7. Cấu trúc của luận văn
1.4.2.6. Hệ thống công nghệ thông tin
Hệ thống công nghệ thông tin bao gồm các nhân tố con người, dữ liệu và các quá trình được sắp xếp một cách có hệ thống dựa vào các thiết bị kỹ thuật – công nghệ
hiện đại nhằm tạo sự tương tác với nhau, hỗ trợ cho quá trình hoạt động hàng ngày, giải quyết vấn đề và ra các quyết định quan trọng trong tổ chức (Whitten và cộng sự, 2001), là tập hợp các phương tiện và công cụ hiện đại – chủ yếu là máy tính và viễn thông, nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin phong phú.
Các tổ chức thường tạo mới hoặc thu thập những thông tin sẵn có thành một kho tri thức để nhân viên có thể dễ dàng chia sẻ những tri thức chuyên môn của mình thông qua các phương tiện công nghệ điện tử hoặc dễ dàng tiếp cận những tri thức, kinh nghiệm của người khác đã chia sẻ. Việc kết nối tri thức như vậy cho phép công ty chuyển giao tri thức cho những nhân viên mới sau này, nhờ đó mà hệ thống công nghệ thông tin sẽ thúc đẩy việc tiếp nhận các tri thức mới, củng cố các tri thức đã tích lũy trước đây hoặc được tận dụng trong toàn bộ tổ chức (Bharadwaj, 2000). Do đó, giả thuyết được đề xuất là:
Giả thuyết H6: Hệ thống công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến hành vi chia sẻ tri thức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày các lý thuyết, định nghĩa về tri thức, chia sẻ tri thức trong tổ chức. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày một cách tổng quát các yếu tố tác động đến chia sẻ tri thức của cán bộ nhân viên trong các mô hình nghiên cứu trước đây. Từ đó, xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm biến phụ thuộc là Hành vi chia sẻ tri thức và năm biến độc lập là sự tin tưởng, lãnh đạo, hệ thống khen thưởng, giao tiếp với đồng nghiệp và hệ thống công nghệ thông tin.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh thang đo của các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã xây dựng thang đo nháp về ảnh hưởng các yếu tố đến chia sẻ tri thức của nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai. Sau khi nghiên cứu định tính và thảo luận với chuyên gia, tác giả hoàn chỉnh thang đo về các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức của nhân viên. Từ thang đo chính thức có được, tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đến đối tượng khảo sát để thu thập dữ liệu nghiên cứu.
Các bước thực hiện nghiên cứu được trình bày trong hình sau:
Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Thảo luận chuyên gia Thang đó nháp 1 Nghiên cứu sơ bộ Thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo Thang đó nháp 2
- Phân tích Cronbach’s Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
- Phân tích hồi quy Nghiên cứu
định lượng chính thức
Thảo luận kết quả nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu định tính
2.1.1.1. Thiết kế nghiên cứu định tính
Các nghiên cứu trước được thực hiện ở các quốc gia và trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy theo điều kiện của từng vùng và đặc trưng của từng lĩnh vực mà các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức trong tổ chức có sự khác nhau. Do đó, cần có một nghiên cứu định tính thực hiện trong lĩnh ngân hàng tại tỉnh Đồng Nai. Thang đo nháp được hình thành từ việc tổng hợp và kế thừa có chọn lọc thang đo trong nghiên cứu trước. Mục tiêu của nghiên cứu định tính là điều chỉnh thang đo cho phù hợp với ngành ngân hàng tại tỉnh Đồng Nai. Việc điều chỉnh được thực hiện thông qua việc thảo luận nhóm tập trung được thực hiện với 1 nhóm gồm 10 nhân viên và 5 cán bộ quản lý đang làm việc trong ngân hàng. Họ là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giữ những vị trí quan trọng của các phòng ban trong ngân hàng. Nội dung thảo luận được trình bày ở phụ lục 4. Qua thảo luận, các yếu tố thừa, không phù hợp đã được loại bỏ hoặc bổ sung thêm một vài yếu tố mới, đồng thời chỉnh sửa từ ngữ cho phù hợp với ngân hàng. Tiếp theo, tác giả thực hiện phỏng vấn thử với 20 nhân viên đang làm việc tại ngân hàng giúp nhận biết những nội dung, từ ngữ dễ bị hiểu nhầm trong bản câu hỏi khảo sát và tiến hành điều chỉnh cho rõ nghĩa hơn.
Thang đo sau khi điều chỉnh được gọi là thang đo chính thức và được sử dụng trong nghiên cứu định lượng, đó là thang đo Likert 5 mức độ.
2.1.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính
Kết luận và hàm ý quản trị