6. Kết cấu của luận văn
3.4. Kiến nghị với Nhà nước
3.4.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với công chức
Chính sách là những công cụ điều tiết vô cùng quan trọng trong quản lí xã hội. Đối với đội ngũ công chức, chính sách có thể là động lực thúc đẩy cho sự phát triển, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Nhưng ngược lại, nếu chính sách bất hợp lí làm triệt tiêu động lực phát triển, nảy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, lãng phí chất xám…
Hiện nay, nhìn chung hệ thống chính sách đối với cán bộ, công chức ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất hợp lí. Trong thời gian tới Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện các loại chính sách, chế độ khuyến khích đối với công chức như sau:
Thứ nhất, về thu hút và sử dụng nhân tài, chế độ khen thưởng trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, người có trình độ chuyên môn cao, người tài có nhiều cơ hội thăng tiến và thu nhập cao. Nếu Nhà nước không quản lí, sử dụng và thu hút được tài năng, trí tuệ của người có trình độ cao thì tình trạng “chảy máu chất xám sẽ diễn ra ngày càng lớn. Do đó, phải có chế độ đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng với những công chức có trình độ chuyên môn cao, thu hút người có tài, sinh viên xuất sắc vào làm việc trong bộ máy quản lí Nhà nước. Quá trình thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản: Khách quan, công bằng xóa bỏ hẳn quan niệm đẳng cấp, thứ bậc, chức vu ̣trong chính sách khuyến khích, khen thưởng; tiến hành dân chủ, công khai; thường xuyên và kịp thời với hình thức, mức độ khuyến khích, đãi ngộ phù hợp với quá trình cống hiến, sự đóng góp của công chức đối với lợi ích chung của đất nước.
Thứ hai, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức: nếu không chú trọng đến việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công chức thì bản thân các chính sách, chế độ khen thưởng, khuyến khích cũng khó thực hiện, người tích cực, kẻ thoái hóa, người có tài, kẻ bất tài lẫn lộn. Để nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức cần ban hành và thực hiện quy chế công vụ gắn với quy chế dân chủ trong cơ quan; thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hóa hoạt động công vụ, nhất là ở các công việc có quan hệ trực tiếp với dân như: tài chính, thuế, ngân hàng, nhà đất… đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền trong các cơ quan quản lí Nhà nước.
Thứ ba, thực hiện sắp xếp, hoàn thiện bộ máy và biên chế công chức, đảm bảo các yêu cầu tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Trên cơ sở đó, từng bước giảm bớt tổng biên chế lương từ ngân sách, nâng dần mức lương tối thiểu của CBCC.
Thực hiện triệt để việc khoán quỹ lương đối với các cơ quan quản lí nhà nước là một biện pháp nhằm tinh giảm biên chế có hiệu quả đối với nhiều cơ quan trong thời gian qua. Tuy nhiên, biện pháp này cần thực hiện đồng ̣bộ với nhiều giải pháp cơ bản khác cùng nhằm muc ̣ đích là xây dựng đội ngũ công chức vững mạnh, góp phần thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
3.4.2. Cải cách công vụ, công chức
Cần thay thế hẳn phương thức quản lí chủ yếu bằng kinh nghiệm chủ nghĩa, sử dụng người theo kiểu cào bằng, đủ niên hạn thì tăng một bậc lương, sống lâu lên lão làng…, bằng phương thức quản lí mới thật dân chủ, theo pháp luật, khoa học, công bằng, hiệu quả (định tính, định lượng rõ ràng các tiêu chí hoàn thành công tác đến từng cá nhân công chức). Quy chế xác định rõ trách nhiệm pháp lí, thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân trong công tác, sự phối hợp làm việc, cải tiến chính sách đãi ngộ công chức…
Nhà nước phải sớm có cơ chế chọn lọc, đào thải đối với những công chức yếu kém về chuyên môn, thiếu đạo đức công vụ trong bộ máy; nêu cao trách nhiệm của cơ quan, của người có thẩm quyền trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ trong bộ máy.
Do vậy, cần xử lí nghiêm cơ quan và cá nhân có trách nhiệm trong việc bố trí sai cán bộ để gây hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân.