Những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing online tại công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk) (Trang 29 - 34)

1.3.2.1. Những yếu tố thuộc môi trường ngành

- Nhà cung cấp:

Với marketing online thì internet chính là yếu tố đầu tiên trong việc bắt đầu thực hiện các chiến dịch. Do đó, có thể hiểu rằng các nhà cung ứng các dịch vụ mạng internet như FPT, VNPT hay Viettel chính là nhà cung cấp cho hoạt động

marketing online. Doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một nhà cung ứng phù hợp để đảm bảo các vấn đề liên quan như sự ổn định của đường truyền, tốc độ truyền tải, dung lượng sử dụng… nhằm giúp doanh nghiệp có thể truyền đạt những thông tin liên quan, hình ảnh và clip… về doanh nghiệp đến khách hàng một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nhà cung cấp còn có thể kể đến như là các nhà cung ứng sản phẩm hay dịch vụ công nghệ thông tin như thiết kế và quản lý website, cung ứng tên miền (domain) cho doanh nghiệp…; do đó, cần lựa chọn các nhà cung ứng có uy tín tốt để đảm bảo sự ổn định cho website của doanh nghiệp và tránh các rủi ro như trùng tên miền, website bị tấn công, bị nhiễm virus… gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng hay bị lộ những thông tin bí mật của khách hàng.

Bên cạnh đó, còn có các nhà cung ứng những dịch vụ quảng cáo trực tuyến như Google hay Facebook… mà tùy theo từng chiến dịch với mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp quyết định tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình sử dụng quảng cáo trực tuyến của nhà cung cấp nào.

-Các trung gian marketing:

Để bắt đầu đưa ra được chiến lược và các hoạt động marketing online thì doanh nghiệp luôn phải cần tìm hiểu về hành vi của khách hàng của mình. Và các công ty nghiên cứu thị trường sẽ là các trung gian giúp doanh nghiệp có được những thông tin nghiên cứu cụ thể về các hành vi của khách hàng khi sử dụng internet như: thói quen tìm kiếm về sản phẩm hay dịch vụ, thói quen mua hàng online, thói quen lướt website và quan tâm những thông tin nào trong website… để doanh nghiệp có thể lập ra các kế hoạch marketing online phù hợp hơn cũng như ra các quyết định điều chỉnh lại các hoạt động marketing online tốt hơn. Tiếp đến có thể nói đến các trung gian tài chính vì khi các nhà marketing online muốn mua quảng cáo của các nhà cung ứng dịch vụ quảng cáo trực truyến như Google hay Facebook… thì hầu hết các giao dịch thường thông qua thẻ nội địa hoặc quốc tế của ngân hàng, vì vậy, việc doanh nghiệp chọn ngân hàng nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến chi phí marketing online mà doanh nghiệp bỏ ra.

-Khách hàng:

Đối tượng mà bất kì doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới chính là khách hàng, vì họ chính là những người sử dụng hay trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ

của doanh nghiệp, là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh hay cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp và là những người mà dựa trên những nhu cầu khác nhau của họ sẽ tạo lập những thị trường khác nhau. Do đó, đối với mỗi một nhóm khách hàng khác nhau thì cách tiếp cận và phục vụ sẽ khác nhau tương ứng nên doanh nghiệp luôn cần phải tìm hiểu và nghiên cứu kĩ nhóm khách hàng mục tiêu của mình để đưa ra được những quyết định marketing online phù hợp và chính xác.

Với marketing online, do mọi thứ đều thông qua mạng internet nên doanh nghiệp cần quan tâm đến sự trải nghiệm của khách hàng như việc nhận thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, việc xem hình ảnh mẫu của sản phẩm hay xem video hướng dẫn sử dụng dịch vụ… Và công cụ có thể hỗ trợ cho hoạt động marketing online những điều kể trên tốt nhất đó là việc thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience Design – UXD). Vậy trải nghiệm người dùng là gì? Trải nghiệm người dùng chính là cách người dùng cảm nhận khi họ tương tác với một hệ thống như website, ứng dụng hay phần mềm… Và dựa trên những đánh giá và phân tích về sự cảm nhận của người dùng ấy, những người thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ đưa ra được những nhận xét về khả năng sử dụng, tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng, tính tiện lợi và tính hiệu quả mà hệ thống ấy mang lại. Hay phân tích vào sâu hơn nữa là nghiên cứu và đánh giá từng chức năng hay từng quy trình nhỏ của hệ thống. Ví dụ, tại một trang web thương mại điện tử, những người làm công việc thiết kế trải nghiệm người dùng sẽ có thể chọn nghiên cứu các bước để đăng ký một tài khoản, các bước chọn hàng vào giỏ và thanh toán tiền mua hàng… rồi tìm cách cải tiến các bước này trở nên đơn giản hơn, thuận tiện hơn và dễ sử dụng hơn cho người dùng. Hoặc có thể nói rằng việc thiết kế những trải nghiệm người dùng này là việc đặt doanh nghiệp vào vị trí khách hàng mục tiêu của mình để trải nghiệm các hệ thống đang hoạt động của bản thân doanh nghiệp, từ đó, rút ra được những điểm mạnh yếu, tìm cách khắc phục và cải tiến cho hệ thống phục vụ khách hàng tốt hơn. Và những người làm marketing online cần phải nắm những trải nghiệm này để có những cách tiếp cận, những hoạt động khác nhau cho những nhóm khách hàng khác nhau tương ứng.

