VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT

Một phần của tài liệu thuyết minh (Trang 34 - 39)

SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY 10 (TQM)

Đối với công ty May 10 hiện nay, để khởi động các hoạt động TQM nhằm nâng cao chất lượng, nên bắt đầu từ các bước am hiểu và cam kết chất lượng, song song với các bước này là tổ chức tuyên truyền ý thức, đào tạo, huấn luyện những kĩ thuật quản lý chất lượng cho mọi nhân viên trong công ty, sau đó tổ chức các “nhóm cải tiến”, các “nhóm chất lượng” làm nòng cốt cho hoạt động quản lý chất lượng. Chương trình áp dụng TQM nên thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Am hiểu và cam kết chất lượng.

Trong công ty cần phải có sự am hiểu và cam kết chung về chất lượng cho tất cả mọi người. Bắt đầu từ các cán bộ lãnh đạo, quản lý từ trên xuống dưới, từ các phòng ban đến các bộ phận sản xuất, dịch vụ… trong công ty. Từ đó hình thành một cách tiếp cận chất lượng đồng bộ trong hệ thống. Một sự am hiểu sâu sắc và sự cam kết tự nguyện có trách

nhiệm sẽ tạo ra một lực xung kích mạnh mẽ để nâng cao năng lực của công ty về mọi mặt.

Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua việc tổ chức tuyên truyền, quảng bá các phong trào chất lượng rộng khắp trong công ty, giáo dục ý thức trách nhiệm của từng người về chất lượng.

Bước 2: Đào tạo và huấn luyện.

Để thực hiện việc cam kết tham gia quản lý, cải tiến chất lượng ở tất cả các cán bộ, nhân viên trong công ty, cần phải có một chương trình đào tạo, huấn luyện cụ thể. Khác với các công tác đào tạo khác, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phải được tiến hành một cách có kế hoạch, thường xuyên để đáp ứng được những thay đổi không những về công nghệ mà còn phải thích ứng được với những yêu cầu quản lý một cách hệ thống, đồng bộ trong mọi hoạt động của công ty. Đây là một vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm trong các chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là đối với sản phẩm may.

Bước 3: Tổ chức và phân công trách nhiệm.

Về tổ chức, TQM phải có mô hình quản lý theo chức năng chéo. Các công đoạn, các bộ phận trong công ty được tổ chức sao cho có thể khai thác được sức mạnh tổng hợp của chúng nhờ việc kế hoạch hóa, phối hợp một cách đồng bộ. Đây là một trong những khâu quan trọng của TQM để đảm bảo sự hoạt động của toàn bộ tổ chức. Căn cứ vào mục tiêu, chính sách, việc phân công trách nhiệm phải rõ ràng trong cơ cấu ban lãnh đạo và các bộ phận chức năng để đảm bảo “dây chuyền” chất lượng không bị phá vỡ. • Bước 4: Đo lường chất lượng.

Việc đo lường chất lượng trong TQM là việc đánh giá về mặt định lượng những cố gắng cải tiến, hoàn thiện chất lượng cũng như toàn bộ các chi phí chất lượng trong công ty. Việc giảm chi phí chất lượng trong thành phần những chi phí của công ty được tiến hành thông qua các quá trình quản lý chất lượng đồng bộ.

Bước 5: Hoạch định chất lượng.

Hoạch định chất lượng là một mặt của chức năng quản lý, nhằm thực hiện các chính sách chất lượng đã được vạch ra, bao gồm các hoạt động thiết lập mục tiêu và yêu cầu chất lượng, cũng như các yêu cầu về việc áp dụng các yếu tố của hệ thống chất lượng. Công tác hoạch định chất lượng trong công ty cần thiết phải đề cập tới các vấn đề chủ yếu sau:

- Lập kế hoạch cho sản phẩm

- Lập ra các kế hoạch, phương án và đề ra những quy trình cải tiến chất lượng • Bước 6: Thiết kế chất lượng.

Đối với mặt hàng may mặc, công việc thiét kế chất lượng là một trong những khâu quan trọng, quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm, vì mặt hàng quần áo là một trong những mặt hàng có chu kỳ sống rất ngắn. Mặt khác, để có thể thực hiện được mục tiêu chuyển đổi hình thức sản xuất theo các hợp đồng gia công sang hình thức mua đứt bán đoạn, tự sản xuất, tự mở rộng thị trường thì theo dõi công tác nghiên cứu thiết kế chất lượng cần được đặc biệt coi trọng và phải được đầu tư đúng mức.

Bước 7: Xây dựng hệ thống chất lượng.

Hệ thống chất lượng (HTCL) được xem như là một phương tiện cần thiết để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng. HTCL cần có qui mô phù hợp với những đặc trưng riêng của các hoạt động của công ty. Có nhiều tiêu chuẩn để xây dựng các HTCL, nhưng đối với ngành may, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9002 là phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay. HTCL cần phải thường xuyên được kiểm tra, theo dõi, cải tiến và hoàn thiện. Thường thì đối với mặt hàng này, HTCL cần phải được chứng nhận, công nhận để chứng minh về khả năng và sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo chất lượng.

Bước 8: Theo dõi bằng thống kê.

Để thực hiện các mục tiêu của công tác quản lý và nâng cao chất lượng, TQM đòi hỏi không ngừng cải tiến quy trình bằng cách theo dõi và làm giảm tính biến động của nó. Việc theo dõi, kiểm soát quy trình được thực hiện bằng các công cụ thống kê (SQC). Các công cụ này có thể sử dụng trong nhiều loại quy trình. Trong quản lý chất lượng người ta thường sử dụng 7 công cụ thống kê.

Thực tế cho thấy trong công ty, hầu như ko sử dụng nhiều các công cụ đó mà chỉ là những sơ đồ, bảng biểu mô tả một số kết quả, tình hình hoạt động chung của công ty.

Vì vậy, theo dõi để có thể triển khai áp dụng TQM tại công ty cần thiết phải tổ chức đào tạo, huấn luyện cho các quản trị gia, các đốc công và cả công nhân những kiến thức cơ bản về thống kê chất lượng.

Bước 9: Kiểm tra chất lượng.

Quá trình kiểm tra chất lượng trong TQM là một hoạt động gắn liền với sản xuất, không những chỉ kiểm tra chất lượng sản phẩm mà còn là việc kiểm tra chất lượng các chi tiết, bán thành phẩm… và các nguyên vật liệu cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng. Khác với các phương pháp quản lý chất lượng cổ truyền, trong TQM việc kiểm tra chất lượng chủ yếu được thực hiện bởi chính những người công nhân, nhân viên trong quy trình.

Bước 10: Hợp tác nhóm.

Hoạt động theo tổ, đội là 1 trong 3 yếu tố cơ bản trong TQM. Các hoạt động quản lý và cải tiến chất lượng đòi hỏi phải có sự hợp tác nhóm và các mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy rằng hoạt động của các nhóm chất lượng ngoài việc cải tiến chất lượng, còn có thể thực hiện được những dự án cải tiến nâng cao năng suất, giảm các loại chi phí và cải thiện môi trường lao động tốt hơn. Chính vì vậy, trong bước đầu thực thi TQM, công ty nên tổ chức các nhóm chất lượng để gây các phong trào cải tiến chất lượng trong mọi mặt hoạt động của công ty.

Nói chung trong cơ chế thị trường dù có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối đầu với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Đối với ngành May, một ngành kinh tế quan trọng, có thị trường nhiều nước trên thế giới, cần thiết phải có một chương trình nghiên cứu để triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng dựa trên cơ sở những cách tiếp cận mới về các quan niệm và phương pháp quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VỀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

❖Từ những số liệu tính toán và phân tích ở trên, nhóm chúng em đã đưa ra kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm về chủ đề nghiên cứu của mình như sau:

Kết luận:

Thứ nhất, việc quản lý nguồn nhân lực tại Công ty May 10 còn nhiều bất cập. Cụ thể số lượng nhân viên ở trình độ Thạc sĩ, Đại học của công ty còn hạn chế, trong khi đó số lượng lao động tự do thì lại quá cao. Điều này sẽ đẫn đến việc thiếu hụt lao động có trình độ cao, dư thừa lao động công nhân có trình độ thấp.

Thứ hai, việc sử dụng, phân bổ nguồn lao động của công ty về cơ bản đã đem lại hiệu quả nhưng chưa cao.

Thứ ba, công ty cần bổ sung các cơ chế đãi ngộ về tiền lương, ngày nghỉ,...để thu hút công nhân gắn bó ổn định và lâu dài.

Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng do thời gian có hạn nên nhóm chúng em chưa thể nghiên cứu sâu.

Bài học kinh nghiệm:

- Học được cách quản lý và tính toán mức hao hụt trong sản xuất.

- Vận dụng các mô hình quản lý chất lượng và hệ thống quản lý sản phẩm. - Nắm bắt được các công nghệ máy móc trong sản xuất cần dùng.

❖Từ đó chúng em xin đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cho công ty

May 10 như sau:

− Nghiên cứu rõ thị trường nắm bắt tình hình kinh tế, cũng như tình hình xã hội trong và ngoài nước. Đặc biệt chú trong đến nhu cầu - sức mua và phản ánh đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng từ đó đề ra các giải pháp nhằm kiểm soát và đảm bảo chất lượng cho công ty.

− Không ngừng nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là quản lý kỹ thuật, thêm vào đó phải vận dụng các phương pháp quản lý có hiệu quả cao được chứng minh thực nghiệm từ các chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng.

− Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và không ngừng củng cố và nâng cao tay nghề cho công nhân bên cạnh đó cần đặc biệt xây dựng ý thức làm việc cho công nhân theo nội quy và quy định của công ty.

LỜI CẢM ƠN

Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản trị chất lượng tại Công ty May 10”

được giao. Từ việc chỉ rõ thực trạng và phân tích những giải pháp quản trị của công ty

May 10, chúng em càng nằm rõ hơn vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty là một vấn đề vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn.

Trong quá trình làm bài tập lớn, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành một cách tốt nhất nhưng do kiến thức còn hạn chế nên chúng em còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô, đặc biệt là Thầy giáo Đỗ Ngọc Tú đã hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu thuyết minh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)