Nâng cao chất lƣợng nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP phát triển TP. HCM (HDBANK) - Luận văn tốt nghiệp đại học - Trần Thế Minh Quân (Trang 64)

Đi kèm với hoàn thiện bộ máy tổ chức thì nhân sự cũng cần đƣợc nâng cao để đáp ứng nhu cầu mới của Trung tâm thẻ, hơn nữa Trung tâm thẻ cần bổ sung thêm nhân lực có năng lực phù hợp để đáp ứng những vị trí mới. Ngoài ra, Trung tâm thẻ HDBank cũng cần tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao trình độ của nhân viên và các buổi xây dựng nhóm để gắn kết nhân viên thành tập thể vững mạnh.

4.2.3 Mở rộng mạng lƣới chấp nhận thẻ và mạng lƣới ATM

Hạn chế lớn nhất trong thanh toán thẻ tại HDBank là các ĐVCNT, các cửa hàng, siêu thị có thể thanh toán thẻ của ngân hàng còn quá ít và thƣờng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, trong khu vực trung tâm thƣơng mại còn các vùng ngoại ô, vùng lân cận thì còn hạn chế do đó gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình sử dụng, thanh toán. Vì vậy việc mở rộng mạng lƣới chấp nhận thẻ phải đƣợc chú trọng. Để thực hiện mở rộng ĐVCNT, HDBank cần dành cho các đơn vị đó những ƣu đãi trong hoạt động giao dịch với ngân hàng nhƣ trong các hoạt động cho vay, thanh toán…, đồng thời liên kết với các đơn vị để giảm giá cho khách hàng nếu thực hiện thanh toán qua thẻ thay vì sử dụng tiền mặt. Ngoài ra, Trung tâm thẻ HDBank vẫn nên cử ngƣời định kỳ xuống kiểm tra và bảo dƣỡng máy, sửa chữa kịp thời những hỏng hóc để tăng tuổi thọ và tạo điều kiện cho việc thanh toán đƣợc thuận lợi.

Với xu hƣớng phát triển, việc thanh toán bằng tiền mặt ngày càng hạn chế vì vậy ngân hàng cũng đã quyết định tiếp tục mở rộng, nâng cấp và phát triển mạng lƣới ATM của mình. Bởi hệ thống này không chỉ phục vụ cho khách hàng rút tiền một cách thuận lợi mà ngân hàng còn tân dụng đƣợc cơ hội quảng cáo sản phẩm trên màn hình giao diện của máy, giúp nâng cao hình ảnh của ngân hàng và giảm chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, HDBank cũng cần lƣu ý việc xây dựng mô hình quản lý tiền mặt tại ATM một cách hiệu quả để vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển, vận hành, vừa đảm bảo lƣợng tiền mặt đƣợc sử dụng cho những mục đích sinh lời cao hơn và bảo đảm an toàn cho hệ thống ATM.

4.3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIỀN MẶT HIỆU QUẢ TẠI HỆ THỐNG ATM

4.3.1 Đặt vấn đề

Ngày nay, hệ thống ATM là một phần quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động kinh doanh thẻ. Vì vậy, phát triển hệ thống ATM bền vững cũng đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao hình ảnh

của ngân hàng đến với khách hàng. Qua việc phát triển mạnh mẽ hệ thống ATM, Ngân hàng không những giảm thiểu chi phí quảng cáo, khi trực tiếp thực hiện quảng cáo trên các máy ATM, mà còn giảm thiểu phần nào chi phí tiền lƣơng cho các giao dịch viên. Tuy nhiên, khi các NHTM ngày càng cạnh tranh thì việc quan tâm đến hiệu quả quản lý lƣợng tiền mặt tại các máy ATM là rất cần thiết. Đa phần các ngân hàng hiện nay thƣờng duy trì lƣợng tiền mặt tại máy ATM nhiều hơn 40% nhu cầu bình

thƣờng, tuy nhiên theo các chuyên gia thì tỷ lệ này chỉ nên dừng ở mức 15% - 20%. Do đó các NHTM cần phải có các công cụ tối ƣu hóa quản lý tiền mặt tại ATM để tránh rơi vào bẫy của việc lƣu trữ quá nhiều tiền mặt và sử dụng tiền đó để đầu tƣ hợp lý hơn

Thực tế hiện nay, Trung tâm thẻ HDBank chƣa thực sự có một công cụ phần mềm chủ động quản lý lƣợng tiền mặt tồn quỹ tại máy ATM, mà chỉ dựa vào phần mềm hệ thống cảnh báo khi lƣợng tiền ở máy ATM xuống một mức nhất định. Việc bị động trong vấn đề này không những gia tăng chi phí cơ hội mà còn tốn thời gian của các nhân viên thực hiện tiếp quỹ tiền mặt. Nếu nhƣ HDBank có một công cụ quản lý tiền mặt tại máy ATM một cách chủ động thì năng lực cạnh tranh trong việc phát triển mạng lƣới của ngân hàng sẽ gia tăng đáng kể.

Với lý do trên, mục 4.3 sẽ trình bày một công cụ dự báo nhu cầu tiền mặt tại máy ATM dựa trên đề tài nghiên cứu: “Cash demand forecasting for ATM using Neural Networks and Support Vector Regression Algorithms” của Rimvydas Simutis, Darius Dilijonas và Lidija Bastina (phần sau sẽ gọi ngắn gọn là các tác giả). Đó chính là mô hình ANN (Artificial Neural Networks, tạm dịch là Mạng thần kinh nhân tạo), đây là mô hình xử lý thông tin đƣợc tác giả áp dụng vào việc dự báo nhu cầu tiền mặt tại các máy ATM một cách linh động tại Lithuania vào năm 2008.

4.3.2 Cơ sở lý luận của mô hình ANN

Mô hình ANN là mô hình xử lý thông tin đƣợc mô phỏng dựa trên hoạt động hệ thống thần kinh của sinh vật. Mô hình ANN có khả năng học hỏi kinh nghiệm (thông qua huấn luyện), lƣu giữ những kinh nghiệm đó và sử dụng nó trong việc dự đoán các dữ liệu chƣa biết. Trong đề tài nghiên cứu của mình, các tác giả áp dụng vào việc dự báo nhu cầu tiền mặt cho tất cả các máy ATM trong hệ thống, dựa trên dữ liệu lịch sử của nhu cầu tiền mặt; các dữ liệu này thƣờng mang tính chu kỳ và thƣờng bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ: yếu tố thời gian (lễ tết, cuối tuần), địa điểm đặt ATM và hành vi của khách hàng. Ví dụ nhƣ khách hàng có xu hƣớng rút lƣợng tiền lớn vào đầu mỗi tháng, trƣớc khi có các dịp lễ lớn hay tết; các máy ATM đƣợc đặt tại các trung tâm mua sắm thƣờng nhanh cạn tiền vào các ngày cuối tuần…

Tuy nhiên, việc phát triển mô hình dự báo là tƣơng đối phức tạp vì các biến đầu vào thƣờng hay thay đổi. Do đó khi thiết lập mô hình cần phải tính toán đầy đủ các yếu tố đầu vào:

• Mã hóa các giá trị các ngày trong tuần, tháng năm và những giá trị ảnh hƣởng đến kỳ nghỉ.

• Các dữ liệu lịch sử về nhu cầu tiền mặt trung bình hàng ngày tại ATM, các dữ liệu này mang tính chất hồi quy tuyến tính có thời vụ.

• Việc tính toán các chi phí vận chuyển, tiếp tiền mặt và thời gian đi đến các điểm đặt máy ATM.

Nhìn chung, ý tƣởng đằng sau mô hình ANN là việc lập bản đồ các mối quan hệ phi tuyến giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến rút tiền mặt và nhu cầu tiền mặt thực tế, dựa trên mối quan hệ đó mà huấn luyện hệ thống ANN qua phƣơng pháp tối ƣu hóa Levenberg – Marquardt và độ lệch chuẩn tiêu chuẩn (root mean square error) giữa giá trị dự đoán và thực tế.

4.3.3 Cách xây dựng ANN để áp dụng vào mô hình dự báo nhu cầu tiền mặt tại các máy ATM báo nhu cầu tiền mặt tại các máy ATM

Các bƣớc xây dựng:

1) Tập hơn các dữ liệu từ tất cả các máy ATM (dữ liệu quá khứ trong khoảng 2 -3 năm là cần thiết trong việc mô phỏng mô hình).

2) Phân chia dữ liệu tập hợp thành 70% cho việc huấn luyện ANN và 30% cho việc kiểm tra.

3) Huấn luyện ANN dựa trên mô hình tối ƣu hóa Levenbeg – Marquard bằng cách sử dụng những giá trị khác nhau cho quy chuẩn D.

Với Yd, Y lần lƣợt là sản lƣợng mong muốn và thực tế. I đơn vị ma trận. α: Giới hạn theo quy tắc. N: số các dữ kiện. W là trọng số .

4) Ƣớc tính tổng bình phƣơng các lỗi đƣợc chuẩn hóa (NSSE - normalized sum square error) cho dữ liệu kiểm tra của mô hình ANN.

5) Chọn α sao cho NSSE là nhỏ nhất trong dữ liệu huấn kiểm tra, sau đó sử dụng nó làm hạn quy tắc tối ƣu

6) Lập lại số liệu mô phỏng ANN cho toàn bộ dữ liệu bằng cách sử dụng hạn quy tắc tối ƣu và dùng ANN làm cơ sở cho việc dự báo nhu cầu tiền mặt.

7) Khi bổ sung dữ liệu mới về hoạt động của máy ATM (thƣờng là trong một tuần), thì cần lặp lại từ bƣớc 2 đến bƣớc 6 với lƣợng các phiên huấn luyện ít đi.

8) Sau khi thực hiện huấn luyện, sử dụng khả năng thích nghi của ANN trong việc dự báo nhu cầu tiền mặt vào khoảng thời gian định trƣớc. Cần điều chỉnh các tỷ trọng mới trong quan sát thực tế trong thuật toán để mô hình ANN luôn luôn phù hợp với môi trƣờng thực.

Nếu có thể tận dụng được mô hình ANN để xây dựng một chương trình quản lý tiền mặt tồn quỹ hoàn thiện thì sẽ tạo lợi thế to lớn cho hoạt động kinh doanh thẻ của HDBank khi tiết kiệm rất nhiều chi phí, trong đó giảm chi phí mua lại các phần mềm quản lý tiền mặt tồn quỹ của các hãng khác trên thế giới.

4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Bên cạnh những thay đổi, nỗ lực của Trung tâm thẻ HDBank nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động thẻ, thì cũng cần những sự hỗ trợ thiết thực từ Chính Phủ, NHNN và Hiệp hội Ngân hàng để tạo nên môi trƣờng thanh toán thẻ hiện đại, quy mô và hƣớng đến nhiều đối tƣợng.

4.4.1 Đối với Chính phủ

Sự trợ giúp của Chính Phủ mang ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành, mọi cấp. Để góp phần tạo điều kiện để các NHTM mở rộng mạng lƣới ATM, máy POS, Chính phủ cần xem xét miễn giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị chấp nhận thẻ; nghiên cứu tỷ lệ hỗ trợ/miễn giảm cụ thể để vừa đảm bảo hài hòa cân bằng thu chi ngân sách vừa khuyến khích đƣợc thị trƣờng thẻ phát triển

Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm ban hành và áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính cụ thể (miễn/giảm/hoàn thuế đối với phần doanh thu phát sinh từ hoạt động thanh toán thẻ, đối với phần thu nhập cá nhân phát sinh từ hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ...) thì sẽ khuyến khích ngƣời dân và doanh nghiệp thực hiện thanh toán bằng thẻ với các giao dịch kinh tế/dân sự qua hệ thống các ngân hàng, đồng thời cũng đạt đƣợc mục tiêu minh bạch hóa hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và thu nhập của cá nhân để tránh tình trạng trốn thuế (Đặng Công Hoàn, 2011).

4.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Ngân hàng Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc định hƣớng chiến lƣợc chung cho các NHTM thực hiện hoạt động kinh doanh thẻ thông qua các giải pháp trợ giúp cho các NHTM, trong đó có HDBank nhƣ:

• NHNN cần tiếp tục đẩy nhanh việc kết nối liên thông mạng lƣới các ĐVCNT để tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán qua POS bằng thẻ nội địa trên diện rộng (không chỉ dừng lại ở phạm vi nhƣ hiện nay) trên khắp cả nƣớc. Đồng thời, có thể xem xét làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Công thƣơng để nghiên cứu áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhƣ kinh doanh bán lẻ, du lịch, thƣơng mại...

Sau đó, tiếp tục mở rộng ra đối với tất cả các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lƣới ĐVCNT tƣơng tự nhƣ Hàn Quốc và một số quốc gia phát triển khác đã làm.

• NHNN cần thực hiện các biện pháp nhằm chuẩn hóa hoạt động thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng và giữa ngân hàng với ngân hàng, bằng việc chuẩn hóa mẫu biểu, quy trình, cơ chế xử lý giữa các ngân hàng song song với ban hành tiêu chuẩn về các trang thiết bị (ATM, POS), tiêu chuẩn phần mềm, các thiết bị hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia. Thực hiện tốt việc này sẽ tăng tốc độ xử lý các giao dịch qua đó giảm thiểu chi phí.

