Tái cơ cấu hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngân hàng thương mại, kinh nghiệm của các nước và bài học cho việt nam (Trang 53 - 60)

2.3.2.1. Xử lý nợ xấu

Trong giai đoạn 2012-2016, nợ xấu của ngành Ngân ngân hàng có xu hướng giảm về tỷ lệ nhưng vẫn tăng về quy mô. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất năm 2012 là 4.12% và giảm qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng chỉ còn 2.52%.

Nhưng về số tuyệt đối, nợ xấu có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2012- 2016. Nợ xấu từ 118,408 tỷ đồng năm 2012, tăng lên 145,183 tỷ đồng năm 2014 và vượt 150,000 tỷ đồng năm 2016.

Biểu đồ 2.6: Nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2012-2017

ĐVT: Tỷ đồng

Theo Báo cáo tài chính năm 2017 đã công bố, tỷ lệ nợ xấu của đa số các ngân hàng đều giảm và duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 10/01/2017 của NHNN.

Đứng đầu trong xử lý nợ xấu là Sacombank (STB) tuy tỷ lệ nợ xấu vẫn cao nhất trong nhóm NHTM cổ phần tư nhân. Trong năm 2017, Sacombank đã xử lý được hơn 19,660 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vào năm 2016 là 6.91%, đến cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4.16% và dự kiến sẽ giảm về 3% trong năm 2018.

BacABank (BAB), ACB, KienLongBank (KLB) là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng thấp nhất, chỉ từ 0.63% - 0.83%.

Về phía các NHTMNN, Vietcombank là ngân hàng đi đầu trong xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank giảm từ 1.5% xuống còn 1.14% nhờ giảm 10% nợ xấu so với năm trước, đi kèm với tăng trưởng tín dụng gần 18%.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại giai đoạn 2016-2017

ĐVT: %

Nguồn: Vietstock

Dự kiến năm 2018, hoạt động xử lý nợ xấu sẽ diễn ra tích cực và thực chất hơn do các yếu tố vĩ mô ổn định, kinh tế tiếp nối đà tăng trưởng, tình hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục cải thiện, khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm dần được hoàn thiện.

NHNN và các NHTM áp dụng có thể kể đến gồm: - Về phía NHNN:

+ Trong thời gian qua, NHNN đã quyết liệt triển khai các giải pháp. Ngày 19/07/2017, tại quyết định số 1058/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án Cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn với xử lý nơ xấu giai đoạn 2016 – 2020 do NHNN xây dựng gồm ba phần:

 Phần thứ nhất: Mục tiêu, nguyên tắc cơ cấu lại hệ thống các TCD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

 Phần thứ hai: Các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.

 Phần thứ ba: Lộ trình thực hiện

Khi triển khai đề án này, trên nền tảng những kết quả của giai đoạn I, NHNN đã và đang tích cực xây dựng các đề án phê duyệt cho từng NH, kể cả các NH lành mạnh cũng như các NH còn đang có những khó khăn. Với đề án này, đặc biệt khi Nghị quyết 42 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Các TCTD vừa được thông qua sẽ là điều kiện pháp lý quan trọng cho các giải pháp, biện pháp thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn II có được những kết quả tích cực trong năm 2018 cũng như những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2015, các NTHM đã phải thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều TCTD.

NHNN cũng đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy mạnh việc triển khai áp dụng các quy chuẩn, quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động, trong đó, áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II. Từ năm 2014, 10 ngân hàng gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, VPBank, Techcombank, VIB, Maritime Bank, MB và ACB là các ngân hàng lớn nhất trong hệ thống đã được NHNN giao thí điểm áp dụng phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II.

tiêu đưa việc quản trị rủi ro cũng như an toàn vốn theo Basel II dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 đối với tất cả ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Về phía các NHTM:

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng đều đã thành lập các đơn vị phụ trách triển khai dự án (Ban chỉ đạo, Ban triển khai dự án và một bộ phận chuyên trách lĩnh vực Basel II tại Mảng quản lý rủi ro (QLRR) chịu trách nhiệm chuyên trách điều phối các tiểu dự án liên quan đến Basel II). Có thể thấy, hệ thống NHTM Việt Nam đã xác định quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế là xu thế tất yếu.

