3.1.1. Khái quát tình hình đặc điểm kinh tế - chính trị- xã hội của thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước từ khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với gần 8 triệu người (năm 2018), tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 9 triệu người. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.209 người/km2, mật độ giao thông là 105,2 xe/km2 mặt đường. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội tương đối toàn diện, bền vững với hệ thống giao thông phát triển, với nhiều khu công nghiệp lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng đồng thời đây là nơi thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội là thị trường tiêu thụ rất lớn, đây cũng là nơi tập trung nhiều khu vui chơi, giải trí, nhiều nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là các loại hình dịch vụ phát triển rất mạnh.
Tuy nhiên, chính những điều kiện tự nhiên phát triển trên đây cũng là một trở ngại đối với Thủ đô Hà Nội trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội. Bởi lẽ, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội rất phức tạp như: sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, vấn đề việc làm trở nên khó khăn, tỷ lệ người nhập cư về Hà Nội ngày một đông… Trong khi công tác quản lý còn nhiều bất cập khiến cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm về mại dâm gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các biện pháp phòng ngừa đấu tranh với các tệ nạn mại dâm và các biện pháp xử lý đối với loại tội phạm trên hiện chưa cụ thể. Tội phạm về mại dâm vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động mại dâm ở các địa bàn giáp ranh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ mặc dù đã giảm nhưng tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi tạo thành đường dây khép kín với phương tiện thông tin hiện đại (qua Internet, điện thoại) nên rất khó phát hiện đấu tranh. Các phương thức hoạt động mại dâm rất đa dạng với nhiều hình thức biến tướng, dễ thấy nhất là mại dâm "trá hình" lợi dụng các dịch vụ: Ăn, nghỉ, vũ trường, karaoke, cà phê, tẩm quất, massage hoặc Hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức như: giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao.. để dụ dỗ, lừa gạt những người nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, hưởng thụ.. đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc tham gia hoạt động mại dâm, tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện dẫn đến việc khó khăn trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá.
Do đó việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đặt ra cho các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội mà còn là nhiệm vụ chung của cộng đồng và của mỗi công dân. Từ việc nghiên cứu số liệu thống kê giải quyết án mại dâm của Tòa án nhân dân tối cao (địa bàn thành phố Hà Nội) trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2019 chúng ta sẽ thấy được diễn biến của tình hình tội phạm mại
dâm nhằm đưa ra những biện pháp ngăn chặn có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
3.1.2. Khái quát tình hình thụ lý xét xử các vụ án về tội mại dâm
Trên cơ sở số liệu thống kê tội phạm được xét xử sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian 05 năm (2014-2018) nhằm đưa ra được những đánh giá về thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo số liệu thống kê Tòa án nhân dân tối cao trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong thời gian 05 năm (2014-2018), Tòa án nhân dân các cấp đã xét xử sơ thẩm tổng số 776 vụ án với 920 bị cáo về các tội Chứa mại dâm, môi giới mại dâm và tội mua dâm người chưa thành niên. Cụ thể:
Bảng 3.1: Số vụ án và số bị cáo xét xử sơ thẩm tội phạm về mại dâm tại Hà Nội (2014-2018)
Số liệu xét xử các vụ án sơ thẩm
Năm Tội chứa mại dâm Tội môi giới mại Tội mua dâm người
dâm chưa thành niên
Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo
2014 48 64 153 183 1 1 2105 34 45 129 154 0 0 2016 30 38 104 120 0 0 2017 27 38 108 121 0 0 2018 30 32 111 123 1 1 Tổng 169 217 605 701 2 2
(Nguồn: số liệu của toàn án nhân dân tối cao)
Nhìn bảng 3.1 cho thấy các tội phạm về mại dâm ngày càng có xu hướng giảm cụ thể:
Tội chứa mại dâm năm 2014 là 48 vụ đến năm 2018 còn là 30 vụ đã giảm 18 vụ so với năm 2014. Số vụ giảm thì tương ứng số bị cáo cũng giảm đáng kể từ 64 bị cáo năm 2014 giảm còn 32 bị cáo năm 2018. Tuy nhiên từ năm 2017 – 2018 có xu hướng tăng nhẹ. Số bị cáo cũng thep số vụ mà tăng lên. Trong 05 năm thì năm 2014 thì số bị cáo nhiều nhất là 183 bị cáo, thấp nhất là năm 2016 là 120 bị cáo.
Tội môi giới mại dâm từ năm 2016 có xu hướng giảm từ 153 vụ xuống còn 104 vụ đã giảm 49 vụ. Nhưng năm 2016-2018 lại có xu hướng tăng trở lại trong vòng 02 năm số vụ tăng là 7 vụ.
Tội mua dâm người chưa thành niên thì ta thấy tội phạm này chiếm con số rất thấp. Trong 05 năm từ năm 2014-2018 tại thành phố Hà Nội chỉ mới xử có 2 vụ. Trong đó 1 vụ là năm 2014 và 1 vụ năm 2018. Năm 2018 bắt đầu Bộ Luật hình sự 2015 có hiệu lực nên đã áp dụng Điều 329 về tội mua dâm người dưới 18 tuổi.
