6. Kết cấu của đề tài
1.5 Vai trò của thƣơng hiệu số đối với sự phát triển của các doanh nghiệp.
Về mặt tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Thương hiệu số là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có quyền trong một phạm vi hoặc thời hạn nhất định đối với thương hiệu đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Một thương hiệu số được bảo hộ chính là một tờ giấy khai sinh đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp. Nó tránh cho doanh nghiệp khỏi những rủi ro trong quá trình kinh doanh. Những rủi ro đó có thể từ phía đối thủ cạnh tranh như các chính sách thu hút khách hàng, khuyến mại, giảm giá... hay từ phía thị trường như hiện tượng làm hàng nhái, hàng giả...Nếu không tuân thủ các quy tắc pháp luật tương ứng, doanh nghiệp có thể gặp rắc rối hoặc gặp thiệt hại do thực hiện các hành vi liên quan đến thương hiệu số.
Về mặt kinh tế của doanh nghiệp.
Nâng cao tài sản thương hiệu:
Người tiêu dùng không còn tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ nữa, họ tìm thấy những người tiêu dùng khác thông qua mạng xã hội. Mạng xã hội có độ bao phủ cao nên tạo điều kiện để giữ mối quan hệ, duy trì hình ảnh thương hiệu.
Thương hiệu số giúp cho khách hàng dễ dàng chia sẻ nội dung và tham gia đối thoại để sử dụng hiệu ứng mạng xã hội và tối ưu hóa các phương tiện truyền thông sở hữu hay truyền thông tìm kiếm, chính vì thế kỹ thuật số là phương tiện truyền thông duy nhất mà thương hiệu số có thể chia sẻ nội dung đầy đủ. Trong tương lai các nội dung này cần phải thích ứng với các kênh khác nhau để tạo thuận tiện cho người tiêu dùng và sử dụng những lợi ích của mỗi phương tiện. Chính vì vậy, làm gia tăng tài sản thương hiệu cho doanh nghiệp.
Thương hiệu số đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể góp phần làm tăng giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ trong khi giá trị vật chất của hàng hoá không thay đổi. Trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp có chất lượng sản phẩm tốt nhưng vẫn không bán được và không thu hút được khách hàng. Giá cả, chất lượng là một nguyên nhân nhưng còn một vấn đề nữa là thương hiệu số, bởi trong thị trường có sức cạnh tranh lớn như hiện nay, sản phẩm thay thế vô cùng đa dạng doanh nghiệp nào thu hút được sự chú ý của khách hàng thì doanh nghiệp đó có được sự thành công bước đầu. Và ấn tượng đầu tiên lôi cuốn khách hàng chính là thương hiệu số của doanh nghiệp. Như vậy thương hiệu số tuy giá trị không nhìn thấy được nhưng chính là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì:
Thương hiệu số về bản chất là cái danh của sản phẩm. Nói cách khác sản phẩm là phần chất còn thương hiệu số là phần hồn. Thương hiệu số chính là tài sản vô hình, tài sản quyết định của doanh nghiệp. Vì vậy rõ ràng nó góp phần tạo nên giá trị cho sản phẩm.
Thông qua thương hiệu số doanh nghiệp có được giá trị nhận thức về chất lượng hàng hoá hay dịch vụ mà mình cung cấp từ đó tạo được tính đảm bảo chắc chắn trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển sản phẩm tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua thương hiệu số.
Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu số luôn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường của một công ty. Nó thông báo cho mọi người biết về sự hiện diện của hàng hoá, những đặc tính của sản phẩm mới, từ đó tạo nên một ấn tượng cho người sử dụng bằng chất lượng và dịch vụ tốt. Qua thương hiệu số khách hàng có được lòng trung thành với sản phẩm đây là điều các nhà marketing luôn vươn tới bởi nó chính là nền tảng cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Một thương hiệu số đang chiếm lĩnh thị trường chính là rào cản ngăn chặn đối thủ cạnh tranh thâm nhập.
