2.1.3.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô
Biểu đồ 2.7: Các quốc gia xuất khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô chủ yếu cho thị trƣờng Việt Nam năm 2017 (đơn vị m3)
Nguồn: Phân tích của VIFORES, FPA BD, HAWA, FOREST TRENDS & số liệu Hải quan Việt Nam
Nhìn vào biểu đồ các quốc gia cung cấp gỗ tròn / đẽo vuông thô chính cho Việt Nam năm 2017, có thể thấy Cameroon có lượng cung rất lớn và vượt trội, lên tới hơn 500,000 m3. Campuchia, Malaysia, Bỉ , Mỹ, Papua New Guinea, Hà Lan, Đức là nhóm tiếp sau với lượng nhập khoảng 100,000m3 -160,000m3. Đặc biệt có sự xuất hiện của Trung Quốc, vốn là nước có xu hướng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô từ Việt Nam, thì cũng xuất cho chúng ta lên đến 76,000m3, một lượng gỗ không hề nhỏ.
Tuy nhiên xét theo tình hình nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh thì cơ cấu thị trường thể hiện như sau :
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Nguồn : Tác giả tổng hợp theo phân tích của khách hàng, HAWA , tạp chí Gỗ Việt năm 2017-2018 24% 20% 17% 16% 10% 5% 5% 3% Mỹ Cameroon Campuchia Đức Lào Pháp Brazil Thị trường khác
Mỹ : là quốc gia xuất gỗ tròn / đẽo vuông thô chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 22-24%) trong tổng lượng nhập khẩu gỗ tròn / đẽo vuông thô của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Những loại gỗ nhập từ Mỹ chủ yếu là gỗ sồi, gỗ tần bì, giẻ gai, gỗ dương và gỗ thông.
Cameroon : cũng chiếm tỉ lệ cao, thường từ 18-20%. Các loại gỗ tròn / đẽo vuông thô chủ yếu cung cấp là gỗ lim, gỗ gõ đỏ, gỗ hương và cẩm lai.
Campuchia : chiếm tỉ lệ khoảng 15-17%, với các loại gỗ chủ yếu là lim, hương, xoan đào, cao su… Mấy năm trở lại đây, tỉ lệ gỗ tròn / đẽo vuông thô nhập từ Campuchia gia tăng do khoảng cách địa lý là khá gần thành phố Hồ Chí Minh, rất tiện cho việc vận chuyển và giao gỗ.
Đức : chiếm tỉ lệ khoảng 14-16%, với các loại gỗ chủ yếu là sồi, tần bì, giẻ gai, gỗ dương và óc chó
Lào : chiếm tỉ lệ 8-10% với các loại gỗ chủ yếu là lim, hương, xoan đào, cao su… Tuy nhiên vài năm trở lại đây, lượng gỗ nhập từ Lào đang có xu hướng càng ngày càng giảm
Pháp / Brazil, mỗi nước chiếm tỉ lệ khoảng 5%, còn lại là các thị trường khác 2.1.3.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu gỗ xẻ
Nhìn vào biểu đồ các quốc gia cung cấp gỗ xẻ chính cho Việt Nam năm 2017, có thể thấy Mỹ có lượng cung lớn nhất, lên tới gần 500,000m3. Campuchia, Chile tiếp theo sau với khoảng 250,000 m3. New-Zealand, Brazil khoảng 170,000m3. Gabon, Cameroon có lượng xuất khẩu trên dưới 45,000m3. Còn lại là các quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ vào Việt Nam với số lượng từ 10,000m3 đến 40,000m3.
Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ nói chung lại không giống với cơ cấu chung của cả nước, khi các sản phẩm làm từ gỗ xẻ công nghiệp, gỗ xẻ có giá trị trung bình và thấp, lại chiếm tỉ trọng cao hơn các sản phẩm làm từ gỗ quý hiếm, gỗ có giá thành cao, dẫn đến cơ cấu thị trường nhập khẩu gỗ xẻ của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh có những đặc thù riêng.
Biểu đồ 2.9: Các quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ chủ yếu cho thị trƣờng Việt Nam năm 2017
Nguồn: Phân tích của VIFORES, HAWA, FOREST TRENDS & số liệu Hải quan Việt Nam
Cơ cấu thị trường gỗ xẻ nguyên liệu nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh thể hiện như sau :
Chile : là quốc gia xuất khẩu gỗ xẻ (chủ yếu là gỗ thông) chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 18-20%) trong tổng lượng nhập khẩu gỗ xẻ của các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh. Gỗ thông xẻ là loại gỗ được các doanh nghiệp sản xuất cũng như kinh doanh thương mại gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận sử dụng nhiều.
Mỹ : cũng chiếm tỉ lệ cao, từ 14-16%. Các loại xẻ Mỹ chủ yếu cung cấp là gỗ sồi (sồi trắng, sồi đỏ), gỗ tần bì, gỗ dương và gỗ dẻ gai.
Lào và Campuchia, mỗi nước chiếm tỉ lệ khoảng 11-13%, chủng loại gỗ xẻ chủ yếu xuất cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ nguyên liệu tại thành phố Hồ Chí Minh là gỗ hương, căm xe, lim, gõ đỏ…
New-Zealand và Brazil : mỗi nước chiếm tỉ lệ khoảng 10-11%, chủ yếu cung cấp mặt hàng gỗ thông xẻ
Garbon, Cameroon : mỗi nước chiếm tỉ lệ khoảng 3-4%, với các loại gỗ xẻ chủ yếu là gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ…
Đức và Argentina : mỗi nước chiếm tỉ lệ khoảng 2-3%, Đức cung cấp các loại gỗ xẻ chủ yếu là sồi, dẻ gai, tần bì. Argentina cung cấp gỗ thông và bạch đàn.
Các thị trường khác chiếm khoảng 2%
Biểu đồ 2.10 : Cơ cấu thị trƣờng cung cấp gỗ xẻ cho các doanh nghiệp