Trong các tội phạm về mại dâm thì từ thực tiễn ta có thể thấy, tội môi giới mại dâm là tội bi xét xử nhiều nhất điều này có thể thấy tội phạm về môi giới mại dâm hiện nay diễn ra rất nhiều, chính các thành phần này là nguyên nhân chính trong các hoạt động mại dâm. Trong các tội tội phạm về mại dâm thì tội mua dâm người chưa thành niên (tội mua dâm người dưới 18 tuổi) là tội chiếm tỷ lệ ít, trong vòng 4 năm tại địa bàn Hà Nội chỉ có xét xử 2 vụ. Điều này có thể thấy công tác tuyên truyền giáo dục với các quy định cứng rắn của pháp luật đã phần nào hạn chế được hành vi phạm tội này.
Để hiểu rõ hơn tình hình, mức độ nguy hiểm của các tội phạm về mại dâm ta cần phân tích kết quả xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Bảng 3.2 Kết quả xét xử tội chứa mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018)
Hình phạt
Năm Tổng Phạt Cải Cho Tù từ Từ Từ Tù
số bị tiền tạo hưởng 3 năm trên 3 trên 7 trên
cáo KGG án trở năm năm 15
treo xuống đến 7 đến 15 năm
năm năm 2014 64 5 0 1 26 31 6 0 2015 45 1 0 2 19 21 3 0 2016 38 0 0 2 23 12 1 0 2017 38 2 0 1 24 13 0 0 2018 32 0 0 0 28 4 0 0 Tổng 217 8 0 6 120 81 10 0
(Nguồn: số liệu của toàn án nhân dân tối cao)
Trong thời gian 05 năm (2014-2018) Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xét xử 217 bị cáo phạm tội chứa mại dâm, trong đó mức án chủ yếu là dưới 3 năm tù; số bị cáo bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống là cao nhất: 120 bị cáo/217 bị cáo chiếm tỷ lệ: 55,2%, tiếp đó là số bị cáo bị xử phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm: 81 bị cáo chiếm tỷ lệ: 37.3 %. Số bị cáo bị xử phạt tù trên 7 năm đến dưới 15 năm là 10 bị cáo, chiếm tỷ lệ 4,6 % Trong 5 năm có 6 bị cáo bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo, số bị cáo bị áp dụng hình phạt này chiếm tỷ lệ nhỏ. Không có trường hợp nào bị áp dụng hình phạt cải tại không giam giữ và phạt tiền. Qua các năm số bị cáo bị
xử phạt tù dưới 3 năm cũng có sự thay đổi nhưng không đáng kể, đây là hình phạt chủ yếu đối với bị cáo phạm tội chứa mại dâm. Hình phạt bổ sung có được tòa án áp dụng, nhưng tỉ lệ áp dụng vẫn còn thấp, trong 5 năm chỉ có 8 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền.
Bảng 3.3 Kết quả xét xử tội môi giới mại dâm trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian (2014-2018)
Hình phạt
Năm Tổng Phạt Cải Cho Tù từ Từ Từ Tù
số bị tiền tạo hưởng 3 năm trên 3 trên 7 trên
cáo KGG án trở năm năm 15
treo xuống đến 7 đến 15 năm
năm năm 2014 183 11 0 3 103 70 7 0 2015 154 9 0 5 91 57 1 0 2016 120 3 0 5 74 41 0 0 2017 121 4 0 6 86 29 0 0 2018 123 0 0 18 82 21 2 0 Tổng 701 27 0 37 436 218 10 0
(Nguồn: số liệu của toàn án nhân dân tối cao)
Trong thời gian 05 năm (2014-2018) Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xét xử 701 bị cáo phạm tội môi giới mại dâm, trong đó mức hình phạt chủ yếu là tù dưới 3 năm, chiếm tỷ lệ 62,1%, tiếp đó mức hình phạt tù trên 3 năm đến 7 năm chiếm 31% và mức án tù từ 7 năm đến 15 năm chỉ có 10 trường hợp trong vong 5 năm, chiếm tỷ lệ là 1,4% và số bị cáo được hưởng án treo là 37 bị cáo chiếm tỷ lệ: 5,2%. Có 27 bị cáo bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền. Căn cứ bảng số liệu 3.3 ta có thấy thấy tội hình phạt chủ yếu đối với bị cáo phạm tội môi giới mại dâm là hình phạt tù dưới 3 năm.