Giữa một thị trường tiềm năng và đang phát triển nhanh chóng như thế này thì việc xuất hiện càng nhiều những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng với mình là điều không thể nào tránh khỏi. Do đó, để nắm bắt và hiểu được những đối thủ cạnh tranh của mình thì việc thu thập thông tin về họ là một điều vô cùng cần thiết. Thu thập thông tin ở đây là việc doanh nghiệp tìm hiểu về các chiến lược và hoạt động marketing online mà đối thủ của mình đang sử dụng, họ chọn những kênh marketing online nào, sử dụng những công cụ hỗ trợ ra sao và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong cách thực hiện các chiến lược marketing online của họ. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đưa ra được những kế hoạch, những hoạt động marketing online không những phát huy được những thế mạnh vốn có của mình mà còn ứng phó được với những khó khăn và thách thức đến từ những chiến lược và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.

1.3.2.2. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

- Môi trường kinh tế:

Các yếu tố của môi trường kinh tế bao gồm giai đoạn của chu kì kinh tế, lạm phát, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, tác động của toàn cầu hóa, chính sách tài chính – tiền tệ… Mỗi yếu tố này sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng khi bất kì yếu tố nào thay đổi thì sự thay đổi đó đều sẽ tác động đến hoạt động marketing online của chính doanh nghiệp đó. Ví dụ như khi thị trường ngày càng mở cửa do tác động của toàn cầu hóa thì thị trường nội địa sẽ bắt đầu xuất các doanh nghiệp bán hàng đến từ nước ngoài, lúc này nhiệm vụ của các hoạt động marketing online không chỉ còn là việc thu hút và đáp ứng nhu cầu khách hàng so vời các đối thủ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài nhưng đồng thời cũng phải giới thiệu và quảng bá sản phẩm của mình ra ngoài thị trường nội địa. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt thật tốt các yếu tố này và liên tục cập nhật và học hỏi để có thể đưa ra được những dự đoán cũng như đón đầu được những xu hướng xu thế mới trong các hoạt động kinh doanh nói chung hay hoạt động marketing online nói riêng.

-Môi trường chính trị – pháp luật

Đây là môi trường mà các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ hoạt động kinh doanh mà còn là hoạt động marketing online của doanh nghiệp. Vì các

yếu tố thuộc môi trường chính trị – pháp luật là sự ổn định của môi trường chính trị, hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy, những công cụ chính sách mà nhà nước áp dụng cho nền kinh tế và hoạt động thương mại điện tử… trong đó, môi trường chính trị có ổn định thì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mới có thể hoạt động và phát triển, ví dụ như ở các nước chính trị không ổn định, thường xuyên xảy ra bạo động và chiến tranh thì các hoạt động sản xuất và mua bán bị đình trệ, con người thường có xu hướng rời khỏi những nơi này và các nhà đầu tư cũng không muốn đến đây nên nền kinh tế sẽ kém phát triển và hoạt động marketing online cũng không phát triển theo. Bên cạnh đó, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật và đối với hoạt động marketing online thì cũng vậy, ngoài ra, doanh nghiệp còn phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề bảo mật thông tin và quyền sở hữu trí tuệ với các tài sản số.

-Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa được hiểu là hệ thống các giá trị, các quan niệm, các truyền thống và các chuẩn mực về hành vi được thống nhất trong một nhóm người cụ thể nào đó và được chia sẻ một cách tập thể. Và những giá trị văn hóa cơ bản này thường sẽ quy định các cách thức hoạt động nhất định của xã hội và có ảnh hưởng rất lớn đến việc người tiêu dùng nhìn nhận một vấn đề, ví dụ như ở những nước theo đạo Hindu thì người theo đạo sẽ không ăn thịt bò vì bò được xem là một đấng thiêng liêng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về văn hóa của thị trường mục tiêu mà họ đang hướng tới để có thể lên được những hoạt động marketing online phù hợp và tránh được việc xung đột với văn hóa ở nơi đó khiến người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm hay dịch vụ của mình. Ngoài ra, môi trường văn hóa – xã hội còn bao gồm các vấn đề liên quan đến dân số. Vì dân số chính là yếu tố để tạo nên thị trường và các hoạt động thương mại nên việc nắm bắt và hiểu được các thông tin về phân bổ dân cư, mật độ dân cư, vị trí địa lý, cơ cấu nhóm tuổi, trình độ dân trí, văn hóa tôn giáo… là điều mà doanh nghiệp cần phải làm để có thể đưa ra những quyết định liên quan đến hoạt động marketing online phù hợp giúp tác động được trực tiếp đến lượng cầu và thay đổi được hành vi của người tiêu dùng.

Marketing online thì luôn phải có mạng internet đi kèm, do đó, môi trường công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động marketing online. Theo như nghiên cứu của Hubspot về việc ảnh hưởng của việc tốc độ tải một trang web với hiệu suất kinh doanh của trang web đó thì có 79% khách hàng sẽ bỏ đi và không quay lại trang web đó nếu họ thấy không hài lòng về tốc độ tải và 47% người dùng muốn là trang web sẽ tải xong trong vòng 2 giây. Điều này cho thấy được mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường công nghệ đến các hoạt động marketing online

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động marketing online tại công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)