7. Kết cấu của luận văn
2.5. Căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính
Tại khoản 1 Điều 193 Luật TTHC về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm quy định “Hội đồng xét xử xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản quy định thống nhất cơ cở, các căn cứ cụ thể để tòa án đánh giá tính hợp pháp. Chúng ta thiếu chuẩn mực và nguyên tắc cụ thể, rõ ràng làm cơ sở để đưa ra phán quyết, vì vậy công tác giải quyết các khiếu kiện hành chính nhiều trường hợp còn gặp khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hiệu quả xét xử vụ án hành chính.
Về phương diện lí luận, việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá về tính hợp pháp không quá khó khăn. Hợp pháp, với nghĩa chung nhất là “đúng với pháp luật” đã được cụ thể hoá thành những yêu cầu riêng biệt đặt ra đối với một QĐHC trên cả ba khía cạnh: Thẩm quyền, nội dung và hình thức, thủ tục ban hành QĐHC. Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử hành chính trong nhiều trường hợp lại hoàn toàn không phải là công việc đơn giản, vì vậy cần có những tiêu ch í rõ ràng làm chuẩn mực để đưa ra phán quyết đúng đắn về tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khởi kiện. Từ các quy định pháp luật và thực tiễn xét xử có thể khái quát những căn cứ làm cơ sở đánh giá tính hợp pháp một quyết định hành chính :
Thứ nhất, quyết định hành chính phải được ban hành bởi các chủ thể cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính thể hiện trên hai phương diện: thẩm quyền về nội dung và thẩm quyền về hình thức. Thẩm quyền về nội dung là việc xác định quyết định hành chính phải được ban hành bởi người có thẩm quyền thực hiện những công việc liên quan đến chức năng nhiệm vụ của mình, không được vượt quyền, lạm quyền; thẩm quyền về hình thức
là quyết định hành chính đó phải được ban hành đúng hình thức (tên gọi, thể thức trình bày) đã được pháp luật quy định. Hình thức của quyết định hành chính thể hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng với quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính, pháp luật chỉ thừa nhận dưới hình thức văn bản với các tên gọi quyết định, thông báo, kết luận, công văn
Thứ hai, nội dung quyết định hành chính phù hợp với các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để ban hành ra nó, có nghĩa là quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở áp dụng đúng pháp luật. Nội dung QĐHC được ban hành trên cơ sở áp dụng các quy định pháp luật đang có hiệu lực thi hành vào thời điểm ban hành quyết định hành chính và không trái với các quy định pháp luật nằm trong văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí cao hơn. Nội dung QĐHC được ban hành trên cơ cở áp dụng đúng các quy định pháp luật phù hợp với các tình tiết thực tế có liên quan, có đầy đủ căn cứ thực tế. QĐHC ban hành không đáp ứng được yêu cầu này được xác định là không hợp pháp.
Vì vậy trong quá trình Tòa án đánh giá quyết định hành chính ban hành có đầy đủ căn cứ hay không cần phải xem xét tổng thể thực tế vụ việc cần giải quyết, yêu cầu người bị kiện cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh, tự mình hoặc yêu cầu các bên có liên quan thu thập các chứng cứ chứng minh để ra phán quyết phù hợp nhất về tính hợp pháp của quyết định hành chính.
Thứ ba, các quyết định hành chính được hình thành theo trình tự thủ tục, dưới hình thức được pháp luật quy định. Trình tự, thủ tục, hình thức ban hành được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Hiện nay đối với quyết định hành chính cá biệt chúng ta vẫn chưa có một văn bản quy phạm cụ thể quy định thống nhất nguyên tắc, trình tự, thủ tục ban hành mang tính chất tối thiểu để áp dụng thống nhất cho mọi loại quyết định hành chính được ban hành bởi các chủ thể có thẩm quyền. Khi đánh giá một quyết định hành chính hợp pháp về thủ tục ban hành Tòa án phải dựa vào các văn bản pháp luật chuyên ngành để xem xét:
trình tự ban hành;
- Quyết định hành chính được ban hành đúng thời hạn và thời hiệu pháp luật quy định;
- Quyết định hành chính đó phải chuẩn về hình thức bao gồm tên gọi và thể thức trình bày đã được pháp luật quy định.
Cần thừa nhận rằng việc tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về thủ tục đã được pháp luật quy định là điều cần được chú trọng. Tuy nhiên, việc quan niệm cứng nhắc về tính hợp pháp của các QĐHC ban hành có sự vi phạm về thủ tục là điều cần bàn luận. Điều này xuất phát từ thực tế là việc vi phạm các quy định về thủ tục có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị pháp lý của quyết định nhưng cũng có thể không có ảnh hưởng nhiều đến điều này. Như vậy, sẽ không thực tế nếu nhất loạt cho rằng mọi QĐHC ban hành có sự vi phạm về thủ tục đều được coi là không hợp pháp