Hà Nội chỉ đưa ra xét xử 02 vụ đó là vào năm 2014 và năm 2018. Năm 2014 khi Bộ luật hình sự năm 2015 chưa ra đời thì vẫn áp dụng Điều 256 Bộ luật hình sự năm 1999, trong vụ đó chỉ có 01 bị cáo và bị mức hình phạt là tù dưới 3 năm. Vụ còn lại thì xảy ra trong năm 2018 khi đó Bộ luật hình sự năm 2015 đã chính thức có hiệu lực, bị cáo bị áp dụng Điều 329 BLHS 2015, bị cáo bị áp dụng khung hình phạt tù từ trên 3 năm đến 7 năm. Mặc dù tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội cho xã hội là không lớn, nhưng rõ ràng hành vi mua dâm ảnh hưởng khá lớn đến truyền thống, đạo đức dân tộc, trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của người dưới 18 tuổi.
3.1.3. Thực tiễn xét xử các tội phạm mại dâm
3.1.3.1. Thực tiễn định tội các tội phạm về mại dâm
Định tội danh là hoạt động thực tiễn của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật để xác định một người đã phạm tội gì, theo điều luật nào của Bộ luật hình sự hay nói cách khác đây là quá trình xác định tên tội cho hành vi nguy hiểm đã được thực hiện . Định tội danh đúng có ý nghĩa rất quan trọng trong vụ án hình sự, bởi vì đó là cơ sở đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, người áp dụng sẽ quyết định được hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì vậy, định tội danh được xác định như là tiền đề để quyết định hình phạt đúng đắn, khách quan, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
Trong trường hợp định tội danh không chính xác sẽ dẫn đến sai lầm trong việc kết án, có thế xử lý oan người vô tội, để lọt tội phạm, mức độ xử phạt có thể không tương xứng với tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc xử lý hình sự sai lầm sẽ vi phạm pháp chế, xâm phạm đến
những quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm uy tín của các cơ quan tư pháp… Chính vì vậy, việc định tội danh đúng sẽ là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo cho quá trình xét xử được đúng đắn, chính xác, đảm bảo cho các quy định của Bộ luật hình sự thực sự đi vào thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.
Trên thực tế, do các quy định của pháp luật về các tội phạm mại dâm tương đối rõ ràng, nhưng năng lực của các chủ thể tiến hành tố tụng vẫn còn nhiều điểm hạn chế, vẫn còn các trường hợp Tòa án định tội danh chưa chính xác, bỏ lọt tội phạm trong các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Sáng 7.4.2018, khi đang ngồi trên lớp học (Minh Anh học lớp 11, một trường THPT ở huyện Mê Linh) thì nhận được tin nhắn của một thanh niên (sau này xác định người đó là Lê Văn N, 26 tuổi, trú ở huyện Đông Anh) gợi ý sắp xếp một vụ “vui vẻ”. Nữ sinh lớp 11 này đã đồng ý, thỏa thuận giá 1,2 triệu đồng, cùng với 300.000 đồng tiền taxi. Sau đó, Minh Anh liên lạc cho cô bạn mới hơn 14 tuổi, ở huyện Đông Anh để đi bán dâm. 10 giờ cùng ngày,
Minh Anh đón taxi sang chỗ bạn rồi cùng tới một nhà nghỉ ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Khách mua dâm đã có mặt tại nhà nghỉ và đưa cho Minh Anh 1,5 triệu đồng. Trong lúc bạn và khách mua dâm đang chuẩn bị “vui vẻ”, cảnh sát đã kiểm tra hành chính bắt quả tang. Minh Anh cùng bạn và khách bị đưa về trụ sở. Tại đây, Minh Anh thừa nhận hành vi môi giới mại dâm và trình bày, nếu vụ việc trót lọt thì sau đó sẽ trả cho bạn 700.000 đồng, còn giữ lại 500.000 công môi giới. Tại phiên sơ thẩm ngày 8/10/2018, Minh Anh bị TAND huyện Mê Linh tuyên 40 tháng tù về hành vi môi giới mại dâm . Tuy nhiên, tòa lại không truy cứu TNHS đối với Lê Văn Nam về tội mua dâm người dưới 18 tuổi, vì coi đó là không có tài liệu, cơ sở. Trong vụ án này em thấy, Lê Văn Nam là người đã chủ động tìm đến Minh Anh để nhờ giới thiệu cho gái bán dâm, đã thỏa thuận xong giá cả mua dâm, mặc dù hành vi giao
cấu chưa diễn ra giữa khách mua dâm và gái bán dâm nhưng hành vi của Lê Văn Nam đã đủ cấu thành tội mua dâm người dưới 18 tuổi, vì vậy tòa án đã để lọt tội phạm trong trường hợp này.
Về vấn đề này, đối với tội mua dâm người dưới 18 tuổi, có những vụ án tòa án xác định sai độ tuổi hoặc không căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, dẫn đến định sai tội danh. Bởi vì chủ thể của tội mua dâm người dưới 18 tuổi, tội giao cấu với trẻ em hay tội hiếp dâm trẻ em có điểm tương đồng. Tội mua dâm người dưới 18 tuổi thì cần xác định có hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất để thỏa thuận mua bán dâm với người bán dâm, như vậy người bán dâm