Phương pháp đo lường định giá thấp IPO phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Aggarwal và các cộng sự, 1993; Chi và Padget, 2005). Tính toán mức sinh lợi của chứng khoán i tại thời điểm kết thúc ngày giao dịch đầu tiên như sau:
38
Trong đó:
Pi1: giá đóng cửa chứng khoán i ngày đầu tiên giao dịch; Pi0: giá IPO (giá đấu bình quân)
IRi: mức sinh lợi ngày đầu tiên trên giá chứng khoán.
Tuy nhiên do có thể trong ngày giao dịch đầu tiên, thị trường chưa kịp phản ứng với những thay đổi hay do tồn tại sự bất cân xứng thông tin mà tác giả sẽ không chọn giá đóng cửa chứng khoán ngày đầu tiên giao dịch mà chọn giá chứng khoán sau năm ngày tính từ ngày niêm yết. Bên cạnh đó, để mở rộng hơn sự nghiên cứu thì tác giả không những tính toán cho giá đấu bình quân ban đầu mà có tính đến trường hợp là mệnh giá hoặc giá khởi điểm ban đầu vì giá khởi điểm ban đầu cũng thể hiện một phần kì vọng của nhà đầu tư . Do vậy tác giả sẽ sử dụng công thức sau để đo lường sự định giá thấp IPO:
Premium = ln (2) Cụ thể trong đó : Premium 1 = ln ( Model 1) Premium 2 = ln ( Model 2) Premium 3 = ln ( Model 3) Trong đó
P5: Giá của chứng khoán sau 5 ngày niêm yết P tương ứng lần lượt với P1, P2, P3
39
P2: Mệnh giá
P3: Giá trúng bình quân
Premium: tỷ lệ chênh lệch giữa giá sau 5 ngày chứng khoán được niêm yết với giá cần so sánh lúc ban đầu khi IPO.
Việc đo lường Premium cung cấp một cách thức ước lượng chệch của biểu hiện ban đầu IPO so với thị trường. Để nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng định giá thấp IPO, sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, mô hình (3):
(3)
Trong đó:
β0 : hệ số tự do (hằng số của mô hình)
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, β8: hệ số hồi quy của các biến độc lập trong mô hình : phần dư hay sai số đại diện cho những yếu tố bên ngoài mô
hình có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Theo nghiên cứu của Clarckson và Merkley (1994), Liu Ti (2003), Gajewski và Gresse (2006) có tính đến rủi ro trong ngành công nghiệp. Họ sử dụng biến giả để phân biệt các ngành công nghiệp ít rủi ro (với beta trung bình < 1) và các ngành công nghiệp rủi ro hơn (với beta trung bình > 1). Hệ số beta là một tham số quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) và là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán trong tương quan với toàn bộ thị trường. Beta được tính toán dựa trên phân tích hồi quy, và có thể hiểu beta giống như khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với sự biến động của thị trường. Một chứng khoán có beta bằng 1, muốn ám chỉ rằng giá chứng khoán đó sẽ di chuyển cùng bước đi với thị trường. Một chứng khoán có beta nhỏ hơn 1 có nghĩa là chứng khoán đó sẽ có mức thay đổi ít hơn mức thay đổi của thị trường. Và ngược lại, beta lớn hơn 1 cho biết giá chứng khoán sẽ thay đổi nhiều hơn mức dao động của thị trường. Nhiều cổ phiếu thuộc các ngành cung cấp dịch vụ công ích có
40
beta nhỏ hơn 1. Ngược lại, hầu hết các cổ phiếu dựa trên kỹ thuật công nghệ cao có beta lớn hơn 1, thể hiện khả năng tạo được một tỷ suất sinh lợi cao hơn, những cũng đồng thời tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Phương trình hồi quy khi thêm biến giả beta sẽ là:
( 4 ) Tuy nhiên do việc lấy mẫu trên cả sàn Upcom làm giới hạn việc thu thập thông tin cũng như mẫu của tác giả chỉ có hai ngành là sản xuất và khai khoáng do vậy tác giả sẽ không đưa thêm biến giả beta vào bài và lấy mô hình (3) là mô hình chính để xem xét các yếu tố tác động đến việc định giá thấp.