Tệ nạn mại dâm hiện nay là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, Đảng và Nhà nước ta có thái độ kiên quyết và dứt khoát là không chấp nhận sự tồn tại của tệ nạn mại dâm dưới bất kỳ một hình thức nào, kiên quyết đấu tranh và loại trừ tệ nạn xã hội này ra khỏi đời sống xã hội. Quan điểm của Nhà nước là đấu tranh không khoan nhượng với loại tệ nạn mại dâm. Huy động lực lượng của các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và mọi công dân sử dụng mọi biện pháp chung của toàn xã hội bao gồm các biện pháp kinh tế - hành chính - pháp luật và các biện pháp của cơ quan chuyên môn. Sử dụng đồng bộ các lực lượng, biện pháp để từng bước hạn chế đẩy lùi và loại trừ tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội.
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới. Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật.
Trước tiên cần xác định về khái niệm giữa tội phạm và vi phạm hành chính.
Theo điều 8 Bộ luật hình sự 2015 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[21]. Tổng quát lại, tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.
Theo điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì “vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính”.
Một hành vi chỉ cho dù đã cấu thành một hay nhiều tội đã quy định trong Bộ luật hình sự mà vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ khi nào hành vi đó bị tòa án tuyên án là tội phạm thì bắt đầu từ thời điểm đó, hành vi đó mới gọi là tội phạm. Như vậy, một hành vi bị coi là tội phạm khi hành vi đó phải chịu hình phạt - tòa tuyên án.
Vi phạm hành chính thì khác, một hành vi đã thõa mãn: do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; không phải tội phạm hình sự thì hành vi đó đã là hành vi vi phạm hành chính. Dấu hiệu “theo quy định pháp luật phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt hành vi vi phạm đó.
Tội phạm là loại vi phạm pháp luật nặng nhất và được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có Quốc hội mới có quyền đặt ra các quy định về tôi phạm và hình phạt. Ngay từ điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự: “Chỉ người nào phạm một tội được Bộ luật
hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy Bộ luật hình
sự là căn cứ pháp lý duy nhất để xem xét xem một hành vi vi phạm có bị coi là tội phạm hay không - không có trong luật thì không có tội, “vô luật bất
hình”.
Vi phạm hành chính không được quy định trong một bộ luật cụ thể nào mà được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, thông tư… Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của luật hành chính chứ không phải là bộ luật hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta không có riêng một bộ luật hành chính đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh vực với quá nhiều các văn bản pháp luật và chúng ta không thể pháp điển hóa thành bộ luật. Các văn bản dưới luật ở đây có thể là nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội, hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội; nghị định của Chính phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư.
Tội phạm và vi phạm hành chính về hành vi mại dâm cũng vậy, những hành vi về mại nào nào bị coi là tội phạm thì phải được quy định trong Bộ luật hình sự còn nhưng hành vi mại dâm khác không quy định trong bộ luật hình sự thì chỉ bị chế tài là xử phạt hành chính về các hành vi đó.
Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, trong pháp lệnh phòng chống mại dâm đã quy định những biện pháp phòng chống mại dâm và trong đó quy định cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm như: “
Mua dâm; Bán dâm; Chứa mại dâm; Tổ chức hoạt động mại dâm; Cưỡng bức bán dâm; Môi giới mại dâm; Bảo kê mại dâm; Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật như các hành vi tiếp
tay che giấu, dung túng để tạo điều kiện, khuyến khích các hoạt động mại dâm”[25]. Các hành vi trên, củ thể hóa thành tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ có những hành vi Chứa mại dâm, môi giới mại dâm và mua dâm người dưới 18 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, còn lại các hành vi mại dâm khác chỉ bị xử phạt hành chính. Trong thực tế việc mại dâm diễn ra rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến trật tự xã hội nó làm phát sinh nhiều các tệ nạn khác, nhưng những chế tài xử lý còn rất nhẹ, chưa đủ tính răn đe và nhiều hành vi khác tiếp tay cho mại dâm có tính chất rất nguy hiểm nhưng lại không được cụ thể hóa trong Bộ luật hình sự như: Cưỡng bức mại dâm, bảo kê mại dâm… như vậy các hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một trong những điểm bất cập của pháp luật hình sự hiện nay.
Chế tài là một hình thức cưỡng chế của nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. Chế tài xử lý các hành vi về mại dâm có hai loại, một là chế tài hình sự hai là chế tài xử phạt hành chính. Chế tài hình sự được quy định trong quy phạm pháp luật hình sự và được áp dụng với người thực hiện hành vi phạm tội. Chế tài xử phạt hành chính được quyết định và thi hành bởi các chủ thể trong lĩnh vực quản lý hành chính. Thủ tục áp dụng với chế tài hành chính hoàn toàn khác với chế tài hình sự bởi quyền lực áp dụng không thuộc về tòa án, tuy nhiên trong một vài trường hợp, thủ tục nửa tư pháp có thể được áp dụng.
Hình phạt được quy định đối với các tội phạm về mại dâm được quy định khá nghiêm khắc. Mặc dù các tội phạm này được quy định tại khoản 1 các điều luật tương ứng là tội ít nghiệm trọng (Tội môi giới mại dâm) hoặc tội nghiêm trọng (Tội chứa mại dâm, Tội mua dâm người dưới 18 tuổi), nhưng chế tài được quy định chỉ là hình phạt tù; mà không phải là chế tài lựa chọn với các hình phạt khác. Và hình phạt cao nhất được quy
định có thể lên đến Tù chung thân (Tội chứa mại dâm) hoặc 15 năm tù (Tội môi giới mại dâm, Tội mua dâm người dưới 18 tuổi).
Thông thường, các tội phạm được thực hiện do động cơ vụ lợi, vì lợi ích vật chất hoặc dùng tiền làm phương tiện phạm tội, cho nên người làm luật quy định phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với các tội phạm này.
Quy định hình phạt trong các chế tài tội phạm về mại dâm thể hiện đường lối xử lý kiên quyết, nghiêm khắc; đồng thời coi trọng tính phòng ngừa của Đảng và Nhà nước ta đối với tệ nạn mại dâm nói chung, với các tội phạm về mại dâm nói riêng.
Tiểu kết chương
Nội dung Chương 1 đã nêu được một cách khái quát khái niệm về mại dâm. Dù không đưa ra được một khái niệm cụ thể nào nhưng các khái niệm hoàn toàn thống nhất với nhau, hành vi mại dâm phải có tình dục ngoài hôn nhân của người nhằm thỏa mãn dục vọng cho mình và phải trả tiền hoặc lợi ích vật chất cho người khác hoặc nhằm thỏa mãn cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất đó là những đặc điểm nổi bật cốt lõi để nhận biết hành vi mai dâm.
Trong Chương 1 cũng đã làm rõ được các dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm, quy định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự, đường lối xử lý đối với các loại tội phạm này.
Tội phạm về mại dâm là đối tượng đặc biệt được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Hệ thống phápật nướclu ta vàđặc biệt là Bộ luật hình sự đã quy định khá chiếttivà chặt chẽ, các hình ạphtvề tội mại dâm
có tính dăn đe giúp họ nhận thức được những sai lầm của mình mà cò tác động đến ý thức tuân thủ pháp luật. Ý nghĩaủ ac việc quy định các tội
phạm về mại dâm là hết sức quan trọng, cần thiết, để từng bước hạn chế đẩy lùi và loại trừ tệ nạn mại dâm ra khỏi đời sống xã hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM