Biểu đồ phân tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 64 - 105)

3.8. Thảo luận Kết quả nghiên cứu

Qua kết quả phân tích hồi quy trong 05 yếu tố đo lường cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội của mô hình nghiên cứu, kết quả cho thấy cả 05 yếu tố đều ảnh hưởng và tương quan thuận với ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, kết quả cùng tương đồng với các giả thuyết ban đầu đặt ra. Theo kết quả hồi quy, yếu tố về đạo đức của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất, theo sau lần lượt là các yếu tố từ thiện, môi trường, pháp luật và cuối cùng là yếu tố kinh tế. Từ kết quả mô hình hồi quy có thể đánh giá mức độ tác động của của 6 yếu tố độc lập lên yếu tố phụ thuộc như sau:

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về kinh tế tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của

khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.113 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về pháp lý tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.178 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về đạo đức tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.370 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về từ thiện tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.298 đơn vị.

+ Nếu các điều kiện khách quan không đổi, khi yếu tố trách nhiệm xã hội về môi trường tăng lên 1 đơn vị thì làm tăng mức ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, lên 0.181 đơn vị.

Kết luận Chƣơng 3

Chương 3 đã thống kê mô tả mẫu được khảo sát, các biến độc lập và biến phụ thuộc. Tiếp theo nghiên cứu đã tiến hành phân tích độ tin cậy trước khi phân tích nhân tố. Kết quả phân tích độ tin cậy đã loại 02 biến quan sát có hệ số tương quan giữa biến - tổng < 0.3, còn lại 19 biến quan sát được tiến hành phân tích nhân tố. Kết quả phân tích nhân tố có 05 yếu tố đều hội tụ được rút ra từ 19 biến quan sát. Sau khi phân tích hồi quy, cả 05 yếu tố đều có ý nghĩa trong mô hình. Kết quả cuối cùng, có 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội theo thứ tự giảm dần về mức độ ảnh hưởng như sau: Đạo đức, Từ thiện, Môi trường, Pháp lý, Kinh tế. Qua phân tích ANOVA thì các yếu tố cá nhân đều ảnh hưởng ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

CHƢƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Dựa trên các lý thuyết về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên về các yếu tố để đo lường cảm nhận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập bao gồm: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường.

Năm biến độc lập tác động đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội. Với nghiên cứu này tác giả thực hiện khảo sát sơ bộ nhằm hoàn thiện các thang đo lường và cuối cùng là phương pháp định lượng với các công cụ như thống kê mô tả, Cronbach‟s Alpha, EFA và hồi quy bội.

Với 300 mẫu được phát đi, kết quả thu về được 286 mẫu hợp lệ và đầy đủ thông tin. Tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo với tiêu chuẩn hệ số loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0.3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0.6 thì kết quả sau khi loại 3 biến KT3 và DD2 các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy. Sau đó, tác giả phân tích nhân tố EFA, thu được 05 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội là: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường.

Cuối cùng là kết quả phân tích hồi quy bội, sau khi phân tích tương quan xác định được 05 biến độc lập đều tương quan với biến phụ thuộc, tiếp tục giữ 05 biến độc lập này trong phân tích hồi quy. Kết quả hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập: trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về kinh tế, trách nhiệm xã hội về pháp lý, trách nhiệm xã hội về đạo đức, trách nhiệm xã hội về từ thiện, trách nhiệm xã hội về môi trường đều là các tác động thuận đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội; trong đó, yếu tố trách nhiệm xã hội về đạo đức ảnh hưởng mạnh đến mạnh nhất, sau đó lần lượt là yếu tố từ thiện

của doanh nghiệp, sự quan tâm tới môi trường của doanh nghiệp, yếu tố pháp luật và cuối cùng là yếu tố về kinh tế. Bên cạnh đó, kết quả cũng thể hiện mô hình có sự phù hợp cao và các giả định hồi quuy đều đạt yêu cầu. Như vậy, với 05 giả thuyết được trình bày thì kết quả cho thấy tất cả 05 giả thuyết này đều được chấp nhận. Bằng phân tích ANOVA, cho thấy sự khác biệt về đặc điểm cá nhân đều ảnh hưởng đến ý định mua dược phẩm nước ngoài của khách hàng trên thị trường Hà Nội.

