Toàn cầu hóa là sự giao thoa, hội tự tƣơng đối các giá trị và nguồn lực của các quốc gia, các nền kinh tế nhằm tạo ra sự đồng thuận và gia tăng nguồn của cải toàn cầu. Toàn cầu hóa được diễn ra trên diện rộng, quy mô lớn và ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia trong từng khu vực và toàn cầu.
Trong lĩnh vực kinh tế, biểu hiện rõ nét nhất của quá trình toàn cầu hóa là dòng lưu chuyển hàng hóa, tiền vốn đầu tư, kéo theo đó là quá trình tiếp cận thị trường thế giới, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật, lao động và sự giao lƣu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc, lao động của nhân viên cũng như những nhà quản lý.
Sự phát triển của hệ thống các công cụ quản lý kinh doanh hiệu quả trên qui mô toàn cầu cùng vai trò đặc biệt của công nghệ truyền thông và máy tính đã làm thay đổi lớn các phương cách quản lý, xóa đi sự cách biệt về không gian và thời gian giữa các nền kinh tế.
Trong thời đại toàn cầu hóa, có 3 thế hệ cạnh tranh: thế hệ cạnh tranh thứ nhất dựa trên cơ sở về chất lượng, giá cả, kiểu dáng sản phẩm; thế hệ cạnh tranh thứ hai là
cạnh tranh tiêu thụ, chủ yếu là thông qua tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi nghĩa là đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng; thế hệ cạnh tranh thứ ba sẽ phải là văn hóa kinh doanh, tức là sắc thái kinh doanh đặc sắc dựa trên nền tảng phương thức tác động tới hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của ngươi tiêu dùng, chứ không phải dựa trên tác động tới các giác quan của họ.
Nhu cầu của con người thay đổi tương ứng với trình độ phát triển nhất định của nhân loại theo thứ tự từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Nhu cầu của con ngƣời trong thế kỷ XXI sẽ chuyển sang chú trọng tới mặt giá trị văn hóa và sự thỏa mãn nhu cầu của mình một cách văn hóa, nhân bản hơn. Triết lý của người tiêu dùng ngày nay có thể diễn rả trong một câu: “Ngƣời ta không mua một sản phẩm, ngƣời ta mua sự thích thú”.
Tất cả những đặc tính trên của thời đại toàn cầu hóa kinh tế đã đang và sẽ tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn hơn nhưng cũng buộc các doanh nghiệp, cho dù ở các nước phát triển hay kém phát triển, phải đối mặt với một môi trường nhiều rủi ro và cạnh tranh gay gắt hơn. Khi đó mục tiêu của các doanh nghiệp sẽ là đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh và giành được phần thắng trong cạnh tranh một cách có bản sắc văn hóa riêng.