Quan điểm, mục tiêu nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thu hồi đất đất của tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU nại về THU hồi đất từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lăk (Trang 54 - 57)

thu hồi đất đất của tỉnh Đắk Lắk

Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN là một đòi hỏi cấp bách của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, cơ sở, vừa là một trọng trách lớn đối với sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự quản lý điều hành của các cấp, các ngành. Giải quyết tốt các vụ việc KN sẽ góp phần quan trọng trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, bảo

đảm quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, công dân, củng cố lòng tin của quần chúng nhân dân với Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, tăng cường hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền trong tỉnh.

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có rất nhiều cố gắng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung giải quyết các vụ việc khiếu nại; đến nay tình hình KN đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, không ít vụ việc KN vẫn còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ làm mất ổn định tình hình địa phương, cần phải tiếp tục có những giải pháp có hiệu quả, quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn, phòng ngừa, giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, đặc biệt là các vụ việc KN phức tạp, đông người. Để làm được những việc đó trước hết phải có nhận thức, tư duy đúng đắn, đầy đủ về hiện tượng KN và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, đảm bảo quyền KN của công dân.

Vì vậy, muốn có những biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, giải quyết có hiệu quả những KN cần quán triệt những quan điểm, mục tiêu cơ bản sau:

Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND nhằm tập trung giải quyết dứt điểm các KN của công dân; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khiếu nại; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân, bảo đảm pháp luật thực sự đi vào cuộc sống đến được với mọi người dân; tăng cường công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư, giải quyết các KN của công dân; coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan nhà nước các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN của công dân; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra xét, giải quyết khiếu nại, mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc khiếu nại, có cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho nhân dân tham gia trong quá trình giải quyết

KN bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nước và tập thể.

Thứ hai, phòng ngừa, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN phải gắn với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - văn hoá - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội đã đề ra, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm minh những người vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về KN nói riêng.

Thứ ba, phát sinh do có một bộ phận cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước các cấp, các ngành do thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, không kịp thời xem xét, giải quyết các KN của công dân, đùn đẩy, để sự việc vòng vo kéo dài, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, dẫn đến những yếu tố tiêu cực phát sinh nhờ việc kích động, lôi kéo những người khác tụ tập đông người, kéo đi KN tập thể, có những hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, giải quyết tốt các vụ việc KN phải đi đôi với việc tăng cường cải cách hành chính nhất là cải cách thủ tục hành chính ở các cơ quan quản lý nhà nước trong những lĩnh vực như: Quản lý đất đai, cấp phép đầu tư xây dựng, giải toả, đền bù, thu thuế đất đai...;

Thứ tư, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng, giải quyết có hiệu quả các vụ việc KN là một bộ phận cấu thành trong công tác giải quyết KN nói chung là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội. Vì vậy phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, của mọi công dân trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, giải quyết các KN phát sinh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, nguyên nhân phát sinh KN là tổng hợp của tất cả các yếu tố chủ quan, khách quan, những ảnh hưởng và quá trình vận động, phát triển của xã hội do đó, xử lý một cách hữu hiệu các vụ việc KN phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách pháp luật về đổi mới kinh tế - xã hội, về

công tác quản lý nhà nước về khiếu nại, về kinh tế, con người…

Thứ sáu, giải quyết tốt khiếu nại, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN phải tiến hành kiên quyết, thận trọng và kiên trì, phải có kế hoạch cụ thể, có bước đi thích hợp, vững chắc, không đơn giản, nóng vội. Để giải quyết tốt các vụ việc KN phải khách quan, dân chủ, công khai, chính xác, kịp thời, đúng pháp luật đảm bảo quyền KN của công dân. Phòng ngừa, giải quyết tốt các khiếu nại, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN là một việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài, nhằm góp phần ổn định tình hình ở địa phương cơ sở, tạo điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) GIẢI QUYẾT KHIẾU nại về THU hồi đất từ THỰC TIỄN TỈNH đắk lăk (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)