Thương hiệu số không chỉ là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp mà thương hiệu còn có vai trò như một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, giá trị được tính bằng tiền.
Chính vì những vai trò trên thương hiệu số đã trở thành phương tiện để doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh của mình. Thông qua thương hiệu số người ta có thể đánh giá được trình độ văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp đó. Điều này cũng có ý nghĩa không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tư, bảo vệ và nuôi dưỡng nó để tạo nên giá trị dài hạn lớn nhất của doanh nghiệp
Đối với người tiêu dùng
Nhờ chức năng nhận biết của thương hiệu số nó trở thành công cụ để người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hàng hoá theo nhãn hiệu phù hợp với yêu cầu, sở thích, mức độ, chất lượng mình mong muốn. Từ đó có thể thấy thương hiệu số có một ý nghĩa thực tiễn thông qua việc giúp người tiêu dùng nhận dạng, định hướng sử dụng, chọn lựa hàng hoá, thương hiệu cho phép họ tiết kiệm đáng kể thời gian và sức lực trong việc mua sản phẩm, hàng hoá theo mục đích và sở thích của họ, tạo một tâm lý thoải mái, dễ chịu cho người tiêu dùng khi mua hàng, đời sống của nhân dân được nâng cao một cách toàn diện hơn.
Ngoài ra một thương hiệu số còn có vai trò khẳng định tính cách, cá tính, hình ảnh riêng của từng người tiêu dùng trong con mắt người khác, nó tạo cho người sử dụng một phong cách riêng. Thương hiệu số phần nào phản ánh gu, sở thích và cả tính cách, hoàn cảnh của người sử dụng sản phẩm đó. Khái niệm “sành điệu” có lẽ ra đời từ đây.
Thương hiệu số còn có khả năng ảnh hưởng đến người tiêu dùng về khía cạnh đạo đức về ý thức trách nhiệm, về một số mặt trong cuộc sống xã hội... Thông qua việc quảng cáo hấp dẫn và có văn hoá, nó có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao ý thức mở mang tầm nhìn cho người tiêu dùng về những tác động đến sinh thái học, việc làm, tư cách công dân qua đó hướng người tiêu dùng đến cái tốt, cái đẹp và tính tích cực cũng như sáng tạo trong công việc và đời sống.
Đối với nền kinh tế
Với những ý nghĩa tích cực với doanh nghiệp và người tiêu dùng, thương hiệu số đã đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của nền kinh tế.
Trước tiên ta có thể thấy ngay được việc sử dụng đúng đắn chức năng của nhãn hiệu hàng hoá theo đúng pháp luật sẽ tạo nên một sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Có được điều này là do ngay tại thị trơờng trong nước, hàng hoá nội địa cũng phải cạnh tranh với vô vàn hàng hoá được nhập khẩu dễ dàng từ nhiều nước khác nhau. Muốn cạnh tranh được, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải xây dựng và phát triển thương hiệu số của mình. Điều này được thực hiện bằng cách cải tiến kĩ thuật, sáng tạo hay áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tạo kiểu dáng mới để hấp dẫn thu hút người tiêu dùng tạo lợi thế cạnh tranh.
Cũng nhờ sự cạnh tranh lành mạnh đó mà vị thế hàng hoá của chúng ta ngày càng được nâng cao và chiếm vị thế trên thế giới.
Ngoài ra nếu có thương hiệu số mạnh, chất lượng hàng hoá được nâng cao, tăng sức cạnh tranh giúp cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, từ đó doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên, góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập và đời sống cho người lao động. Đó chính là mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Thương hiệu số 4.0 là mục tiêu gắn kết giữa doanh nghiệp với sự phát triển khoa học công nghệ, Đảng và Nhà nước luôn lấy nền tảng 4.0 là định hướng mới có sự phát triển đất nước (Đặng Hải, 2015).