tài liệu file_goc_777528 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w