Từ năm 2018, ngành dược đã có những sự thay đổi mạnh mẽ nhờ các nguồn đầu tư lớn từ cả doanh nghiệp nội lẫn ngoại. Tuy nhiên, trong cuộc chay đua trên thị trường dược, các doanh nghiệp nước ngoài nắm rất nhiều lợi thế. Ngày 06/04/2016, Quốc hội ban hành Luật Dược (luật có hiệu lực thi hành từ 1/01/2017), đánh dấu bước phát triển cơ bản trong quản lý sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm tại Việt Nam, tạo hành lang pháp lý minh bạch, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dược, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Ngày 8/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Dược, nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Bộ Y tế đã soạn thảo thông tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 54 liên quan đến các đơn vị nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối dược phẩm. Như vậy có thể thấy cùng với việc mở cửa thị trường tạo điều kiện cho các DN dược nước ngoài gia nhập vào thị trường dược phẩm trong nước với tư cách là các doanh nghiệp FDI thì chính phủ vẫn có chính sách để bảo hộ cho thị trường dược phẩm nội địa, cụ thể là các nhà đầu tưu nước ngoài không được trực tiếp tham gia vào hệ thống phân phối hàng hóa ra thị trường nội địa. Tuy nhiên, với tâm lý chuộng hàng ngoại và quan niệm đã dùng thuốc chữa bệnh thì cứ là hàng ngoại sẽ tốt hơn hàng nội, nếu bỏ qua yếu tố về chi phí thì dược phẩm ngoại vẫn được tin dùng hơn hẳn. Theo thống kê của Cục Quản lý dược phẩm, tính riêng tiêu thụ thuốc sản xuất trong nước trên tổng tiêu thụ thuốc cả nước, thuốc nội địa chỉ chiếm 48% trong tổng tiêu thụ. Dù là một thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên song song với đó là những tồn tại khó lòng giải quyết. Mạng lưới cung ứng thuốc tại Việt Nam bao gồm 1.910 doanh nghiệp dược nội địa và 30 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Cục Quản lý dược, 2018). Mặc dù áp đảo về lượng nhưng

thuốc nội vẫn yếu thế hơn so với thuốc ngoại bởi doanh nghiệp trong nước chỉ mới dừng lại sản xuất được thuốc Generic (thuốc bào chế theo công thức đã hết thời hạn bảo hộ) vì năng lực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc có hạn., còn lại các thương hiệu bản quyền đều nhập nước ngoài. Điều này dẫn đến vô số vấn đề khác, về tính hiệu quả của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự tổn thương trước những biến động tỷ giá… khi phần lớn phụ thuộc vào nhập khẩu. Luật Dược (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong đấu thầu ETC (đấu thầu thuốc tại các bệnh viện), ưu tiên nguồn nguyên liệu trong nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký sản xuất thuốc generic, đã phần nào giúp doanh nghiệp ngành dược chống lại sự cạnh tranh gay gắt của thuốc nhập khẩu giá rẻ từ Ấn Độ, Trung Quốc. Thực tế, các doanh nghiệp ngoại đang nắm giữ vị thế trên kênh này, tiêu biểu là các thương hiệu Sanofi, GSK, Astrazeneca. Sự "hụt hơi" của doanh nghiệp nội trong việc cạnh tranh với thuốc ngoại thể hiện rất rõ qua số liệu năm 2017 của Tổng cục Hải quan: Tổng giá trị nhập khẩu dược phẩm tăng nhanh, đạt 2,54 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ 2016, chủ yếu đến từ Ấn Độ, Đức, Pháp... Về nguyên phụ liệu dược phẩm chính, Việt Nam đã nhập khẩu 332 triệu USD, trong đó hơn 56% kim ngạch được nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo bà Vũ Thị Thuận - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Traphaco, cần trung bình 1 tỷ USD để phát triển hoạt chất mới. Rõ ràng điều này vượt quá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam. Chưa kể, sản xuất thuốc generic đòi hỏi công nghệ cao để đưa ra sản phẩm đảm bảo việc chữa khỏi bệnh ngay. Nếu bám sát yếu tố này, khả năng cạnh tranh giá với thuốc ngoại cùng loại cũng không phải dễ. Nhiều doanh nghiệp chọn cách giảm giá bằng cách cắt bớt hoạt chất khiến thuốc có công hiệu thấp và vô tình lại đẩy khách hàng hướng về sử dụng thuốc ngoại. Như vậy có thể thấy nhóm thuốc chất lượng cao bao gồm biệt dược gốc, thuốc điều trị… thực sự vẫn là sân chơi dành cho các doanh nghiệp ngoại và các doanh nghiệp FDI. Do vậy, để tăng lợi thế canh tranh cho các doanh nghiệp dược nội địa, đồng thời hỗ trợ mở rộng hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới (R&D), M&A được coi là con đường gần như là tất yếu đối với các doanh nghiệp dược nội địa. Thực tế, làn sóng M&A ngành dược vẫn luôn âm thầm diễn ra, đặc biệt Nghị định 60/2015/NĐ-CP có hiệu