Đến nay, các ngân hàng đã xây dựng được mô hình quản lý nợ đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Mô hình quản lý nợ xấu tại các ngân hàng gồm bộ phận chuyên trách xử lý nợ xấu từ hội sở đến chi nhánh. Trung tâm xử lý nợ tại các ngân hàng do lãnh đạo cấp cao trực tiếp phụ trách, chỉ đạo sát sao tới từng bộ phận và cán bộ nhân viên. Việc xử lý nợ xấu được kiểm tra định kỳ, đưa việc xử lý nợ xấu trở thành yếu tố quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của chi nhánh.

Đồng thời, các NHTM đã chủ động phối hợp khách hàng vay vốn để thực hiện cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và giảm lãi suất cho vay mới đối với những khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời nhưng có triển vọng kinh doanh trả được nợ xấu.

Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế:

- Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bỏ quyền thu giữ tài sản bảo đảm (TSĐB), trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Điều này gây khó khăn đến quyền xử lý TSĐB của VAMC và TCTD, bởi VAMC hay TCTD không thể chủ động thu giữ nếu các chủ tài sản không đồng thuận, cố tình chống đối, hay tạo ra các tranh chấp khác liên quan đến TSĐB để khởi kiện ra tòa nhằm kéo dài thời gian xử lý. VAMC/TCTD sẽ phải chờ bản án của tòa án, tạo tâm lý chây ỳ trả nợ của bên có nghĩa vụ, tạo áp lực trong vấn đề giải quyết dứt điểm nợ xấu.

- Các NHTM chưa chủ động trích lập nguồn dự phòng rủi ro theo quy định. - Nợ xấu của các ngân hàng chủ yếu được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro cho thấy quá trình xử lý nợ xấu chưa thật hiệu quả. Bởi việc sử dụng quỹ dự phòng

rủi ro thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng tới lợi nhuận của các ngân hàng, dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

2.3.2.2. Tăng vốn tự có và vốn điều lệ

Vốn tự có là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo luật định. Vốn tự có tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ VTC được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Vốn tự có cũng là căn cứ để tính toán các hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Theo điều 20, Luật các tổ chức tín dụng quy định: VTC của NHTM bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản Nợ khác (như chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhận chưa phân phối…).

Như vậy, vốn chủ sở hữu của NHTM bao gồm 3 bộ phận là: Vốn của NHTM, quỹ của NHTM và các tài sản Nợ khác được xếp vào vốn.

Đây được xem là chốt chặn cuối cùng trong chuỗi phòng thủ của mỗi NHTM trước các rủi ro. Thông thường, nó luôn nằm trong xu hướng tăng lên, do liên tục tích lũy trong quá trình hoạt động.

Một trong những yếu kém về tài chính của các NHTM Việt Nam là quy mô vốn tự có nhỏ. Với tỷ lệ vốn tự có quá thấp so với tổng tài sản có làm cho các Ngân hàng khó có thể khống chế những diễn biến xấu, phức tạp trên thị trường, do vậy độ rủi ro cao. Không những thế, khả năng tiếp cận công nghệ cao, hiện đại cũng sẽ bị hạn chế trong điều kiện vốn tự có thấp.

Chính vì vậy, trong thời gian qua, các NHTM Việt nam đã không ngừng cơ cấu lại vốn tự có của mình để góp phần tăng sự an toàn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Bảng 2.9: Vốn tự có của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011-2016 ĐVT: Tỷ đồng Năm Hệ số 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTM NN Vốn tự có 115.643 137.268 166.581 169.696 203.328 229.499 ±% 18,7 21,4 1,87 19,82 12,87 NHTM CP Vốn tự có 172.285 183.139 192.180 203.154 236.342 254.151 ±% 6,3 4,9 5,71 16,34 7,54 NHLD và NHNNg Vốn tự có 86.661 92.554 100.231 106.004 117.164 130.955 ±% 6,8 8,3 5,76 10,53 11,77 Cty TC&CTTC Vốn tự có 14.186 10.767 14.524 15.208 17.715 23.162 ±% - 24,1 34,9 4,71 16,48 20,59 NH HTX (quỹ TDNDTW) Vốn tự có 2.174 2.254 2.316 2.510 3.472 3.694 ±% 4 2,7 8,39 38,36 6,39 Toàn hệ thống Vốn tự có 391.168 425.982 475.830 496.576 578.020 639.661 ±% 8,9 11,7 4,36 16,4 10,66

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam

Theo báo cáo của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) phát hành tháng 01/2018, nhiều ngân hàng đã tăng mạnh vốn tự có bằng nhiều biện pháp khác nhau như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có hoặc tăng vốn điều lệ theo hai hình thức phổ biến là trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Ngoài ra, một số ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành các trái phiếu dài hạn. Một số ngân hàng khá thành công với việc phát hành trái phiếu dài hạn như ACB, VietinBank, Vietcombank.

Đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước thì áp lực tăng vốn càng lớn và kéo dài do hiện tại CAR của các ngân hàng này đã tiệm cận mức 9%, nếu áp dụng Basel II, CAR sẽ giảm xuống dưới 8%.

Từ năm 2008 đến nay, Chính phủ liên tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho Các NHTM NN. Cụ thể: Agribank được cấp bổ sung 19.311 tỷ đồng, MHB được cấp bổ sung 2.190 tỷ đồng

Các NHTM CP tăng vốn điều lệ thông qua việc bán cổ phần cho các cổ đông trong nước, phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2012, tất cả các NHTM Việt Nam đã đạt được mức vốn điều lệ theo quy định của NHNN

Bên cạnh đó, các NHTM CP cũng tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phần cho các cổ đông nước ngoài. Giai đoạn 2010-2012, hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam đã có một bước tiến dài với giá trị mỗi thương vụ. Năm 2011, Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567,3 triệu USD là thương vụ có giá trị lớn nhất ăm. Trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc Vietinbank bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (tại văn bản số 10584/VPCP- ĐMDN ngày 24/12/2012 của Văn phòng Chính phủ), Thống đốc NHNN chấp thuận việc Vietinbank bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ, Ltd (BTMU) và người có liên quan với mức không vượt quá 20% vốn điều lệ theo phương thức phát hành thêm cổ phiếu theo quy định của pháp luật. Thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD đã khép lại năm 2012.

Việc tăng vốn chủ sở hữu và số tiền thặng dư thu được từ đợt chào bán riêng lẻ cho cổ đông nước ngoài đã tạo cơ sở cho các NHTM Việt Nam củng cố hoạt động, đồng thời tập trung tái cơ cấu tổ chức bộ máy hiện đại và cạnh tranh hơn. Cụ thể, các ngân hàng dùng số tiền này để tăng cường tín dụng, mở rộng mạng lưới, đầu tư vào cơ sở vật chất và công nghệ, mở rộng hoạt động đầu tư góp vốn.

Các NHTM CP cũng dùng biện pháp tăng vốn điều lệ thông qua việc tự nguyện sáp nhập với nhau. NHTM CP Sài Gòn đã tự nguyện sáp nhập với hai ngân hàng là NHTM CP Việt Nam Tín Nghĩa và NHTM CP Đệ Nhất. NHTM CP Sài Gòn – Hà Nội sáp nhập với NHTM CP Nhà Hà Nội. Tienphongbank bán cổ phần

Bảng 2.10: Cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại Việt Nam

STT Ngân hàng Cổ đông nước ngoài Nước

Tỷ lệ nắm giữ (%)

1 Techcombank HSBC Anh 20

2 Eximbank Sumimoto Mitsui Bank Nhật Bản 15

3 AB Bank Maybank Malaysia 20

4 Seabank Societe Generale Pháp 20

5 ACB Standard Chartered Mỹ 15

6 VCB Mizuho Nhật Bản 15

7 VIB Commonwealth of Australia Úc 20

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam

Những quy định về mức vốn tối thiểu của NHNN cùng sự nỗ lực của các NHTM Việt Nam mà tất cả các ngân hàng đều đạt mức vốn điều lệ theo quy định, theo đó, hệ số CAR được cải thiện đáng kể. Mặc dù, vốn tự có và hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NHTM Việt Nam có những chuyển biến tích cực, nhưng nếu so sánh với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á thì vẫn còn rất khiêm tốn

Bảng 2.11: Hệ số CAR của một số ngân hàng khu vực Đông Nam Á

ĐVT: %

Ngân hàng Quốc gia CAR (%)

Bank Mandiri Indonesia 16,08

Bank of the Philippine Islands Philippine 15,50

Maybank Malaysia 17,35

OCBC Bank Singapore 18,50

Bangkok Bank Thailand 16,50

Nguồn: Website của các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngân hàng thương mại, kinh nghiệm của các nước và bài học cho việt nam (Trang 53 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)