• NHNN cần chỉ đạo các ngân hàng, liên minh thẻ tiếp tục tăng cƣờng hợp tác với các TCTQT, các tổ chức thanh toán toàn cầu, các tổ chức cung ứng giải pháp thanh toán và các hiệp hội ngân hàng trong khu vực để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao trình độ, đồng thời học hỏi các mô hình thẻ mới để có thể ứng dụng vào Việt Nam một cách hiệu quả. Song song đó, NHNN cần đề nghị điều chỉnh biểu phí giao dịch của các TCTQTđể phù hợp với đặc điểm thị trƣờng Việt Nam, bảo vệ lợi ích của các ngân hàng và khách hàng Việt Nam trong quá trình sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán quốc tế (Đặng Công Hoàn, 2011).

4.4.3 Đối với Hiệp hội Ngân hàng

Hiệp hội Ngân hàng cần phối hợp với NHNN thực thi các biện pháp (có thể áp dụng chế tài) giảm thiểu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc phát triển mạng lƣới ĐVCNT, đặc biệt là biện pháp cạnh tranh giảm/miễn phí chiết khấu ĐVCNT gây rối loạn thị trƣờng. Đồng thời, áp dụng các quy định về việc cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng với mức phí hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tƣ đẩy mạnh hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Ngoài ra, Hiệp hội Ngân hàng, cụ thể là hiệp hội Thẻ, cần tổ chức các buổi tập huấn để nâng cao năng lực hoạt động thẻ của Ngân hàng và giảm thiểu những cạnh tranh không lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dịch vụ thẻ ngày càng phát phát triển, và Việt Nam có triển vọng lớn trong phát triển thẻ khi nhu cầu ngƣời dân ngày càng gia tăng, điều này tạo điều kiện cho HDBank phát triển dịch vụ thẻ của mình để bắt kịp xu hƣớng. Tuy nhiên cũng giống nhƣ các lĩnh vực hoạt động khác, dịch vụ thẻ của HDBank cũng còn tồn tại một số khố khăn nhất định. Vì vậy, chƣơng 4 đã đƣa ra một số giải pháp cùng một số đề xuất, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của

KẾT LUẬN

Hoạt động phát hành thẻ ngày càng phát triển tại các NHTM Việt Nam, bởi đây không chỉ mang lại lợi nhuận mà còn là kênh huy động vốn thiết thực cho ngân hàng. Tuy nhiên, do thói quen sử dụng tiền mặt cố hữu mà các loại thẻ chƣa phát huy hết tiện ích mang lại, đồng thời mảng phát hành thẻ HDBank còn non trẻ trên thị trƣờng nên vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế. Nhằm mục tiêu hỗ trợ những hạn chế ấy của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, khóa luận cung cấp những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại HDBank. Ngoài ra, khóa luận tốt nghiệp còn cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM trong 2 năm qua, cũng nhƣ những thực trạng đang tồn tại trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Trung tâm thẻ HDBank trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua việc phân tích những thực trạng đó, có thể thấy đƣợc tuy còn non trẻ nhƣng Trung tâm thẻ HDBank nói chung, và nhân viên thuộc các phòng ban nói riêng luôn nỗ lực trong hoạt động để từ đó gầy dựng nên uy tín cũng nhƣ chất lƣợng thẻ của ngân hàng, điều này đƣợc thể hiện thông qua tốc độ tăng trƣởng khá cao trong doanh thu.

Trong những giải pháp đƣợc khóa luận đề ra, thì giải pháp về “bó sản phẩm” và công cụ dự báo nhu cầu tiền mặt còn tƣơng đối khá mới mẻ với hệ thống ngân hàng hiện nay. Do đó, nếu áp dụng thành công, HDBank có thể đi tắt đón đầu và có khả năng vƣơn lên dẫn đầu thị trƣờng thẻ Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, giữa lý thuyết và thực tế vẫn có một khoảng cách khá xa, do đó ngân hàng cần cân nhắc những giải pháp phù hợp với bản thân ngân hàng trong thời điểm hiện tại và có thể tiến hành thử nghiệm mô hình ANN trong thời gian ngắn trƣớc khi phổ biến rộng rãi cho toàn hệ thống ATM của mình.

Hy vọng với những nghiên cứu của khóa luận, đề tài có thể đóng góp vào tình hình thực tiễn của ngân hàng. Tuy nhiên, khóa luận cũng còn nhiều hạn chế và thiếu sót, do đó cần những ý kiến đóng góp từ quý thầy cô và ngân hàng để hoàn thiện hơn nữa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP phát triển TP. HCM (HDBANK) - Luận văn tốt nghiệp đại học - Trần Thế Minh Quân (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w