lực đã tạo động lực làm con sóng trở nên mãnh liệt vào giai đoạn 2016-2017, khi nghị định quy định về các doanh nghiệp đại chúng có thể nới room ngoại lên 100% thay vì con số 49% như trước đó. Tại Công ty CP Dược Hậu Giang đã xuất hiện cổ đông lớn là tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Nhật Bản là Taiso Pharmaceuticals. Kết hợp với hệ thống phân phối mạnh của Dược Hậu Giang và sự hỗ trợ kỹ thuật cũng như nguồn vốn, kinh nghiệm sản xuất các dòng thuốc mới từ Taisho, Dược Hậu Giang đủ năng lực cạnh tranh với bất kỳ đối thủ lớn nào. Cũng với cách tương tự, từ lâu Công ty Xuất nhập khẩu y tế Domesco đã hợp tác với nhiều công ty nước ngoài để tận dụng việc mua nguyên liệu và xuất khẩu thuốc sang nhiều thị trường khác thông qua mối quan hệ rộng lớn của các đối tác này. Không chỉ từ phía các doanh nghiệp nội địa, mà từ phía các DP DNNN khi gia nhập vào thị trường dược phẩm Việt Nam nhiều DN cũng coi việc thực hiện các thương vụ M&A như là một bước tiến chiến lược để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tiếp cận với thị trường nội địa đầy tiềm năng và triển vọng. Các doanh nghiệp ngoại liên tiếp có các thương vụ mua lại cổ phần các công ty dược phẩm Việt Nam, cụ thể là Tập đoàn Abbott (Mỹ) sở hữu 51,69% cổ phần tại Công ty Xuất nhập khẩu y tế Domesco để nắm quyền chi phối. Abbott cũng mua lại Công ty TNHH Dược phẩm Glomed của Việt Nam. Thông qua thương vụ này, Abbott sở hữu ngay 2 nhà máy16.000m2, trị giá 18 triệu USD chuyên sản xuất tân dược thuộc nhóm Non - Beta lactam và nhóm Beta lactam (Cephalosporin) của Glomed. Tập đoàn Sanofi (Pháp) đã ký thỏa thuận mở rộng hợp tác chiến lược với Tổng công ty Dược Việt Nam (Vinapharm), bao gồm sản xuất và tiếp thị dược phẩm của Sanofi, cũng như dược phẩm xuất khẩu sang thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hay tập đoàn dược phẩm lớn thứ hai Ba Lan là Adamed Group đã thâu tóm 70% cổ phần của Công ty Dược Đạt Vi Phú (Davipharm) với tổng giá trị thương vụ lên tới 50 triệu USD. Pymepharco, công ty dược thành lập năm 1989, cũng nhanh chóng được cổ đông ngoại đăng ký gom thêm cổ phần ngay sau khi nới "room" lên 100% vào cuối năm 2018. Stada Service Holding đã được thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 72% - mức sở hữu đủ để chi phối mọi quyết định tại Pymepharco. Imexpharm và Traphaco, với sở hữu nước ngoài đều trên 47%, cũng được giới đầu tư kỳ vọng có thể trở thành những

thương vụ tiếp theo của dòng vốn ngoại trên thị trường dược phẩm. Tính ra, Top 10 công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam thì tới một nửa đã bị cổ đông ngoại chi phối hoặc sở hữu cổ phần gần 50%. Đằng sau những thương vụ này là các thỏa thuận hợp tác đã có từ trước, những toan tính riêng của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên theo đánh giá của giới phân tích, lý do chung nhất phải kể tới tốc độ tăng trưởng ổn định của thị trường dược phẩm Việt Nam và lợi ích từ việc tận dụng chi phí sản xuất giá rẻ, cùng hệ thống phân phối. Theo IMS Health, Việt Nam được xếp trong 17 nước thuộc nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất (pharmerging markets) - nhóm nước được dự báo sẽ trở thành trụ cột cho ngành dược phẩm thế giới. Giới phân tích, trong những báo cáo gần đây, dự báo thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ duy trì tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm trong 5 năm tới. Sự chậm lại của những thị trường toàn cầu khiến các hãng dược hàng đầu thế giới tìm đến những "điểm nóng" khác, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, với rào cản gia nhập ngành cao do những đặc thù trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ, lựa chọn cách thâu tóm một doanh nghiệp nội địa giữa thị phần lớn trở thành nước đi được hướng đến. Trong báo cáo phân tích mới đây vào đầu năm 2019, Công ty chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, theo cam kết WTO, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép nhập khẩu nhưng không được phép trực tiếp phân phối thuốc tại Việt Nam. Do đó, các tên tuổi lớn thường thông qua các công ty Việt Nam có chức năng phân phối để bán sản phẩm vào thị trường. Theo quy định những công ty dược Việt Nam đã tăng giới hạn sở hữu nước ngoài lên trên 49% không được tiếp tục phân phối sản phẩm bên ngoài và chỉ có thể phân phối các sản phẩm tự sản xuất. Tuy nhiên, vướng mắc này có thể giải quyết thông qua việc hợp tác trong công nghệ và quy trình sản xuất. Nói một cách đơn giản hơn, sau nước cờ thâu tóm cổ phần sẽ là những bước đi về chuyển giao công nghệ trong sản xuất để tận dụng những lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảm NHẬN về TRÁCH NHIỆM xã hội của DOANH NGHIỆP và ý ĐỊNH MUA dƣợc PHẨM nƣớc NGOÀI của KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƢỜNG hà nội (Trang 64 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)